Hợp đồng quyền chọn là một thuật ngữ quen thuộc của lĩnh vực chứng khoán, ngoại hối (forex) hay tiền điện tử. Nếu bạn là một người “chân ướt chân ráo” dấn thân vào các lĩnh vực trên thì đây chính là một bài viết mà bạn cần phải đọc.
Mục Lục
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một loại chứng khoán phái sinh mà người sở hữu nó được mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở nhất định ở một mức giá xác định tại một thời điểm đã định trước. Người chủ của hợp đồng này không có nghĩa vụ phải thực hiện vai trò của mình.
Hợp đồng quyền chọn được các nhà đầu tư sử dụng để dự phòng rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến vị thế của họ hoặc công ty họ trên thị trường. Ngoài ra, quyền chọn cũng có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch. Với hợp đồng quyền chọn, các nhà đầu tư có thể giao dịch với nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau kể cả cổ phiếu, tiền đã được mã hóa,…
Ví dụ của hợp đồng quyền chọn:
Ngày 07/03/202X, Công ty ABC mua một hợp đồng quyền chọn mua của công ty XYZ 100 lô linh kiện điện tử với giá 20.000.000 đồng/lô, thời hạn của hợp đồng là 5 tháng. Từ đó có thể suy ra:
– Công ty ABC: người mua quyền chọn; công ty XYZ: người bán quyền chọn.
– Tài sản cơ sở: Lô linh kiện điện tử.
– Giá thực hiện là 20.000.000 đồng/bộ.
– Ngày đáo hạn là 07/08/202X.
Theo điều khoản trên hợp đồng, vào ngày đáo hạn (ngày 07/08/202X), công ty ABC có quyền mua hoặc không mua 100 lô linh kiện điện tử. Nếu công ty ABC mua thì công ty XYZ phải bán cho công ty ABC 100 lô linh kiện điện tử với giá 20.000.000 đồng/lô bất kể giá của lô linh kiện điện tử đó có cao hoặc thấp hơn giá thực hiện thì công ty XYZ vẫn phải bán cho công ty ABC theo điều khoản trên hợp đồng.
- Hợp đồng hoán đổi là gì? Phân loại hợp đồng hoán đổi
- Hợp đồng chêch lệch là gì? Hướng dẫn giao dịch CFD
- Quyền chọn Vanilla là gì? Đặc điểm quyền chọn tiêu chuẩn
- Hợp đồng kỳ hạn và những lưu ý quan trọng
- Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai cho giao dịch
Cách thức hoạt động của quyền chọn
Có 2 loại quyền chọn là Quyền chọn mua và Quyền chọn bán.
Quyền chọn mua
Là một hợp đồng giữa 2 bên. Mà người mua hợp đồng hay người nắm giữ quyền chọn được quyền mua (không phải là nghĩa vụ) tài sản cơ sở với một mức giá nhất định trong một khoản thời gian xác định. Người mua hợp đồng quyền chọn hoặc người nắm giữ quyền chọn phải trả phí quyền chọn và người bán phải bán hàng cho người mua với giá đã ghi trên hợp đồng nếu người mua sử dụng quyền chọn.
Quyền chọn bán
Là một hợp đồng giữa 2 bên. Mà người mua hợp đồng hay người nắm giữ quyền chọn được quyền bán (không phải là nghĩa vụ) tài sản cơ sở với một mức giá nhất định trong một khoản thời gian xác định. Người mua quyền chọn hoặc người nắm giữ quyền chọn phải trả phí quyền chọn và người bán phải mua hàng của người mua với giá đã ghi trên hợp đồng nếu người mua sử dụng quyền chọn.
Thành phần của quyền chọn
Một hợp đồng quyền chọn thông thường gồm các thành phần:
- Loại quyền chọn: Quyền chọn mua hay quyền chọn bán
- Giá thực hiện: Là mức giá đã thỏa thuận từ trước để căn cứ thực hiện quyền chọn mua hoặc bán
- Giá quyền chọn/ phí quyền chọn: Nhà đầu tư phải trả phí cho quyền chọn mà mình lựa chọn do hợp đồng cấp. Đối với quyền chọn mua, người mua sẽ tăng giá và người bán sẽ giảm giá. Ngược lại, quyền chọn bán người mua sẽ giảm giá và người bán sẽ tăng giá.
