Trái phiếu là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn bởi lợi nhuận ổn định và tính an toàn cao. Việc nắm được mệnh giá trái phiếu cũng như các loại mệnh giá sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào thị trường sôi động này. Hãy cùng giavang.com tham khảo bài viết dưới đây
Mục Lục
Mệnh giá trái phiếu là gì?
Một trong những khái niệm cơ bản nhất nhà đầu tư cần hiểu trước khi tham gia thị trường này là mệnh giá trái phiếu. Thuật ngữ mệnh giá trái phiếu còn được gọi là giá trị danh nghĩa, là số tiền được ghi rõ ràng trên trái phiếu. Giá trị này được xem là số vốn gốc.
>>>Xem thêm: Đặc điểm thị trường trái phiếu
Số lãi tiền vay mà tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu được tính dựa trên mệnh giá của trái phiếu. Ngoài ra, mệnh giá biểu thị số tiền mà người phát hành phải trả lại khi trái phiếu đáo hạn.
Như đã đề cập ở trên, hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá quy định khác nhau.
Phân loại mệnh giá trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu được phân thành 2 loại cụ thể sau:
Mệnh giá trái phiếu chính phủ
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg về phát hành trái phiếu chính phủ phục vụ cho những mục đích xã hội như công trình giao thông, thủy lợi quan trọng thì chủ sở hữu TPDN được quy định như sau:
- “Đối tượng mua trái phiếu chính phủ bao gồm các tổ chức, công dân Việt Nam. Người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài; người nước ngoài đang cư trú, làm việc ở Việt Nam hay các tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”
- “Các tổ chức của Việt Nam mua trái phiếu chính phủ không được sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của nhà nước cấp”
Quy định về mệnh giá trái phiếu được quyết định cụ thể như sau:
- Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam. Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là 100.000 VND, các mệnh giá khác cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định là bội số của 100.000 đồng.
- Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành.
Mệnh giá của trái phiếu doanh nghiệp
Theo nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì những đối tượng sau đây được phép mua Trái phiếu doanh nghiệp:
- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và những tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc ở nước ngoài.
- Các tổ chức của Việt Nam mua trái phiếu nhưng không được sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.
Theo quy định về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thì mệnh giá tối thiểu của trái phiếu phải là một trăm nghìn (100.000 VND), cũng ngang bằng với trái phiếu chính phủ.
>>Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không?
>>Xem thêm: Trái phiếu phái sinh là gì? Có nên đầu tư trái phiếu phái sinh không?
Các bước cơ bản trong tính mệnh giá của trái phiếu
Bước 1: Đầu tiên, mệnh giá trái phiếu của đợt phát hành được xác định theo yêu cầu cấp vốn của công ty. (F: giá trị của mệnh giá)
Bước 2: Tính toán lãi suất coupon, được xác định như lãi suất của trái phiếu và tần suất thanh toán của trái phiếu coupon. (C: ký hiệu của lãi suất trái phiếu coupon)
C = Lãi suất coupon * F/Số lãi coupon trong một năm
Bước 3: Tính tổng số ngày cho đến khi đáo hạn bằng cách nhân số năm cho đến khi đáo hạn và số tiền lãi thanh toán trái phiếu coupon trong một năm. (n: Số ngày cho đến khi đáo hạn)
n = Số ngày khi đáo hạn * Số tiền thanh toán coupon hàng năm
Bước 4: Lợi suất đáo hạn được xác định dựa vào lợi nhuận của thị trường hiện tại là tỷ lệ chiết khấu từ một khoản đầu tư có hồ sơ rủi ro tương tự (Lợi suất đáo hạn (YTM) được ký hiệu là r).
Bước 5: Giá trị hiện tại của các phiếu coupon có khoản thanh toán thứ nhất, thứ hai, thứ ba, v.v. cùng với giá trị hiện tại của mệnh giá sẽ được đổi sau n giai đoạn.
Bước 6: Cuối cùng, cộng lại các khoản thanh toán phiếu coupon và mệnh giá cho giá trái phiếu theo giá trị hiện tại sẽ ra mệnh giá trái phiếu.
Lời kết
“Mệnh giá trái phiếu là gì?” là một trong những câu hỏi đầu tiên bạn cần phải tìm được lời giải trước khi tham gia vào thị trường này. Với từng loại trái phiếu khác nhau sẽ được Nhà nước quy định về đối tượng sở hữu và mệnh giá khác nhau. Vì thế bạn cần nắm rõ các điều này để tránh rắc rối phát sinh khi tham gia đầu tư.