Yếu tố lãi suất (Interest rate) tác động mạnh mẽ đến thị trường Forex. Mỗi khi Fed công bố mức lãi suất thì các nhà đầu tư đều đứng ngồi không yên. Do đó, các trader cần theo dõi và cập nhật liên tục mức lãi suất để có thể dự đoán được mức độ biến động. Bài viết hôm nay, giavang.com sẽ giúp bạn hiểu rõ về Interest rate (lãi suất) là gì? Nhà đầu tư nên làm gì khi lãi suất thay đổi?
Mục Lục
Interest Rate (lãi suất) là gì?
Interest Rate (lãi suất) là tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền gốc mà đơn vị cho vay tính lãi đối với người đi vay.
Ví dụ: Ngân hàng phải trả cho bạn một mức lãi suất tiền gửi, tức là họ đang vay số tiền đó từ bạn. Bất cứ ai cũng có thể cho vay tiền và tính lãi, nhưng chủ thể hay vay, cho vay và tính lãi nhất chính là ngân hàng.
Để có thể xác định được tỷ giá hối đoái của 1 cặp tiền tệ dựa vào các yếu tố như lạm phát, thâm hụt tài khoản vãng lai, nợ công,…Trong số các yếu tố này, lãi suất tiền tệ không thể bỏ qua.
Ngân hàng trung ương chính là cơ quan điều hành lãi suất trên thị trường thông qua các chính sách tiền tệ.
Ví dụ: Ở Mỹ, Interest Rate được quyết định bởi Fed – Cục dự trữ Liên bang Mỹ, lãi suất sẽ thay đổi theo tình hình lạm phát và các chính sách của Ngân hàng dự trữ Liên Bang.
Lưu ý rằng, các tin tức lãi suất từ Mỹ khá quan trọng bởi Interest Rate của Mỹ có mức độ ảnh hưởng lớn đến thị trường nói chung và thị trường forex nói riêng.
Bài viết liên quan
Cách tính khối lượng vào lệnh (Position size) giảm tối đa rủi ro
Tìm hiểu về đầu cơ? Mẹo đầu cơ vàng hữu ích
Bonus forex là gì? Tổng quan về các loại Bonus forex
CDF-cách thức giao dịch hợp đồng chênh lệch
Một số dạng đáng quan tâm của lãi suất
Fed Funds Rate – Overnight Rate
Ở Mỹ thường được gọi là Fed funds rate. Còn các nước khác gọi là overnight rate – lãi suất qua đêm. Lãi suất này có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá của đồng tiền nước đó.
Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền và giảm lãi suất sẽ làm giảm giá đồng tiền. Và mọi quyết định lãi suất này hoàn toàn phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương.
Passbook Rate – lãi suất tiết kiệm
Đây là loại lãi suất thông dụng được nhiều người biết đến nhất. Và cũng là loại lãi suất ít biến động nhất trong thị trường nếu xét về biên độ dao động.
Discount Rate – Lãi suất chiết khấu
Discount Rate hay lãi suất chiết khấu, được Ngân hàng trung ương áp dụng đối với những khoản vay thế chấp của các ngân hàng thương mại trong hệ thống. Các khoản vay thế chấp này có thể là trái phiếu chính phủ.
Ngân hàng trung ương có thể thông qua lãi suất chiết khấu để điều chỉnh các chính sách tiền tệ ( có thể là nới lỏng hoặc thắt chặt) của một quốc gia, bằng việc kiểm soát các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng.
Lãi suất kỳ vọng
Thể hiện sự kỳ vọng về một mức lãi suất nào đó của các nhà đầu tư vào thông tin lãi suất ở kỳ tiếp theo mà không quan tâm đến lãi suất ở thời điểm hiện tại. Họ sẽ cố gắng phân tích mọi thông tin để có thể đưa ra được các dự đoán về mức lãi suất tương lai là tăng hay giảm.
Lãi suất chênh lệch
Hiểu đơn giản, đây là mức độ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền với nhau. Ví dụ:
- Lãi suất của đồng USD là 1% xuống còn 0.5%
- Lãi suất của đồng EUR là 0.5% tăng lên 1%
=> Thì cặp tỷ giá EUR/USD sẽ tăng mạnh
Các loại lãi suất khác
Ngoài các loại lãi suất trên, còn một số lãi suất khác có thể kể đến như:
- Prime rate hay base rate. Trong kinh tế thị trường, đây là loại lãi suất làm cơ sở đo lường mức độ cầu vốn của từng thời điểm nên được gọi là lãi suất cơ bản.
- Treasury bills rate: các T-bills (trái phiếu ngắn hạn) được đấu giá hàng tuần hoặc định kỳ ngắn theo hình thức chiết khấu. Lãi suất tạo ra bởi hoạt động này cũng là một biểu hiện của thị trường tiền tệ cần tham khảo.