- Ngày thực hiện: Ngày hợp đồng có hiệu lực (đang được thực thi)
- Ngày hết hạn hợp đồng/ ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng hợp đồng có hiệu lực. Trước ngày này, các chủ sở hữu quyền chọn phải đưa ra quyết định mua – bán cuối cùng.
- Tên hàng hoá cơ sở, khối lượng được mua hoặc bán theo quyền.
Các kiểu quyền chọn
- Quyền chọn châu Âu: chủ sở hữu quyền chọn chỉ được thực hiện quyền đúng ngày đáo hạn.
- Quyền chọn Mỹ: chủ sở hữu quyền chọn có thể thực hiện quyền bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
- Quyền chọn Bermuda: chủ sở hữu quyền chọn chỉ được thực hiện quyền vào những ngày xác định, có thể trước hoặc ngay ngày đáo hạn hợp đồng.
- Quyền chọn châu Á: với quyền chọn này, trung bình giác của tài sản gốc trong một khoản thời gian định trước được dùng để xác định khoản thanh toán bù trừ
- Quyền chọn rào cản: đặc điểm của quyền chọn này là giá tài sản gốc phải vượt qua một cột mốc đã đặt ra trong một khoảng thời gian xác định.
- Quyền chọn kép: đây là một dạng quyền chọn khá thích hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao. Với quyền chọn này, người mua chỉ thanh toán hợp đồng khi tài sản gốc phù hợp hoặc đạt được điều kiện đã được đặt ra trước khi đáo hạn. Nếu không thì hợp đồng sẽ đáo hạn nhưng không mang lại bất kỳ giá trị nào.
Trong các loại hợp đồng quyền chọn trên, Quyền chọn châu Âu và Quyền chọn Mỹ được sử dụng phổ biến hơn cả.
Ưu – nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm:
- Là một hình thức thích hợp để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra của thị trường.
- Linh hoạt hơn trong việc đầu cơ, mua bán tài sản.
- Có thể kết hợp nhiều các giao dịch, chiến lược kinh doanh với tỉ lệ rủi ro hay sinh lời phù hợp với “khẩu vị” của nhà đầu tư.
- Có thể thu lợi nhuận từ nhiều xu thế thị trường.
- Được phép giao dịch đồng thời nhiều giao dịch cùng một lúc.
Nhược điểm:
- Cơ chế hoạt động, làm việc, cách tính phí hợp đồng đôi khi khó hiểu.
- Rủi ro cho người bán đôi khi khá cao.
- Là loại chứng khoán phái sinh có cách giao dịch phức tạp khi so sánh với chiến lược của các loại chứng khoán khác.
- Mức thanh khoản thấp nên hợp đồng quyền chọn trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
- Phí quyền chọn luôn biến đổi liên tục và có xu hướng giảm khi đến ngày đáo hạn hợp đồng.
So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi một lượng hàng hóa, tài sản nhất định với một mức giá xác định trong thời gian đã được định trước. Để tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng tương lai, bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
Giống nhau:
Cả hai đều là sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đều cùng quy định việc trao đổi, mua bán một lượng tài sản xác định với một mức giá nhất định trong thời gian xác định.
Khác nhau:
Hai hợp đồng có những điểm khác nhau về tính chuẩn hóa, nơi niêm yết giao dịch, đóng vị thế, quy mô hợp đồng,… Thế nhưng có 2 điểm quan trọng nhất cần phải nhớ đó là người mua hợp đồng tương lai bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn còn hợp đồng quyền chọn thì không bắt buộc. Hợp đồng tương lại bắt buộc phải ký quỹ để đảm bảo thanh toán vào ngày đáo hạn hợp đồng còn hợp đồng quyền chọn thì không.
Trên đây là một số thông tin về hợp đồng quyền chọn, hy vọng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn. Thường xuyên theo dõi website của chúng tôi tại đây để cập nhật các tin tức và kiến thức tài chính bạn nhé!