KYC và eKYC là hai thuật ngữ quan trọng và được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lẫn ngành tài chính. Vậy KYC là gì gì? Xác thực KYC ra sao? KYC trong Crypto là gì? KYC có an toàn không? Tương lai của KYC ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Tổng quan về KYC
KYC là gì?
KYC được viết tắt từ tên Tiếng Anh Know Your Customer dùng để chỉ quy trình xác minh danh tính của khách hàng trong ngành tài chính, ngân hàng. Do đó, KYC còn được biết với một cái tên khác là thấu hiểu khách hàng của bạn. Mục đích chính của KYC là đảm bảo những khách hàng đăng ký đều là người thật.
Việc sử dụng KYC là vô cùng cần thiết trong quá trình xác minh danh tính khách hàng. Việc yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin để đảm bảo họ không liên quan đến tham nhũng, hối lộ hay rửa tiền. Ngược lại, với những khách hàng không đáp ứng đủ các yêu cầu được đặt ra, họ sẽ bị chối từ mở tài khoản hoặc tạm ngừng hợp tác.
KYC trong ngành đầu tư
KYC trong lĩnh vực đầu tư được xem là một hình thức tiêu chuẩn giúp bảo vệ lợi ích kinh doanh của nhà đầu tư. Việc biết chính xác khả năng tài chính và và sức gồng lỗ của khách hàng giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định chuẩn xác.
Trong doanh nghiệp, KYC rất quan trọng. Nhờ vào quá trình KYC, doanh nghiệp sẽ xác minh được danh tính khách hàng. Từ đây sẽ có họ sẽ hiểu hơn về các đối tác của mình để phát triển kinh tế tốt hơn.
KYC trong Crypto là gì?
Trong Crypto, KYC giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đây là quá trình xác minh danh tính, xác thực tên thật của khách hàng. Những gì KYC lưu lại chính là tài liệu gốc để hệ thống đối chiếu về sau. Tiền ảo hiện nay có giá trị rất cao, tuy nhiên luôn mang tính ẩn danh. Đây là kẻ hở để kẻ xấu thực hiện các mánh khóe lừa lọc khách hàng. Vậy nên để tránh lừa đảo và tranh chấp về sau, cần công khai thông tin ngay từ lần tham gia đầu.
Nhìn chung, xác thực KYC trong lĩnh vực tiền điện tử sẽ giúp bảo mật nhiều lớp và bảo vệ an toàn tài khoản, tránh hacker xâm nhập và giúp việc mua bán, giao dịch tiền điện tử trở nên an toàn hơn.
Ý nghĩa KYC trong tổ chức tài chính
KYC là khâu đầu tiên và không thể thiếu trong tổ chức tài chính. Khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tài chính thì các tổ chức tài chính phải nhận biết được khách hàng của mình. Thông qua xác thực KYC ngay từ đầu, các tổ chức tài chính có thể phân loại được khách hàng, việc quản lý, theo dõi, giám sát kinh doanh hay nguồn tiền cũng trở nên tốt hơn.
Nhờ có quy trình KYC mà hiện tượng gian lận hay các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền, tham nhũng được ngăn ngừa. Bởi quy trình KYC được xác định bởi các ngân hàng, đảm bảo khách hàng đó là thật. Từ đây, các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp có thể đánh giá và giám sát rủi ro cũng như đưa ra chiến lược chính xác.
Quy trình KYC đúng chuẩn
Đối tượng cần tuân thủ yêu cầu của KYC
Thông qua các thông tin cá nhân như thẻ ID, khuôn mặt, hóa đơn tiện ích hay có thể sinh trắc học , việc xác thực KYC giúp xác định đúng, chính xác đối tượng khách hàng. Sau đây, là các nhóm đối tượng cần tuân thủ yêu cầu KYC:
- Người muốn mở tài khoản ngân hàng.
- Người mở tài khoản thẻ tín dụng.
- Người mở tài khoản chứng khoán, giao dịch chứng khoán.
- Người mở tài khoản ngân hàng trực tuyến.
- Người mở các tài khoản trên trang mạng điện tử.
Tài liệu cần thiết cho quy trình KYC
Một quy trình KYC bao giờ cũng bắt buộc những thông tin như
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Một số tài liệu khác như sổ hộ khẩu, bằng lái xe, hợp đồng lao động, bảng lương hay giấy xác nhận tạm trú sẽ phải cung cấp khi được yêu cầu.
Những giấy tờ này cần phải rõ nét, không mờ, không xóa, không rách, còn giá trị sử dụng và phải là giấy tờ thật. Tuỳ vào dịch vụ tài chính mà bạn tham gia là gì, tổ chức sẽ yêu cầu bạn cung cấp tài liệu tương ứng. Chẳng hạn như những doanh nghiệp khi tham gia mở tài khoản thì phải cung cấp thêm số An sinh xã hội, CMND, CCCD, hộ chiếu cho nhân viên, cổ đông và các thành viên khác trong hội đồng quản trị.
