Lợi nhuận giữ lại là thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh. Chỉ tiêu này đặc biệt được các doanh nghiệp quan tâm bởi được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Vậy cụ thể, lợi nhuận giữ lại là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây ngay cùng giavang.com
Mục Lục
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại có tên tiếng Anh là Retained Earnings (RE). Chỉ số này nói về phần lãi thực tế sau khi doanh nghiệp đóng thuế và phân chia cổ tức cho các cổ đông.
Trên bảng cân đối kế toán, RE xuất hiện ở cuối kỳ kế toán và đại diện cho phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. RE thường được sử dụng để phát triển các hoạt động đầu tư của công ty, trả nợ hoặc đầu tư vào vốn lưu động và tài sản cố định.
Bài viết liên quan
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là gì? Công thức tính EBIT
Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? 4 bước tránh bẫy chi phí chìm
Thị trường ngách là gì? 5 bước đơn giản xác định thị trường ngách
M&A là gì? Các thương vụ M&A thành công ở Việt Nam hiện nay
Lợi nhuận giữ lại được sử dụng cho mục đích nào?
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp thường được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, căn cứ vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các quyết định của cổ đông và nhà quản lý.
RE thường được phục vụ cho các mục đích chính sau:
- Tái đầu tư, tăng cường hoạt động sản xuất và thương mại ( nếu công ty có lãi);
- Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phân bổ vào các quỹ của doanh nghiệp: quỹ lương thưởng cho người lao động,…
- Trang bị bổ sung thiết bị, máy móc, dụng cụ;
- Chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu & phát triển của doanh nghiệp;
- Mua lại cổ phiếu từ cổ đông,…
Ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại
RE được coi là một chỉ số quan trọng phản ánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là:
RE cho biết giá trị lợi nhuận thực tế sau cùng còn lại của doanh nghiệp tại mỗi kỳ kế toán
Quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được đánh giá là rất lớn hoặc nhỏ. Từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong tương lai. Những thay đổi có thể được thực hiện đối với chi phí sản xuất, chi phí hoạt động của công ty hoặc phân phối thu nhập cho các cổ đông. Mong muốn đạt được giá trị giữ lại thực tế lớn nhất là mục tiêu cuối cùng.
Tạo ra nhiều giá trị tại nhiều thời điểm với các doanh nghiệp kinh doanh tốt. Khi đó, cổ đông nhận được một lượng giá trị đáng kể. Mục đích của cổ đông là chuyển lợi nhuận thành cổ tức nhằm đặt lợi ích của họ lên hàng đầu và tăng khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Đây thường là nhu cầu được đặt ra từ những cổ đông dài hạn của công ty
Nhiều người tin tưởng vào việc nhận được các khoản thanh toán cổ tức một cách thường xuyên. Khi họ đầu tư tiền vào công ty, nó giống như nhận được tiền thưởng. Các doanh nghiệp nên ưu tiên lợi ích của chính họ khi họ tạo ra lợi nhuận đáng kể. Vì họ là những người có mối liên hệ trực tiếp với công ty nên việc tăng cổ phần đã thôi thúc cả hai đóng góp nhiều hơn cho công ty. Do đó, rõ ràng là về mặt này, công ty và các cổ đông đã có những lợi thế rõ ràng.
Phần lớn các nhà đầu tư dài hạn luôn tin tưởng vào triển vọng của ban lãnh đạo hiện nay. Họ có ý định tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng các khoản thu nhập giữ lại này.
Ý nghĩa mang lại cho các cổ đông ngắn hạn của công ty
Các nhà đầu tư ngắn hạn thường tìm kiếm các doanh nghiệp có khả năng đầu tư và tạo ra lợi nhuận nhanh chóng. Do đó, nhiều tổ chức ưu tiên thưởng cho các cổ đông ngắn hạn trong hoạt động huy động vốn của họ. Cả hai bên sẽ nhanh chóng đạt được lợi ích từ việc này. Do đó, nhiều nhà giao dịch đang tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng đang mong đợi nhận được phần thưởng của họ dưới dạng giá trị trực tiếp của công ty. Giá cổ phiếu của công ty phát hành phản ánh các giá trị đó. Mong muốn được trả cổ tức là thứ tạo ra lợi nhuận nhanh chóng.
