Trước khi tham gia một sàn giao dịch, điều đầu tiên mà các trader phải cần lưu ý là giấy phép hoạt động của sàn. Bởi đây là một trong những tiêu chí đánh giá độ uy tín và chất lượng của sàn giao dịch. Tuy nhiên không phải trader nào cũng hiểu rõ về giấy phép hoạt động sàn. Vậy giấy phép hoạt động của sàn là gì? Làm sao để tra cứu các loại giấy này? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Giấy phép hoạt động sàn là gì?
Giấy phép hoạt động sàn là Văn bản do cơ quan hành chính, ủy quyền uy tín cấp cao cấp cho sàn giao dịch ngoại hối, đảm bảo uy tín, độ tin cậy và quyền lợi khách hàng khi giao dịch.
- Giấy phép FSA là gì? Top sàn sở hữu giấy phép FSA hiện nay
- Vì sao giấy phép ASIC có độ tin cậy cao
- Sàn giao dịch ngoại hối có điểm uy tín cao nhất
Vì sao sàn forex cần cấp giấy phép?
Một trong những lý do cũng như vai trò cơ bản cần kể đến của giấy phép hoạt động đó là chứng minh độ minh bạch của sàn. Thực vậy, ngày nay có rất nhiều sàn giao dịch tài chính mở ra khắp nơi và đăng ký tài khoản mở. Tuy nhiên, không phải sàn giao dịch nào cũng uy tín và chất lượng như nhau. Bởi thị trường ngoại hối là một trong những thị trường kinh doanh nhộn nhịp và thu hút nhiều nhà đầu tư nhất hiện nay. Theo nhịp điệu sôi động, cạnh tranh nhau và khoản lợi nhuận tốt, lẫn số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD, đã dẫn đến nhiều sàn giao dịch kém chất lượng mọc lên như nấm. Đương nhiên, khi bạn chọn nhầm sàn giao dịch khả năng mất trắng tài khoản gần như 99%.
Nhằm hạn chế các tổ chức môi giới lừa đảo và nâng cao chất lượng của sàn giao dịch, nhiều tổ chức quản lý tài chính uy tín trên thế giới đã đưa ra các quy định chặt chẽ, minh bạch để siết chặt hoạt động của các broker. Tuy nhiên, để được cấp các loại giấy phép này không phải là một điều đơn giản mà là một quá trình phức tạp, bắt buộc các sàn giao dịch phải minh bạch, chứng thực rõ ràng về tài chính, thời gian, chịu sự giám sát và báo cáo định ky. Nói như vậy để thấy rằng, quy định của các tổ chức quản lý này góp phần tạo ra bức tường phân tách giữa các sàn forex uy tín với những sàn giao dịch “chui”, sàn lừa đảo hay các sàn ảo.
Vì vậy, các sàn giao dịch thường sở hữu cho mình một hoặc nhiều giấy phép quản lý để minh chứng cho quá trình hoạt động nghiêm túc và uy tín của mình. Bên cạnh đó, có thể tạo dựng niềm tin cho khách hàng thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Đây là lí do vì sao các sàng giao dịch cần phải có giấy phép hoạt động.
Các loại giấy phép sàn và mức độ uy tín
Các loại giấy phép sàn
Có nhiều loại giấy phép sàn. Sau đây là các loại giấy phép sàn phổ biến hiện nay trên thế giới:
- NFA: Giấy phép của Mỹ
- FINMA: Giấy phép của Thụy Sỹ
- BaFIN: Giấy phép của Đức
- FCA: Giấy phép của Anh
- ASIC: Giấy phép của Úc
- CySEC: Giấy phép của Síp (Cyprus)
- FSA Japan: Giấy phép của Nhật
- MFSA: Giấy phép của Malta
- CIMA: Giấy phép của Cayman
- IFSC Belize: Giấy phép của Belize
- FSC Mauritius: Giấy phép của Mauritius
- FSP New Zealand: Giấy phép của New Zealand
- SFC Hong Kong: Giấy phép của Hong Kong
- BVI: Giấy phép của British Virgin Island
Mức độ uy tín của các giấy phép sàn
Một sàn FX có thể có nhiều giấy phép hoạt động. Tổ chức cấp giấy phép càng uy tín thì các quy định cấp phép và giám sát sàn càng chặt chẽ. Mỗi loại giấy phép khác nhau, sẽ có độ uy tín và tin cậy cụ thể khác nhau. Nhìn chung, tùy vào bản chất riêng của từng loại giấy và nhà cấp phép mà độ mạnh uy tín hay quy định khác nhau. Thông thường, các loại giấy phép chứng tỏ thế mạnh của sàn bao phủ những lĩnh vực nào. Thế mạnh của nhà đầu tư ở lĩnh vực nào nên tìm hiểu thông tin sàn có giấy phép về lĩnh vực đó.
