• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sitemap

Thành phố Hồ Chí Minh

Giavang.com
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Giá Vàng Thế Giới
    • Giá Vàng Trong Nước
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Phân Tích Kỹ Thuật
      • Mô Hình Giá
    • Giao Dịch Vàng
      • Dự Báo Giá Vàng
      • Chiến Lược Giao Dịch XAUUSD
      • Vàng Vật Chất
      • Chỉ Số Vàng
      • Vàng Tài Khoản
    • Kiến Thức Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Ngân Hàng
      • Lãi Suất Ngân Hàng
      • Thông Tin Tỷ Giá
      • Tín Dụng
    • Thị Trường Cypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
  • Kiến Thức Tài Chính
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Vay Tài Chính
    • Fintech
    • Kiếm Tiền Online
  • Kiến Thức Kinh Doanh
No Result
View All Result
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Giá Vàng Thế Giới
    • Giá Vàng Trong Nước
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Phân Tích Kỹ Thuật
      • Mô Hình Giá
    • Giao Dịch Vàng
      • Dự Báo Giá Vàng
      • Chiến Lược Giao Dịch XAUUSD
      • Vàng Vật Chất
      • Chỉ Số Vàng
      • Vàng Tài Khoản
    • Kiến Thức Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Ngân Hàng
      • Lãi Suất Ngân Hàng
      • Thông Tin Tỷ Giá
      • Tín Dụng
    • Thị Trường Cypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
  • Kiến Thức Tài Chính
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Vay Tài Chính
    • Fintech
    • Kiếm Tiền Online
  • Kiến Thức Kinh Doanh
No Result
View All Result
Giavang.com
No Result
View All Result
Home Đầu Tư Coin

Nhận dạng các hình thức lừa đảo trong Crypto

giavangtructuyen24h by giavangtructuyen24h
15/06/2022
in Đầu Tư Coin
0
Nắm thóp các hình thức lừa đảo trong Crypto
485
SHARES
3.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trước sự phát triển và nguồn lợi nhuận khủng mang lại từ thị trường Crypto, ngày càng có nhiều người tham gia thị trường này với mong muốn tìm kiếm cho mình chút cơ hội sinh lợi. Bên cạnh nhiều đồng Coin, Token mới, sàn giao dịch tiền điện tử lẫn người chơi mới ngày càng nhiều, cũng có không ít kẻ xấu lợi dụng nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người chơi. Vậy các hình thức lừa đảo trong Crypto ra sao? Và làm sao để phòng tránh những chiêu trò của bọn xấu này? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Mục Lục

  • 1 Hình thức lừa đảo trong Crypto là gì? 
  • 2 Top 19 hình thức hình thức lừa đảo trong Crypto 
    • 2.1 Các dự án Fake ICOs
    • 2.2 Tặng token/coin trên mạng xã hội
    • 2.3 Sao chép các trang web của sàn giao dịch nổi tiếng
    • 2.4 Quảng cáo lừa đảo
    • 2.5 DNS hacks
    • 2.6 Giả mạo Email
    • 2.7 Giả mạo các team support
    • 2.8 Giả mạo các sàn giao dịch & apps
    • 2.9 Cloud Mining
    • 2.10 Ponzi (Mô hình kim tự tháp & đa cấp)
    • 2.11 Malware và Crypto Mining 
    • 2.12 Giả mạo Pools và lừa đảo OTC
    • 2.13 Pump và Dumps
    • 2.14 Phone hacks
    • 2.15 Đổi tên trên Telegram
    • 2.16 Tin nhắn chúc mừng send fund nhận về gấp đôi
    • 2.17 Đột nhiên nhận được lượng token giá trị lớn
    • 2.18 Giả mạo twitter dự án
    • 2.19 Link bán token giả mạo
  • 3 Cách giao dịch tiền điện tử để tránh hình thức lừa đảo trong Crypto
  • 4 Kết luận

Hình thức lừa đảo trong Crypto là gì? 

Hình thức lừa đảo trong Crypto chính là những chiêu trò lừa đảo của bọn xấu nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền của của những người tham gia thị trường tiền điện tử. Người chơi một khi sập bẫy của những kẻ này, nhẹ thì gặp rủi ro, lỗ vốn, mất một khoảng nhỏ, còn nặng có khi lâm vào nợ nần, tán gia bại sản. Chính vì vậy, khi tham gia Crypto, bạn hãy cẩn trọng và tính toán thật kỹ tránh rơi vào những chiêu trò của bạn xấu, “tiền mất tật mang”.

Danh Sách Sàn Lừa Đảo

Top 19 hình thức hình thức lừa đảo trong Crypto 

Các dự án Fake ICOs

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy 80% các dự án ICO ra đời năm 2017 hoàn toàn lừa đảo. Điều này, đã khiến các nhà đầu tư không ít ngán ngẫm lẫn ê chề vì bị thua lỗ. Một trong những dự án đó, không thể bỏ qua Confido.

Vào tháng 11 năm 2017, Confido đã được nhóm phát triển giới thiệu và quảng bá trong giới Crypto. Nhưng khi quyên góp  được 375,000 USD thì dự án này liền biến mất ngay sau đó. Tin tức này đã gây chấn động giới đầu từ và giá token đã giảm không phanh từ 0.60 USD xuống 0.10 USD trong vòng chưa đầy 2 giờ và liên tục giảm mạnh trong vài giờ sau đó.Nắm thóp các hình thức lừa đảo trong Crypto

Một vụ lừa đảo khác sau ICO thậm chí còn lớn hơn Confido là Centra. Dự án này đã huy động nhà đầu tư số vốn lên đến 32 triệu USD và và được hỗ trợ bởi những người nổi tiếng Floyd Mayweather và DJ Khaled. Tuy nhiên, tháng 4/2018, giới Crypto một lần bàng hoàng khi hai kẻ sáng lập dự án này bị bắt và không khác gì Confido, đồng tiền này gần như mất tất cả sau khi các tin tức này công bố.

Một hình thức ICO scam điển hình khác mà người chơi có thể bắt gặp là liệt kê hồ sơ team Dev hoặc cố vấn (Advisor), có thể liên quan với chứng khoán hoặc từ các cố vấn nổi tiếng. 

Hình ảnh của các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng được tìm kiếm trên Google. Nếu người chơi tìm thấy một sự trùng khớp tên của ai đó trong team, có khả năng đó là một ICO scam.

Tặng token/coin trên mạng xã hội

Một trong những hình thức lừa đảo trong Crypto phổ biến hiện nay là tăng token hoặc Coin trên các trang mạng xã hội. Bằng các thủ pháp lừa đảo tinh vi và chuyên nghiệp, những kẻ lừa đảo mạo danh những nhân vật đáng chú ý trong thế giới tiền điện tử hoặc các tỷ phú như: Vitalik Buterin hoặc Elon Musk, để cung cấp quà tặng là các token có giá trị trên các mạng xã hội (Facebook, Telegram và Twitter), đôi khi 

Bất cứ người chơi nào khi  đọc được thông báo dạng “gửi 1 ETH đến địa chỉ này và nhận lại số tiền X” thì đó chắc chắn là lừa đảo. Hãy nhớ rằng, tiền điện tử, tiền ma xhoas vẫn là tiền và không ai cho tiền miễn phí bao giờ cả.

Sao chép các trang web của sàn giao dịch nổi tiếng

Trong giao dịch, người chơi nên cẩn trọng và chuẩn bị tâm lý luôn kiểm tra lại địa chỉ URL và đánh dấu các trang web thường xuyên truy cập. Thông thường, bản sao chép chính xác của các dự án hợp pháp, thường là các sàn giao dịch (Exchanges) hoặc các trang web ICO, được sử dụng để ăn cắp tiền và thông tin cá nhân. Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho web giả như web thật và dụ con mồi vào trồng. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”, v.v.

