Hợp đồng hoán đổi-Swap Contract có đặc điểm như thế nào? Những lưu ý gì khi tham gia hợp đồng hoán đổi sẽ được liệt kê chi tiết trong bài viết này.
Mục Lục
Nguồn gốc của hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi (swap) được ra đời năm 1981, giữa IBM và ngân hàng thế giới (workbank – WB) Khi WB, người đang nắm giữ tiền USD nhưng muốn vay tiền mark Đức và Franch Thuỵ Sỹ để tài trợ vốn cho các dự án của họ ở đây. Tuy nhiên họ không thể vay trực tiếp từ các ngân hàng nước này. Một bên khác, IBM có các khoản vay bằng tiền địa phương tại thị trường Đức và Thuỵ Sỹ, nhưng muốn vay bằng tiền USD để tránh phải trả lãi suất cao. Ngân hàng Salomon Brothers đã thực hiện hợp đồng hoán đổi chính thức đầu tiên giữa IBM và WB. Theo đó, WB đồng ý trả lãi suất cho các khoản vay (bằng tiền Đức & Thuỵ Sỹ), đổi lại IBM đồng ý trả lãi suất các khoản vay bằng tiền USD.
Từ đó, hợp đồng hoán đổi phát triển mạnh và ứng dụng trong nhiều phương tiện khác nhau như hoán đổi tiền tệ, hoán đổi sở hữu công ty, hoán đổi các hợp đồng tái sinh,…
Khái niệm hợp đồng hoán đổi
Là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hoặc cam kết đồng ý trao đổi các nguồn tiền trong tương lai theo một phương thức được định sẵn và phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mà các bên thỏa thuận trước đó.
Tương tự như các dạng hợp đồng khác, hợp đồng hoán đổi có hiệu lực từ ngày khởi đầu và hết hiệu lực vào ngày kết thúc.
- Tìm hiểu đặc điểm hợp đồng quyền chọn trong giao dịch
- Cách thức hoạt động của hợp đồng chêch lệch
- Các chiến lược quyền chọn Vanilla
- Hợp đồng kỳ hạn và những lưu ý quan trọng
- Lợi ích của hợp đồng tương lai
Phân loại về hợp đồng hoán đổi
Có những loại hợp đồng hoán đổi cơ bản sau:
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên sẽ thực hiện việc trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của bên khác;
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là hợp đồng trao đổi ngoại tệ theo đó hai bên sẽ thực hiện việc trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy về khoản gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một đồng tiền cụ thể khác.
- Hợp đồng hoán đổi tín dụng đây là hợp đồng phái sinh về tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thực hiện việc thanh toán một khoản tiền định kỳ cho Bên bán, đổi lại về Bên mua sẽ phải nhận được khoản bồi thường nếu các công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng về thanh toán.
- Hợp đồng hoán đổi hàng hóa đây là dạng thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa sẽ được trao đổi để lấy giá cố định trong một khoảng thời gian cụ thể nhất định.
- Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn đây là một dạng hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền sẽ được thỏa thuận và trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai
Các đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
Thứ nhất, sử dụng trung gian để làm giảm đi khoảng thời gian tìm kiếm để đi đến ký kết hợp đồng hoán đổi
Khi tham gia vào hợp đồng hoán đổi, các cá nhân hay tổ chức không được chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính nên mất nhiều thời gian để tìm được đối tác. Các tổ chức trung gian tài chính thường hoạt động chuyên nghiệp và sẵn sàng thực hiện giao dịch hoán đổi vào bất cứ thời điểm nào để từ đó giảm đi khoảng thời gian đi đến kí kết loại hợp đồng này.
Thứ hai, việc sử dụng trung gian có thể làm giảm chi phí về đánh giá chất lượng tín dụng
Ở đa số hợp đồng hoán đổi, một bên đối tác sẽ thực hiện việc thanh toán các luồng tiền căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh đầu tư với sự biến động ngẫu nhiên.
Đối tác phía bên kia một là sẽ thanh toán luồng tiền thả nổi căn cứ vào một tham số khác, hoặc thanh toán luồng tiền cố định.
Ngày thanh toán được định nghĩa là thời điểm các bên tham gia hợp đồng hoán đổi tiến hành thanh toán các luồng tiền. Còn kì thanh toán là khoảng thời gian giữa các ngày thanh toán.
Cuối cùng, hợp đồng hoán đổi mang tính linh hoạt
Đa số hợp đồng hoán đổi giao dịch trên thị trường OTC nên các điều khoản của hợp đồng thường sẽ được thiết kế linh hoạt sao cho phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia ký kết.
Cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi
Dùng để phòng ngừa các rủi ro tài chính cho chủ thể tham gia hợp đồng bởi sự biến động của các yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu,…để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước hoặc dùng để nhằm mục đích đầu cơ.
Hợp đồng hoán đổi thường được tham gia của một định chế tài chính về trung gian, giao dịch bên ngoài các thị trường tập trung. Các tổ chức này đóng vai trò là trung gian, kết nối hai bên sử dụng.
Lí do cần có hợp đồng hoán đổi?
Có nhiều nguyên nhân sau đây để cần đến hợp đồng hoán đổi:
- Khả năng phòng vệ: Hợp đồng hoán đổi giúp các bên phòng ngừa biến đổi tỷ giá, biến đổi lãi suất.
- Chuyển dòng vốn: khi cần dịch chuyển lợi nhuận về công ty mẹ mà không cần dịch chuyển vốn
- Né luật: đây là cách công ty nước ngoài có thể “sở hữu” một công ty trong nước mà quy định luật pháp không cho phép.
Tạm kết, bài viết trên đây tổng kết những điểm cơ bản cần biết về hợp đồng hoán đổi, giúp bạn có thể hình dung căn bản về nó. Chúc các bạn thành công.