Đối với các quốc gia phát triển, có luật pháp chặt chẽ thường có mức độ nghiêm ngặt của các giấy phép chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Đức,… Các giấy phép hoạt động sàn FX cũng được chia cấp bậc dựa trên mức độ nghiêm ngặt này. Co s 5 cấp độ dành cho các giấy phép:
- Mức độ uy tín loại A: Các giấy phép có mức độ này thường có tính chất toàn cầu hóa cao, và thuộc các khu vực phát triển bậc nhất thế giới. Gồm các loại giấy phép như: NFA Mỹ, FSA Nhật, FINMA Thụy Sĩ.
- Mức độ uy tín loại B: Các giấy phép này có độ mạnh không bằng loại A một chút về mặt thông dụng. Tuy nhiên, so về chuyên môn thì không hề thua kém. Ta có các loại giấy phép như: FCA Anh, ASIC Úc.
- Mức độ uy tín loại C: Đây cũng là những loại giấy phép cũng được cấp phép bởi những tổ chức uy tín, nhưng mức độ ảnh hưởng toàn cầu không cao nên được xếp sau hai mức độ kể trên. Ta có các loại giấy phép sau: CySEC của Cyprus (Đảo Síp), MFSA Malta và FSSP New Zealand.
- Mức độ uy tín loại D: Các loại giấy phép này được cấp bởi các quốc gia như Belize hay BVI (British Virgin Island), Cayman.
- Mức độ uy tín loại E: Các loại giấy phép này được cấp bởi các quốc gia như Saint Nevis, Seychelles và St.Vincent & Grenadines hoặc Mauritius, Vanuatu.
Cách kiểm tra độ tin cậy giấy phép của sàn
Cách tra cứu giấy phép FCA
FCA là tên viết tắt của tên Financial Conduct Authority (cơ quan Quản lý Tài chính), có trụ sở tại Anh, là cơ quan quản lý broker uy tín và hàng đầu thế giới. Các sàn forex sở hữu giấy phép này được xem là các sàn FX uy tín và đáng tin cậy trên toàn cầu.
Cách kiểm tra xem một sàn forex có thực sự sở hữu giấy phép FCA uy tín hay không, ta thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bước truy cập link tra cứu trên website FCA: www.fca.org.uk.
- Bước 2: Nhập tên sàn forex cần tra cứu vào ô như bên dưới và nhấn vào nút: “Search the Register”.
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp tương ứng với tên sàn forex sử dụng trên website của họ để xem thông tin đăng ký.
- Bước 4: Kiểm tra thông tin đăng ký trên FCA có trùng khớp với thông tin mà sàn Forex thể hiện trên website của họ hay không.
Cách tra cứu giấy phép ASIC
ASIC là tên viết tắt của tên Australian Securities & Investment Commission (Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc), có trụ sở tại Úc, là cơ quan có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các broker forex đang hoạt động dưới sự quản lý của họ và chương trình bảo hiểm giúp bảo vệ quyc của các nhà giao dịch/ nhà đầu tư.
Cách kiểm tra xem một sàn forex có thực sự sở hữu giấy phép ASIC uy tín hay không, ta thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn truy cập link tra cứu trên website ASIC: www.asic.gov.au.
- Bước 2: Chọn phần Search Within là “Organisation & Business Names” và sau đó nhập tên sàn Forex cần tra cứu vào ô như bên dưới, ấn nút “Go”.
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp tương ứng với tên sàn FX sử dụng trên website của họ hay không.
- Bước 4: Kiểm tra thông tin đăng ký trên ASIC có trùng khớp với thông tin mà sàn Forex thể hiện trên website của họ hay không.