Quy trình KYC đứng chuẩn
Một quy trình xác minh KYC bao giờ cũng đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng
Khách hàng sẽ được cung cấp một biểu mẫu về dịch vụ mà mình tham gia và được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết, bao gồm họ tên, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, số điện thoại, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú,… Lưu ý: những thông tin khi điền vào biểu mẫu cần được cung cấp một cách chính xác để đối chiếu ở bước sau.
Bước 2: Thu thập hồ sơ định danh, thẩm định thông tin
Với một số dịch vụ như mở tài khoản ngân hàng, mở tài khoản tín dụng khách hàng sẽ được yêu cầu nộp bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Các giấy tờ này cần phải rõ nét, không có vết tẩy xóa và còn hạn sử dụng.
Hiện nay, nhờ vào sự trợ giúp của máy móc và công nghệ, việc đối chiếu, kiểm tra thông tin được thực hiện bởi được thực hiện nhanh hơn và tính chính xác cao. Tại bước thu thập và thẩm định nếu thông tin được cung cấp trước đó không chính xác thì bạn sẽ bị từ chối giao dịch. Vì vậy, bạn cần nhập đúng thông tin để tiết kiệm thời gian điền và kiểm tra.
Cách trao đổi khác nhau khi thực hiện KYC
Trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử và KYC
Khi thực hiện KYC vượt qua giới hạn sử dụng tài khoản nhất định, việc bị giới hạn rút tiền giữa người đã xác minh và chưa xác minh là không giống nhau. Mặc dù các giao dịch CRypto được đánh giá là thoải mái, song lại thiếu tính chủ động của KYC. Vì vậy, việc các sàn không theo dõi tích cực, khiến thị trường bị thao túng và vẫn còn gian lận.
Sàn giao dịch Fiat-to-Crypto và KYC
Các sàn giao dịch Fiat-to-Crypto cần phải thực hiện ít nhất một mức KYC, khi giao dịch từ tiền mã hóa sang tiền điện tử. Trong quá trình đăng ký lần đầu, người dùng buộc phải cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu và khi muốn rút tiền thì phải dùng giấy tờ tùy thân hợp lệ để xác minh.
Các sàn giao dịch này phải hợp tác với các ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống. Và phần lớn trước khi hợp tác kinh doanh với các đối tác bên ngoài, họ đều tiến hành KYC.
Tổng quan về eKYC
eKYC là gì?
eKYC hay electronic Know Your Customer, nghĩa là định danh khách hàng trực tuyến hay khách hàng điện tử. Đây là quá trình xác thực thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hoàn toàn online.
Ý nghĩa của eKYC
- Tối ưu giấy tờ: eKYC giúp tối ưu được quy trình cho nhân viên và giấy tờ cho khách hàng và vẫn đảm bảo tính chính xác, xác minh cẩn thận như KYC truyền thống.
- Tiết kiệm thời gian: Định danh khách hàng online – eKYC sẽ giúp các thủ tục giấy tờ xác minh đơn giản hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian. Khách hàng nhờ vào đó cũng có thể ngồi yên ở nhà thay vì phải di duyển đến các phòng giao dịch và chờ đợi xác minh như KYC truyền thống.
Đặc điểm nổi bật của eKYC
- Tạo ra hệ sinh thái rộng lớn: Việc đơn giản thủ tục, giấy tờ trong eKYC giúp khách hàng dễ dàng xác minh hơn so với KYC truyền thống. Tính linh động tốt là ưu điểm lớn nhất khi áp dụng eKYC. Khách hàng có thể xác minh danh tính ngay cả khi đang ở xa.
- Tối ưu bảo mật: eKYC giúp phòng tránh được việc giả mạo danh tính cho khách hàng. Và giúp tối ưu việc quản lý thông tin, dữ liệu cho ngân hàng.
Quy trình eKYC
Một quy trình eKYC bao giờ cũng gồm 3 bước đơn giản như sau: xác minh tài liệu, trích xuất thông tin khách hàng và đối chiếu.
Bước 1: Xác minh tài liệu
Khi xác minh tài liệu khách hàng sẽ được yêu cầu chụp rõ nét và đủ 2 mặt của giấy tờ tùy thân.