Cổ tức được ưu tiên hơn việc chi trả bằng tiền mặt cho các cổ đông
Nhiều công ty có chiến lược chi trả cổ tức vì những lợi ích mà nó mang lại cho cổ đông. Cổ tức thường được coi là thu nhập miễn thuế ở nhiều nơi trên thế giới, trong khi thu nhập từ cổ phiếu vẫn phải chịu thuế .
Ngoài ra, nếu tiền được giữ trong công ty, ban quản lý có thể sử dụng nó một cách tốt nhất. Lợi nhuận giữ lại đóng một vai trò quan trọng trong giá trị mà công ty sẽ tạo ra trong tương lai. Do đó, giá trị của thu nhập giữ lại sẽ không được chia sẻ mà được giữ toàn bộ để tạo điều kiện chuyển đổi thành công cho tương lai của công ty. Có một số nhược điểm tiềm ẩn khi chuyển đổi thu nhập giữ lại thành cổ phiếu và trả cổ tức.
Các đặc trưng nổi bật của lợi nhuận giữ lại
Hãy cùng giavang.com điểm qua những điểm nổi bật của lợi nhuận giữ lại:
- RE là lợi nhuận giữ lại hay còn được biết đến là khoản thặng dư mà doanh nghiệp kiếm được.
- Khi chỉ số RE dương, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nếu chỉ số RE âm, doanh nghiệp đang bị thua lỗ.
- Thông thường, giữa các kỳ kế toán mà RE có xu hướng tăng. Điều này có thể lý giải rằng doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng và khuyến khích sử dụng RE để tái đầu tư, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.
- Ngược lại, nếu RE của doanh nghiệp có xu hướng giảm nghĩa là doanh nghiệp đang có khoản nợ ròng và RE không đủ để bù đắp khoản nợ của doanh nghiệp.
Cách tính tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức
Chỉ số lợi nhuận giữ lại sẽ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là RE ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức. Ta có thể thấy RE tỷ lệ thuận với thu nhập ròng và RE ban đầu, ngược lại tỷ lệ nghịch với cổ tức.
Trong trường hợp RE ban đầu và thu nhập ròng cao thì RE sẽ tăng cao. Tuy nhiên, trong quá trình trả cổ tức cho các cổ đông có xu hướng tăng thì RE giảm.
Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Như đề cập ở trên, lợi nhuận giữ lại chịu ảnh hưởng bởi RE ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận giữ lại ban đầu
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng tỷ lệ thuận bởi yếu tố này. RE cuối kỳ (số dư cuối kỳ) của kỳ kế toán này sẽ là RE đầu kỳ của kỳ kế toán tiếp theo. Các RE đầu kỳ cộng dồn với nhau chính là lợi nhuận giữ lại.
Có 3 trường hợp xảy ra đối với lợi nhuận này: dương, âm hoặc bằng 0.
Trường hợp dương nghĩa là kỳ kế toán trước đó có lãi.
Trường hợp âm nghĩa là doanh nghiệp đang có khoản lỗ ròng từ kỳ trước.
Thu nhập ròng
Thu nhập ròng là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận giữ lại. Khi lợi nhuận tăng thì quá trình đóng góp vào thu nhập giữ lại tăng. Nếu nó giảm thì lỗ ròng sẽ xảy ra.
Thu nhập ròng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh,… Vậy nên trong trường hợp các khoản này có sự thay đổi thì thu nhập ròng sẽ biến động theo và ảnh hưởng đến nó.
Cổ tức
Cổ tức được doanh nghiệp chi trả với 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trả bằng tiền mặt
Khoản chi trả cổ tức bằng tiền mặt là một dòng tiền ra và sẽ có tác động đến khoản mục tiền mặt của bảng cân đối kế toán. Kết quả là, điều này làm giảm lợi nhuận giữ lại của công ty.
Trường hợp 2: Trả bằng cổ phiếu
Đây là quá trình cổ đông nhận được thu nhập là cổ phiếu phổ thông và các tài khoản vốn góp cung như các tài khoản vốn góp được bổ sung. Trả bằng cổ phiếu sẽ không làm ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp nên sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhưng bên cạnh đó, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn sẽ giữ nguyên được quy mô vốn của chủ sở hữu. Mặt khác số lượng cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị trên mỗi cổ phiếu.
Lời kết
Bài viết trên đây đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát về lợi nhuận giữ lại và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này. Hy vọng với những kiến thức trên chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư.