Sonic R là chỉ báo tương tự kháng cự hỗ trợ kết hợp với các đường EMA. Cùng Giavang.com tìm hiểu thông tin về Sonic R ngay bài viết sau đây.
Mục Lục
- 1 Hệ thống Sonic R là gì?
- 2 Sonic R- câu chuyện giao dịch thành công
- 3 Triết lý hoạt động Sonic R
- 4 Sự xuất hiện của Sonic R
- 5 Có nên giao dịch với Sonic R không? Vì sao?
- 6 Sonic R có những quy tắc nào?
- 7 Hướng dẫn sử dụng hệ thống Sonic R trong forex
- 8 Ví dụ về cách thiết lập hệ thống Sonic R
- 9 Bật mí bí mật giao dịch Entry-Sonic R
- 10 Phân tích sóng Sonic R
- 11 Lưu ý khi sử dụng dụng Sonic R
Hệ thống Sonic R là gì?
Sonic R là chỉ báo được nhiều nhà đầu tư ứng dụng và mang lại nhiều hiệu quả, Sonic R có những tính chất tương tự các EMA khác:
- Trend: giá nằm trên Sonic R cho thấy xu hướng tăng và nằm dưới Sonic R cho thấy xu hướng giảm.
- Giá dịch chuyển ra xa sẽ hội tụ lại cùng EMA
- Hỗ trợ và kháng cự: khi giá phá EMA có hành động quay lại kiểm tra
Sonic R là chỉ bảo tương tự một hỗ trợ kháng cự khi kết hợp cùng EMA. Gồm EMA 34, 89, 200. Theo lý thuyết sóng Elliot, mỗi sóng lớn sẽ có 34 sóng chủ và 89 sóng điều chỉnh. Các EMA có vai trò như hỗ trợ và kháng cự, EMA càng lớn lực đẩy càng lớn.
Cách giao dịch trên nền tảng MyFxBook
Sonic R- câu chuyện giao dịch thành công
Chỉ báo Sonic R được phát triển bởi Sonicdeejay. Dưới đây là toàn bộ câu chuyện về việc tạo nên chỉ báo này.
Tôi đã giao dịch từ năm 2008 và đã gặp may mắn cho đến nay. Giống như nhiều người khác, tôi bắt đầu tìm kiếm các chỉ số để có thể mua/bán mà không bị thua lỗ.
Sau một khoảng thời gian, tôi nhận ra rằng phương pháp giao dịch của mình không hoạt động tốt, các biểu đồ lộn xộn và có quá nhiều chỉ số để cập nhật. Điều đó làm cho các tín hiệu chậm trễ được kích hoạt. Ngày càng có nhiều tổn thất. Tôi nhận ra rằng các chỉ số giá được tính toán sẽ không đưa ra tín hiệu kịp thời.
Khi dành thời gian nghiên cứu về hệ thống TA, đọc sách và ứng dụng kinh nghiệm giao dịch của riêng tôi, tôi nhận ra rằng không có chỉ số nào có thể dự đoán chính xác sự dịch chuyển của giá. Tôi tập trung nhiều hơn đến các vấn đề như quản lý vốn, xu hướng chính, mức hỗ trợ và kháng cự, v.v.
Triết lý hoạt động Sonic R
Giao dịch là xác suất. Thắng hay thua đều có thể xảy ra khi bạn giao dịch. Những gì bạn có thể kiểm soát là tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Tuân theo các quy tắc để cơ hội chiến thắng được nâng cao.
Sự xuất hiện của Sonic R
Sonic R là một hệ thống xoay đơn giản với khung M15 mà tôi đã sử dụng theo cuốn sách của Raghee. Đường trung bình động có thể được sử dụng một cách mù quáng nhưng vẫn cho tín hiệu giao dịch tốt. Nhưng tôi tự tin rằng tôi có đủ kinh nghiệm để thấy các ngoại lệ đặc biệt là vào những thời điểm thị trường biến động. Vì vậy, tôi đã điều chỉnh các thông số của đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, phân tích hành động giá và biểu đồ sóng để làm cho hệ thống hoạt động với tỷ lệ thành công cao. Và hệ thống này được gọi là Sonic R. Tuy nhiên, đây không phải là một hệ thống hoàn toàn hiệu quả, chúng dựa trên EMA trung bình động theo cấp số nhân, với hệ thống này các nhà đầu tư có thể kiếm được từ 50-400 pips/giao dịch.
Có nên giao dịch với Sonic R không? Vì sao?
Giao dịch hệ thống Sonic R sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao cơ hội thắng và hạn chế thua lỗ, việc ứng dụng những quy tắc Sonic R sẽ giúp nhà đầu tư chiến thắng trong hầu hết các giao dịch.
Tuy nhiên để hạn chế rủi ro bạn cần đặt take profit và stop loss phù hợp.
Sonic R có những quy tắc nào?
Sonic R là trade hành động giá giữa vùng hỗ trợ và kháng cự, hoạt động trên khung M15 và sử dụng hành động giá ở mức hỗ trợ và kháng cự để nhập lệnh. Ngoài ra, Sonic R cũng kết hợp với Dragon và các chỉ số kỹ thuật xu hướng.
Wave
Wave tạo sóng, sóng L-H-HL bắt đầu từ phía dưới Dragon và chuyển sang LL đối với lệnh bán và chuyển sang HH với lệnh mua
Dragon
Dragon được ứng dụng để tìm điểm vào lệnh thích hợp.
Trend
Trend ứng dụng để nhận định hướng di chuyển của xu hướng để giao dịch hiệu quả hơn.