- Call money rate – lãi suất bảo chứng, rate on commercial paper – lãi suất kỳ phiếu công ty, certificates of deposit rate (CDs rate – lãi suất thư ký thác), interbank offer rate – lãi suất liên ngân hàng…
Mối quan hệ giữa lãi suất và forex
Tỷ giá hối đoái của một loại tiền tệ bị ảnh hưởng bởi dòng tiền luân chuyển vào – ra. Từ lúc toàn cầu xảy ra, nếu nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào đủ tốt, thì dòng vốn nước ngoài sẽ liên tục chảy vào quốc gia đó, ngay cả khi các chính sách (chính trị) có phần hạn chế.
Tiêu biểu có thể kể đến là Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, khi nguồn tiền đã chảy vào, nhiều doanh nghiệp tái đầu tư lợi nhuận thu được, để tránh phải đổ thêm tiền vào. Nhờ vậy giúp tăng cường giá trị tiền tệ lên cao hơn.
Lãi suất chính là 1 trong những yếu tố tác động rất lớn đến lượng vốn chảy vào 1 quốc gia. Vì doanh nghiệp buộc phải trao đổi ngoại tệ lấy nội tệ trước khi đầu tư, nên nếu rót quá nhiều tiền vào sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn và gây tăng giá cho đồng nội tệ đó.
Lãi suất ảnh hưởng đến tiền tệ như thế nào?
Interest Rate là một trong những tin tức quan trọng nhất trên thị trường tiền tệ. Những quyết định lãi suất sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến xu hướng di chuyển giá của đồng tiền. Vì thế, các trader thường theo dõi bám sát mức độ thay đổi lãi suất một cách chặt chẽ vì các lãi suất ngắn hạn là yếu tố chính trong việc định giá tiền tệ.
Thông thường, lãi suất sẽ có 3 cột giá trị: trước đó, dự báo và thực tế.
- Nếu lãi suất thực tế cao hơn dự báo mang tính tích cực hay xu hướng tăng giá đối với đồng tiền.
- Ngược lại, lãi suất thấp hơn dự báo tác động tiêu cực hay xu hướng giảm giá đối với đồng tiền đó.
Interest rate (lãi suất) cao là tốt hay xấu?
Trên thực tế, mức lãi suất cao sẽ gây khó khăn nếu các công ty có nhu cầu vay vốn để làm ăn, kinh doanh. Mức lãi suất mà Ngân hàng Trung ương đưa ra sẽ trở thành lãi suất cơ bản cho 1 nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định.
Vì thế, nếu các doanh nghiệp và cá nhân phải trả một lãi suất quá cao, nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tiếp tục vay. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không đủ sức trang trải lãi, sẽ không thể nào vay, buộc lãi suất phải giảm. Điều này sẽ khiến dòng vốn bị chảy ra ngoài vì các nhà đầu tư muốn tìm kiếm phương án hay các quốc gia có lãi suất tốt hơn dành cho họ. Nếu nguồn cung nội tệ tăng nhưng lại không có bất kỳ nhu cầu tương ứng nào, sẽ khiến tỷ giá hối đoái bị giảm, làm cho đồng tiền mất giá.
Vì vậy, nếu không được áp dụng một cách thận trọng thì việc tăng lãi suất cũng sẽ gây bất lợi. Tuy nhiên, lãi suất cao chỉ tạm thời làm tăng giá trị của một loại tiền tệ. Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc huy động tiền mặt nếu tình trạng này tiếp diễn và các ngân hàng buộc phải hạ lãi suất.
Như vậy, có thể thấy chính lãi suất làm dịch chuyển thị trường và gây ra sự biến động của tỷ giá tiền tệ, chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Do đó, tỷ giá tiền tệ được công bố trong thị trường ngoại hối Forex không chỉ phản ánh môi trường lãi suất tại bất kỳ thời điểm nào của quốc gia đó, mà còn phản ánh khả năng thay đổi lãi suất trong tương lai.
Trader nên làm gì khi có tin tức về Interest Rate?
Bạn có thể nhật cập nhật những tin tức mới nhất từ chính các Ngân hàng trung ương. Thông thường, ngân hàng nào cũng có những báo cáo cụ thể về những yếu tố kinh tế liên quan tới lãi, cũng như thời điểm dự kiến mà họ muốn công bố lãi suất.
Bạn cũng có thể sử dụng lịch kinh tế để theo dõi các sự kiện kinh tế sắp diễn ra. Mục đích để đánh giá mức độ và các tác động của chúng đến thị trường đặc biệt là các thông tin liên quan đến lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,…
Những nghiên cứu của bạn chỉ là dự đoán và nó có thể đi ngược lại những quyết định của ngân hàng. Ví dụ khi bạn nghĩ ngân hàng sẽ tăng lãi suất thì họ lại giảm và ngược lại. Ngay khi lãi suất được công bố nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất, tiền tệ sẽ tăng giá – khiến các nhà giao dịch thường sẽ đặt lệnh Buy – mua vào. Nếu ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất, trader sẽ có xu hướng Sell – bán ra.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ về Interest rate (lãi suất) là gì và những tác động của lãi suất lên thị trường. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm. Đừng quên ghé giavang.com để cập nhật các kiến thức hữu ích về tài chính.
Bài viết liên quan
Backtest EA là gì? Hướng dẫn sử dụng Backtest EA trên MT4
Robot Forex-Mẹo giao dịch Robot Forex hiệu quả