Quảng cáo lừa đảo

Gần đây, lại mọc lên một hình thức lừa đảo trong Crypto vô cùng tinh vi đó là lợi dụng các quảng 

cáo dẫn đến các trang web lừa đảo. Các ví dụ gần đây bao gồm quảng cáo Google Ads cho các sàn giao dịch giả mạo. Người chơi cần cảnh giác với các URL giả vì chúng gần như giống với URL thật. Hãy đánh dấu chúng và không truy cập các URL khác ngay cả khi chúng trông giống nhau. Các tiện ích mở rộng của Chrome như Metamask giúp tránh các trang web lừa đảo.

DNS hacks

Bằng cách sửa đổi bản ghi DNS của trang web hợp pháp, một vụ hack DNS xảy ra khi lưu lượng truy cập được chuyển hướng từ trang web hợp pháp đến trang web lừa đảo.vDù cho  người dùng có truy cập đúng URL đi chăng nữa, nhưng sẽ vô tình bị chuyển hướng đến một trang web lừa đảo. 

Trên thực tế, đã có rất nhiều sàn bị hình thức lừa đảo trong Crypto này. Chẳng hạn như sàn Etherdelta, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) gần như không tồn tại và MyEtherWallet đều là nạn nhân của các vụ hack DNS.

Về cơ bản, vụ hacks này vô cùng phúc tạp. Cho dù người dùng có truy cập những trang web dấu trang, vẫn có thể bị bọn tội phạm đánh lừa. 

Chính vì vậy, để tránh bị hack DNS, người chơi cần xác minh chứng chỉ SSL của trang web mà mình đang truy cập. 

Các mục tiêu chính cho các vụ tấn công DNS như MyEtherWallet hoặc MyCrypto đều có tên chứng chỉ SSL cụ thể. Nếu chứng chỉ SSL không khớp hoặc gặp lỗi, hãy thoát khỏi trang web ngay lập tức. 

Chạy chúng bằng ngoại tuyến cục bộ trên máy tính cũng là một trong những cách để ngăn chặn các vụ hack DNS cho MyEtherWallet và MyCrypto.

Giả mạo Email

Hình thức lừa đảo trong Crypto này còn được gọi là phishing. Bằng nghiệp vụ giả tạo email một cách chuyên nghiệp, người dùng sẽ bị chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo nơi bọ lừa đảo cố gắng lấy cắp tiền và thông tin cá nhân.Nắm thóp các hình thức lừa đảo trong Crypto

Giả mạo các team support

Giả danh là nhóm hỗ trợ của một dự án hoặc một sàn giao dịch lớn là một trong những hình thức lừa đảo trong Crypto phổ biến hiện nay. Những kẻ xấu này sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền gửi hoặc khóa cá nhân (Private Key).

Giả mạo các sàn giao dịch & apps

Có thể , có tới 204 sàn giao dịch giả đã được phát hiện và thu giữ vào năm 2017. Một trong số những sàn này phải kể đến như BitKRX. Ngoài ra, hãy để ý tính hợp pháp của các ứng dụng mà anh em tải xuống điện thoại hoặc trình duyệt của mình.

Cloud Mining

Ngày nay, việc khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) đã không còn quá xa lạ. Việc khai thác này có mức chi phí thiết bị khai thác và chi phí điện cho các cá nhân khá cao. Điều này, vô tình đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu dễ dàng để thực hiện các hoạt động lừa đảo.

MiningMax từng gây náo loạn trong giới Coin vì hình thức lừa đảo quá tinh vi này. Dịch vụ này là một dịch vụ khai thác dựa trên đám mây yêu cầu mọi người đầu tư 3.200 USD cho ROI hàng ngày trong hai năm và nhận 200 USD tiền hoa hồng cho mỗi nhà đầu tư giới thiệu (ref). Kết cục, các nhà đầu tư đã bị web này lừa đảo các nhà đầu tư lên tới 250 triệu USD

Ponzi (Mô hình kim tự tháp & đa cấp)

Mô hình Ponzi hay mô hình kim tự tháp là hình thức vay tiền kiểu đa cấp tức lấy tiền của người này để trả nợ người khác. Những kẻ đi vay sẽ quảng bá và chiêu dụ bằng những lời cam kết có cánh và nêu ra những tấm gương làm giàu thành công vô cùng thuyết phục. Đợi người chơi sập bẫy, bọn chúng thực hiện hành vi thành công. Trong khi đo, người chơi không hề hay biết và vô tình lại trở thành người cho vay mới và bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại đi tìm và giới thiệu những người chơi khác cùng vay.

Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới.

Khét tiếng nhất trong lịch sử tiền điện tử với mô hình Ponzi là Bitconnect. Điều đáng nói, mô hình này duy trì hoạt động rầm rộ trong một năm mà không một ai phát hiện hành vi lừa đảo, cho đến khi họ hạ cú chốt chí mạng với scam lớn nhất cho đến nay.

Vốn hóa thị trường của Bitconnect vào thời điểm sụp đổ là khoảng 2 tỷ USD và giá của đồng token là khoảng 320 USD. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, nó giảm mạnh xuống còn 6 USD và vốn hóa thị trường giảm xuống còn 40 triệu USD.

Bitconnect có một lượng lớn người theo dõi và hoạt động tiếp thị (marketing) được tổ chức rất tốt và thành công. 

Malware và Crypto Mining 

Một hình thức lừa đảo trong Crypto cần cảnh giác là các đối tượng lừa đảo sử dụng các phần mền độc hại. Phần mềm độc hại trong tiền kỹ thuật số có 2 dạng: 

  • Malware: đây là phần mềm độc hại phổ biến. Phần mềm này được thiết lập để ăn cắp khóa cá nhân hoặc tiền, chỉ cần người dùng ngây thơ cả tin một chúng là kẻ lừa đảo sẽ thực hiện trót lọt. 
  • Crypto Mining: đây là phần mềm độc hại khai thác tiền điện tử dạng thứ hai. Bằng cách bí mật sử dụng tài nguyên của máy tính bị nhiễm, kẻ xấu sẽ khai thác tiền điện tử, tại mạng khai thác phi tập trung.

Một dấu hiệu đáng chú ý của việc khai thác coin là việc sử dụng CPU hoặc GPU bất ngờ tăng lên. Các thiết bị do hoạt động quá trở nên ồn ào hơn khi tốc độ quạt tăng lên để giữ cho thiết bị luôn mát.

Do đó, phải cực kỳ thận trọng khi thiết lập các phần mềm trên máy tính để giao dịch hoặc giao dịch Crypto. Nếu người chơi đang sử dụng Google Chrome, hãy chú ý đến các tiện ích mở rộng mà anh em đang cài đặt và nói chung luôn kiểm tra kỹ tính xác thực của ứng dụng và nguồn của ứng dụng.

Giả mạo Pools và lừa đảo OTC

Thông qua tổ chức ở nhóm Telegram hoặc Discord, các nhóm lừa đảo sẽ cung cấp phân bổ (allocations) cho các ICO sắp tới và yêu cầu người chơi gửi tiền. Phổ biến nhất là đồng Ethereum, bởi sẽ giúp cho việc đóng góp vào nhóm để nhận các mã token ICO sau này. 

Trong khi một số nhóm hợp pháp nhìn chung rất khó để tham gia – họ có thể yêu cầu một khoản phí cao mỗi tháng, KYC và một bộ kỹ năng cụ thể – hầu hết chúng chỉ là lừa đảo. 

Và một khi gửi tiền vào một nhóm giả mạo, sẽ không có cách nào để nhận được “tiền hoàn lại”. Trên thực tế bản chất tiền điện tử là ẩn danh,  do đó hoàn tiền là điều không thể. 

Các trò gian lận OTC giả mạo hoạt động theo cùng một cách. Họ đề nghị bán hoặc mua tài sản trực tiếp từ anh em, yêu cầu anh em gửi tiền trước và sau đó biến mất.