Phiên giao dịch
Không nên sử dụng Sonic R ở phiên Á. Khuyến nghị dùng trong phiên Âu để có hiệu quả tốt nhất.
Cặp tiền tệ
Phù hợp với tất cả cặp tiền tệ. Nhà đầu tư cần đặt stoploss ít nhất 80 pip đối với các cặp tiền có JPY.
Khung thời gian
Hệ thống Sonic R thường được dùng trong khung thời gian M15, H4 hoặc D4 với mục đích kết hợp, tìm kiếm mô hình nến cho khung M15.
Hướng dẫn sử dụng hệ thống Sonic R trong forex
Điểm đặt Entry
Các nhà giao dịch cần phải chờ đợi cho nến ở chân của sóng thứ 3 thoát ra khỏi Dragon, sau đó đặt Entry ít nhất một vài pips bên ngoài sẽ an toàn hơn khi các khu vực hỗ trợ và kháng cự chưa được hình thành. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể đặt Entry ở mức giá trên xu hướng cho các lệnh mua và dưới xu hướng cho các lệnh bán.
Điểm đặt Re-entry
Đặt re-entry khi giá phá vỡ đỉnh hoặc đáy gần nhất, chưa có vùng kháng cự và hỗ trợ
Điểm đặt TP
Chọn các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong quá khứ. Các mức này có thể là tất cả hoặc một phần của sóng trước đó trong khung M30 hay điểm giữa của vùng nén giá. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng có thể chọn ngưỡng trong phạm vi ngay để vào lệnh hoặc thoát lệnh nhanh hơn.
Điểm đặt SL
Dừng lỗ nên được đặt bên ngoài đỉnh cho các lệnh bán và bên ngoài đáy cho các lệnh mua của swing gần nhất. Lưu ý, không nên đặt dừng lỗ hơn 100-120 pips từ Entry (EUR/USD).
Ví dụ về cách thiết lập hệ thống Sonic R
Thiết lập điểm bán
Quan sát ví dụ dưới đây về lệnh bán khi sử dụng hệ thống Sonic theo nguyên tắc stoploss
Thiết lập điểm mua
Ví dụ về sóng tích cực có chân đầu vượt qua Dragon
Thiết lập điểm Re-entry
Lưu ý có nhiều mức cao và thấp, tất cả đều tăng khi giá thoát ra khỏi Dragon nhưng tất cả đều là sóng chặt chẽ không lan rộng, là sóng có mức cao hơn và thấp hơn, một entry tốt sẽ hạn chế được rủi ro thấp được thiết lập khi hoạt động, giá biến động theo xu hướng.
Đối với re-entry là một sự hình thành sóng mới khi các thiết lập trước đó bắt đầu hoạt động. Điều này sẽ dẫn đến việc lùi giá, có thể chạm hoặc thoát ra khỏi Dragon sau đó quay trở lại một lần nữa để tiếp tục xu hướng giao dịch. Các nhà giao dịch có một thiết lập entry bổ sung tại bất kỳ điểm nào tại rào cản thứ 3 của một làn sóng mới, từ trong đến xung quanh Dragon cho đến lúc giá phá vỡ qua đỉnh hoặc đáy được hình thành trước đó.
Bật mí bí mật giao dịch Entry-Sonic R
Về cơ bản, hệ thống Sonic R được giao dịch theo nến Búa và làm chìm khung thời gian H4 hay D1 bằng việc tìm điểm entry ở khung thời gian M15. Điều này khiến những thiết lập của Sonic có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
Phân tích sóng Sonic R
Để phân tích và tìm hiểu ý nghĩa sóng Sonic R, nhà đầu tư có thể hiểu các ký hiệu dưới đây:
- L: Low – đáy
- H: High – đỉnh
- LL: Lower Low – đáy thấp
- HH: Higher High – đỉnh cao
- LH: Lower High – đỉnh thấp
- HL: Higher Low – đáy cao
Trong một xu hướng tăng nhà đầu tư có thể thấy rất nhiều HH và HL, tương tự trong xu hướng giảm sẽ có nhiều LH và LL.
Lưu ý khi sử dụng dụng Sonic R
Như đã đề cập, Sonic R là chỉ báo thường được kết hợp với EMA có đặc điểm tương tự với EMA, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý thêm 6 yếu tố sau:
- Sonic R thích hợp với Scalping trong các khung thời gian ngắn hạn như M15, H1.
- Nên dùng các khung thời gian lớn như H4, D1 để xác định xu hướng chính rồi mới nhập các khung thời gian nhỏ hơn để tìm điểm vào.
- Kết hợp Sonic R với pin bar, cặp nến đảo chiều,… để tìm điểm vào lệnh chính xác hơn.
- Khi giá cách xa các đường EMA, nó sẽ có xu hướng hội tụ, vì vậy việc nhập lệnh với sóng thoái lui là phù hợp. Thế nhưng, nhà đầu tư nên thận trọng khi giao dịch ngược xu hướng chính để thiết lập một điểm dừng lỗ hợp lý.
- Các đường EMA được coi là vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Vì vậy, nếu dòng này trùng với các khu vực chính trước đó, xác suất nhập lệnh thành công càng cao.
- Giống như các đường trung bình động khác, chỉ báo Sonic R không phù hợp để sử dụng khi thị trường đi ngang.
Bài viết trên chia sẻ thông tin về hệ thống Sonic R, và ứng dụng nó vào giao dịch. Nên kết hợp Sonic R với các chỉ báo đơn giản, đường trung bình động để nâng cao lợi nhuân. Chúc bạn thành công.