Cách tra cứu giấy phép IFSC
IFSC là tên viết tắt tiếng Anh International Financial Commission, có trụ sở tại Belize, là cơ quan tổ chức quản lý broker forex. Hiện tại, ở Việt Nam có một số sàn FX như XM, FXTM, Alpari, JustForex đang ở hữu loại giấy phép này.
Cách kiểm tra xem một sàn forex có thực sự sở hữu giấy phép IFSC uy tín hay không, ta thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn truy cập link tra cứu trên website IFSC: www.ifcs.gov.bz
- Bước 2: Nhập tên sàn Forex hoặc số giấy phép IFSC của sàn Forex đó cần tra cứu vào ô như bên dưới và nhấp vào nút “Submit”.
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp tương ứng với tên sàn Forex sử dụng trên website của họ để xem thông tin đăng ký
- Bước 4: Chúng ta cũng thực hiện bước kiểm tra thông tin sàn Forex tương tự như đối với các cơ quan quản lý đã hướng dẫn ở trên.
Cách tra cứu giấy phép CySEC
CySEC được biết đến là giấy phép phổ biến trong ngành. Bởi những ưu thế về quy định vốn có của CySEC như cho phép các broker cung cấp mức đòn bẩy cao hơn cho khách hàng của mình so với FCA và ASIC, nên đây là giấy phép thịnh hành với đa phần sàn FX ở Việt Nam.
Cách kiểm tra xem một sàn forex có thực sự sở hữu giấy phép CySEC uy tín hay không, ta thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn truy cập link tra cứu trên website CySEC: www.cysec.gov.cy
- Bước 2: Nhập tên sàn Forex cần tra cứu vào ô như bên dưới và hệ thống sẽ tự hiện ra thông tin theo tên broker mà bạn nhập.
- Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký trên CySEC có trùng khớp với thông tin mà sàn Forex thể hiện trên website của họ hay không.
Quyền lợi của người chơi khi tham gia sàn Forex cấp phép
Một khi người chơi chấp nhận tham gia vào thị trường Forex, điều tốt nhất bạn nên chọn và giao dịch với các sàn ngoại hối có giấy phép hoạt động hẳn hoi. Sàn nhiều giấy phép uy tín thì càng minh bạch và chất lượng. Khi tham gia các sàn Forex được cấp phép, người giao dịch sẽ có những quyền lợi sau:
- Duy trì cơ chế tách biệt quỹ ký: Nghĩa là người tham gia giao dịch sẽ được cấp một tài khoản ngân hàng hoàn toàn độc lập với tài khoản công ty. Cho nên, khách hàng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khoản tiền của mình sẽ không bị sàn giao dịch sử dụng sai mục đích. Đồng thời, trong trường hợp rủi ro nhất xảy ra nhà môi giới bị phá sản thì quỹ khách hàng vẫn được giữ nguyên, khoản tiền của bạn vẫn được an toàn. Bạn không cần phải lo các chủ nợ của nó sẽ khai thác vào quỹ khách hàng của nhà môi giới như là quyết toán nợ của nhà môi giới.
- Khách hàng được cảnh báo rủi ro: Thông thường các sàn FX có giấy phép hoạt động, cơ quan pháp lý sẽ yêu cầu cầu nhà môi giới phải cảnh báo cho những khách hàng tiềm năng của họ về sự rủi ro khi giao dịch ngoại hối và có khả năng mất tất cả.
- Hỗ trợ về đòn bẩy: Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi giao dịch ở các sàn có giấy phép hoạt động sàn được hỗ trợ mức đòn bẩy 1:50 hạn chế rủi ro cho khách hàng.
- Chính sách tiền bồi thường để bảo vệ quyền lợi khách hàng: Thông thường, các tổ chức quản lý tài chính cung cấp mức độ bảo vệ khách hàng trong trường hợp sàn sập, bị phá sản bằng một khoản tiền bồi thường. Ví dụ như sàn có giấy phép CySEC khoản tiền bồi thường lên đến 20.000 Euro.
Kết luận
Nói chung, bài viết trên đây cung cấp thông tin cụ thể về giấy phép hoạt động sàn cũng như cách hướng dẫn tra giấy phép hiệu quả. Giấy phép hoạt động sàn trong Forex rất quan trọng vì đây là thước đo độ uy tín của sàn. Các trader khi tham gia giao dịch cần phải tra cứu kỹ để đảm bảo quyền lợi cho mình nhé!