Các giao dịch OTC cực kỳ rủi ro vì vậy hãy tiến hành một cách thận trọng và sử dụng bên thứ ba đáng tin cậy làm vật ký quỹ. Song, đôi khi người trung gian có thể là đồng phạm của người đang cung cấp giao dịch OTC. Người chơi hãy cẩn thận. 

Pump và DumpsNắm thóp các hình thức lừa đảo trong Crypto

Đây là hình thức thao túng giá và khối lượng của một đồng tiền. Thường xảy ra ở những đồng Coin ít được biết đến và đồng Token thường có vốn hóa thấp. Ban đầu, bọn xấu sẽ bơm giá trong một khoảng thời gian ngắn bằng đổ xô mua số lượng lớn và tung tin sau đó họ bán phá giá. 

Phone hacks

Một số người có ảnh hưởng đến tiền điện tử nổi tiếng trong thời gian gần đây đã báo cáo về việc tài sản của họ bị đánh cắp bởi kẻ tấn công. Việc này, đã gây hoang mang không ít cho cộng đồng Crypto. Theo đó, họ đã bị kẻ xấu chiếm quyền kiểm soát số điện thoại. Tiếp đến, kẻ tấn công mạo danh chủ nhân của một số điện thoại khi gọi đến nhà cung cấp điện thoại di động và yêu cầu chuyển số sang SIM mới. Bằng hình thức này, kẻ xấu đã có quyền truy cập vào email của người dùng, 2FA và tất cả các công cụ liên quan để lấy cắp tài sản.

Đổi tên trên Telegram

Việc rất nhiều cộng đồng, người dùng trao đổi thông tin giao dịch trên Telegram đã không còn quá xa lạ. Song, đây cũng chính là điều tạo cơ hội cho bọn lừa đảo hoành hành.

Do Telegram không cố định tên người dùng vĩnh viễn, nên kẻ xấu thường đổi tên của mình giống admin nhóm cộng đồng và nhắn tin những thành viên khác để lừa đảo. Tiếp đến, chúng sẽ đưa ra các kèo ảo và không ngừng kêu người chơi góp tiền vào, hứa hẹn lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn.

Chiêu trò này ngày càng tinh vi hơn khi sử dụng bio thay cho username (tên hiển thị thì có thể trùng được, nhưng username – đứng sau ký tự @, ví dụ @xuanchu97, thì không thể đặt giống nhau). Điều này có thể hình dung như sau: kẻ xấu sẽ đổi bio thành username giống admin và thực hiện ẩn đi username của mình. Nếu người chơi không kiểm tra kĩ, sẽ thấy bio ghi là @username giống admin và vì thế nộp tiền trót lọt . 

Tin nhắn chúc mừng send fund nhận về gấp đôi

Đây cũng là hình thức lừa đảo trong Crypto xuất hiện từ lâu. Ví dụ như có thể chào mừng một dịp nào đó hay sự kiện của dự án X, người dùng gửi một số lượng fund nhất định, sẽ nhận lại nhiều hơn. Mặc dù, đây thường là điều vô lý nhưng người chơi mới còn non kinh nghiệm sẽ sập bẫy một cách dễ dàng.

Đột nhiên nhận được lượng token giá trị lớn

Vào nửa cuối năm 2021, thị trường Crypto vô cùng hoảng hốt khi xuất hiện một hình thức mới đầy tinh vi. Theo đó, kẻ lừa đảo đã đột nhập ví người dùng và lấy hết tài sản của họ. Còn nhớ, khoảng thời gian này hầu như  là ví người dùng nào cũng đột nhiên nhận được một lượng token lạ với giá trị rất cao (khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn đô). Nhưng khi bán ra sàn DEX thì không được. Một lúc sau, tất cả tài sản trong ví đó sẽ bị biến mất. Đó là do kẻ lừa đã đã thiết lập Smart Contract có thể lấy hết tài sản người dùng khi họ nổi lòng tham và muốn bán sạch. 