Bước 2: Trích xuất thông tin khách hàng
Tiếp đến, ngân hàng tiếp nhận hồ sợ, nếu có nhu cầu đăng ký dịch vụ bảo mật thì khách hàng sẽ tiếp tục cung cấp thêm các giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 3: Đối chiếu
Cuối cùng, việc đối chiếu lại thông tin trên giấy tờ và người thật để đem đến kết thúc giao dịch. Nếu sau khi đối chiếu kết quả không trùng khớp khách hàng sẽ phải tiến hành xác thực lại.
Công nghệ được ứng dụng trong giải pháp eKYC
- Công nghệ OCR: ORC được viết tắt tưt Optical Character Recognition là công nghệ nhận dạng ký tự bằng quang học. Công nghệ này được tích hợp trí tuệ nhân tạo nhận dạng các ký tự được định dạng hình ảnh sẽ được trích xuất thành dạng văn bản. Thông quá đó, có thể nhận dạng và cho ra kết quả chính xác trên 98% cho hơn 30 loại giấy tờ khác nhau.
- Công nghệ Facematch: Đây là công nghệ chủ yếu nhận diện khuôn mặt của con người. Thông quá các thuật toán, các thông tin như khoảng cách hai mắt, hình dáng mũi, hình dáng cằm được số hóa và so sánh với dữ liệu thu thập trước đó. Công nghệ này cho ra kết quả đúng lên đến 98%.
- Công nghệ Fraud detection: Đây là phần mềm giúp ngân hàng ngăn chặn gian lận. Khi phát hiện tình trạng gian lận, hệ thống sẽ nhanh chóng xử lý.
- Công nghệ Liveness detection: Khả năng nhận diện theo Liveness detection rất chính xác, đảm bảo chính chủ đang thực hiện, khó giả mạo. Đây là công nghệ nhận diện qua ảnh hoặc video theo thời gian thực..
- Công nghệ E-Signature: E-Signature hay chữ ký điện tử, đây là phần mềm đang được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng phê duyệt nhanh chóng và tính chính xác cao.
Luật pháp có quy định gì về KYC không?
Mặc dù luật pháp đã ra quy định KYC đối với những chủ thể như các tổ chức ngân hàng, tài chính, người cho vay, công ty bảo hiểm, những hình thức cung cấp tài chính khác… Tuy nhiên, phần lớn sàn giao dịch Crypto hiện nay vẫn chưa có các quy định vì về KYC từ phía pháp luật.
Mặc dù vậy, một số trường hợp các sàn tiền ảo vẫn có vài yêu cầu xác minh thông tin tương tự như xác thực KYC khi thực hiện giao dịch. Thường là, chỉ một vài những người tổ chức đấu thầu hợp pháp mới yêu cầu trải qua xác minh KYC pháp lý. Về cơ bản, quy trình này diễn ra theo dạng trao đổi thông tin hoặc theo một hình thức khác mà thôi.
KYC có thực sự an toàn hay không?
Về tổng quan, KYC dương như mang lại sự an toàn, bảo mật quyền riêng tư cho khách hàng trong các giao dịch. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, KYC lại tạo ra một lỗ hổng khi những kẻ lừa đảo cũng có thể lợi dụng tính năng này để đánh cắp thông tin khi giả mạo quá trình KYC.
Chính vì vậy, người dùng trước khi thực hiện KYC, cần phải xác định đối tượng mà mình tham gia dịch vụ có uy tín và xác thực không? Mọi quá trình cung cấp KYC đều sẽ đưa ra một tài liệu hiển thị và người dùng không thể thực hiện KYC qua điện thoại. Trường hợp xuất hiện những cuộc gọi yêu cầu xác thực KYC thì chắc chắn rằng đây là một phi vụ lừa đảo.
Sàn giao dịch không cần KYC
Hiện nay, có khá nhiều các sàn giao dịch tiền ảo uy tín mà không cần KYC, chẳng hạn như Binance, Changelly, Shapeshift, Kraken… Tuy nhiên, đây có vẻ sẽ là kẻ hở để bọn xấu thực hiện các hành vi lừa đảo hay tấn công trader một cách dễ dàng.
KYC phát triển như thế nào trong tương lai?
Xác minh KYC trong thị trường tài chính và truyền thống vô cùng quan trọng. Thế nhưng đối với KYC trong Crypto đã vấp phải nhiều tranh cãi trái chiều trong cộng đồng. Hơn nữa, việc biết được thông tin giao dịch người nhận không phải lúc nào cũng an toàn và có sự tin cậy. Khi tiền điện tử chính thức phức hợp thức hóa KYC thì thông tin khách hàng sẽ được bảo mật tốt hơn và không để kẻ xấu lợi dụng tài sản.
Kết luận
Nói tóm lại, KYC là một quá trình quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả tiền điện tử. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể đem đến cho bạn đọc những thông tin hay về KYC. Chúc các bạn một ngày an lành.