Giả mạo twitter dự án

Một số dự án nổi tiếng nhưng không có các tài khoản mạng xã hội chính thức như Twitter, Telegram (chat/announcement). Do đó, người dùng có thể lập ra tài khoản tương tự nhằm tung tin đồn thất thiệt làm người dùng lo lắng.

Link bán token giả mạo

Dựa trên trào lưu IDO với lợi nhuận khủng, kẻ xấu sẽ tạo ra các đường link bán token IDO, mà trong đó yêu cầu người dùng chuyển tiền trước.

Cách giao dịch tiền điện tử để tránh hình thức lừa đảo trong Crypto

Người chơi nên chọn giao dịch tại các sàn giao dịch lớn uy tín và minh bạch, rõ ràng nhu Binance, Huobi, OKEx, FTX,… Thêm vào đó, tìm các nguồn thông tin chính thống về các dự án thông qua các trang uy tín như coingecko, hoặc coinmarketcap. Đồng thời phải tự biết bảo mật các thông tin cá nhân của mình, nhất là private key và seed phrase. Hãy nhớ rằng, đừng vì ham lợi mà không suy xét kỹ càng khi thực hiện giao dịch vì rất dễ “tiền mất tật mang”.

Sàn Crypto Uy Tín

Kết luận

Nói tóm lại, ngày nay hình thức lừa đảo trong Crypto vô cùng tinh vi. Các đối tượng lừa đảo ngày càng lộng hành và sử dụng mọi chiêu trò để dụ dỗ con mồi. Thêm vào đó, công nghệ kỹ thuật ngày một phát triển càng tạo điều kiện và cơ hội cho bọn xấu giở các trò bẩn thỉu để hại người chơi. Chính vì vậy, các anh em trader hãy cực kỳ cảnh giác và cẩn trọng khi giao dịch nhé! Nhất là phải biết bảo mật các thông tin cá nhân của mình. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể đem đến cho bạn đọc kiến thức bổ ích về các hình thức lừa đảo trong Crypto hiện nay. Chúc các bạn một ngày giao dịch tốt lành. 

Tags: sàn giao dịch lừa đảo
Bài Trước Đó

Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cổ phiếu ưu đãi khác gì với cổ phiếu phổ thông? 

Bài Tiếp Theo

Vàng hôm nay biến động đảo chiều tăng

giavangtructuyen24h

giavangtructuyen24h

Liên QuanBài Viết

FATF là gì? Những điều thú vị về Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế

FATF là gì? Những điều thú vị về Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế

FATF là viết tắt của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế, đóng vai trò then chốt trong việc...

Ví DeFi là gì? Top 5 ví DeFi an toàn hàng đầu cho cộng đồng coin thủ

Ví DeFi là gì? Top 5 ví DeFi an toàn hàng đầu cho cộng đồng coin thủ

Khi nói đến tài chính phi tập trung (DeFi), một trong những công cụ chính mà bạn cần có trong...

So sánh ví cứng Ledger và Trezor: Lựa chọn nào phù hợp cho bạn vào năm 2025?

So sánh ví cứng Ledger và Trezor: Lựa chọn nào phù hợp cho bạn vào năm 2025?

Khi nói đến ví cứng để lưu trữ tiền điện tử, Ledger và Trezor luôn là hai cái tên được...

Bài Tiếp Theo
Phân tích cơ bản vàng XAU/USD ngày 16-6

Vàng hôm nay biến động đảo chiều tăng

Bài viết mới

Tổng đài ACB online - Hỗ trợ khách hàng 24/7 nhanh chóng

Tổng đài ACB online – Hỗ trợ khách hàng 24/7 nhanh chóng 

Tổng đài ACB online là số mấy? Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) hiện đang cung cấp...

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao tiền 1 chỉ? Cập nhật giá vàng 9999, vàng SJC

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao tiền 1 chỉ? Giá vàng Bảo Tín Minh Châu 24h qua

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao nhiêu tiền 1 chỉ? Giá vàng 9999 hôm nay tăng hay giảm? Giá...

vang 610 2

Vàng 610 là gì? Cập nhật giá vàng 610 hôm nay

Vàng 610 luôn được sử dụng khá nhiều trong quá trình chế tác trang sức. Vậy vàng 610 là gì?...

Vàng 14K là vàng gì? Giá vàng 14K hôm nay bao nhiêu một chỉ

Vàng 14K là vàng gì? Giá vàng 14K hôm nay bao nhiêu một chỉ

Thị trường vàng ngày càng sôi nổi cùng với nhiều loại vàng khác nhau. Nhu cầu mua sắm của mỗi...

Lãi Suất Ngân Hàng

Lãi suất ngân hàng Eximbank mới nhất hiện nay. Có nên gửi tiết kiệm Eximbank không?

Lãi suất ngân hàng Eximbank mới nhất hiện nay. Có nên gửi tiết kiệm Eximbank không?

20/11/2023
Bảng lãi suất ngân hàng Agribank cập nhật mới nhất

Bảng lãi suất ngân hàng Agribank cập nhật mới nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Gửi tiết kiệm Sacombank lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Gửi tiết kiệm Sacombank lãi suất bao nhiêu?

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất

Lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng TPBank cập nhật mới nhất. Có nên gửi tiết kiệm tại TPBank?

Lãi suất ngân hàng TPBank cập nhật mới nhất. Có nên gửi tiết kiệm tại TPBank?

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Vietinbank mới nhất

Lãi suất ngân hàng Vietinbank cập nhật mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng ACB 2023

[Cập nhật] Lãi suất ngân hàng ACB mới nhất. So sánh lãi suất ngân hàng hiện nay

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Techcombank hiện nay bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng Techcombank hiện nay bao nhiêu? Lãi suất tiết kiệm Lộc Phát Techcombank

20/11/2023
Bảng lãi suất ngân hàng VPBank mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Bảng lãi suất ngân hàng VPBank mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

20/11/2023
Cập nhật mới nhất lãi suất ngân hàng BIDV. Gửi ngân hàng BIDV 100 triệu lãi bao nhiêu?

Cập nhật mới nhất lãi suất ngân hàng BIDV. Gửi ngân hàng BIDV 100 triệu lãi bao nhiêu?

20/11/2023

  • Fintech
  • MMO-Kiếm Tiền Online
  • Vay Tài Chính
  • App Vay Tiền
  • Tiền tệ – Tỷ giá
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Thông Tin Coin
  • Đầu Tư Coin
  • Thị Trường Bảo Hiểm
  • Ngân Hàng
  • Lãi Suất Ngân Hàng
  • Thông Tin Sàn
  • Tin Chứng Khoán 
  • Mã Cổ Phiếu
  • Thẻ Tín Dụng
  • Kiến Thức Kinh doanh
  • Thư Viện Game
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Facebook Zalo Youtube

gia-vang-hom-nay

Giavang.com là trang cập nhật giá vàng hàng ngày, là kênh thông tin các thị trường tài chính như Vàng Forex, Quỹ Đầu Tư Vàng, Cổ phiếu Vàng….giúp nhà đầu tư có thêm thông tin về biến động thị trường, tin tức về các tổ chức, sàn giao dịch….Giavang.com không phải là sàn môi giới ngoại hối-Forex

DMCA.com Protection Status

Văn Phòng Đại Diện Giavang.com

Địa chỉ: Tầng 23, AB Tower, 76A Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Email:   giavangtructuyen24h@gmail.com

No Result
View All Result
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Dự Báo Giá Vàng
    • Biểu Đồ XAU/USD
    • Giá Vàng Trong Nước
    • Giá Vàng Thế Giới
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Vàng Forex
    • Vàng Vật Chất
    • Crypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
    • Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Tài Chính
      • Vay Tài Chính
      • Fintech
    • Ngân Hàng
      • Tỷ Giá Tiền Tệ
      • Lãi Suất
      • Thẻ Tín Dụng
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Tin Tức Sàn
  • Phân Tích Kỹ Thuật
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Kiếm Tiền Online

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In