Hệ số beta trong chứng khoán là hệ số gì? Làm thế nào để có thể tính được hệ số rủi ro? Tại sao các nhà đầu tư cần phải quan tâm đến hệ số beta? Hãy cùng giavang.com đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
Mục Lục
Hệ số beta là gì?
Hệ số beta (ký hiệu là β) hay còn được gọi là hệ số rủi ro là thước đo về cách một tài sản cá nhân di chuyển (tính trung bình) khi thị trường chứng khoán tổng thể tăng hoặc giảm. Beta là một thước đo hữu ích về sự đóng góp của một tài sản riêng lẻ vào rủi ro của danh mục thị trường khi nó được thêm vào với số lượng nhỏ.
Chi phí cơ hội là gì? Cách ứng dụng vào cuộc sống và kinh tế
Tại sao chi phí tài chính lại quan trọng?
Công thức tính hệ số rủi ro
Công thức: Hệ số beta (β) = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)
Trong đó:
- Re: là tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
- Rm: là tỷ suất sinh lời của thị trường
- Cov (Re, Rm): là hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán e và tỷ suất sinh lời của thị trường
- Var (Rm): là phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường
Tỷ suất sinh lời được tính theo công thức sau: R = (p1-p0)/p0
Trong đó:
- p1: là giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
- p0: là giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.
Ví dụ: Chứng khoán A có tỉ suất sinh lời là 24%, tỷ suất sinh lời của thị trường là 12%, tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%, Vậy hệ số rủi ro của chứng khoán A là bao nhiêu?
Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán A và tỉ lệ phi rủi ro là 24%-2% = 22%. Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 12% – 2% = 10%
=> Hệ số Beta là 22/10=2,2
Ở đây ta thấy hệ số rủi ro > 1 tức là chứng khoán A có thể sẽ sinh ra lợi nhuận cao. Nhưng đi kèm với lợi nhuận cao sẽ có những rủi ro tiềm ẩn. Do đó nhà đầu tư cần tính toán, xem xét kỹ các tiêu chí khác.
Ý nghĩa của hệ số Beta (hệ số rủi ro)
Chỉ số rủi ro sẽ giúp các trader có thể nhận biết được mức độ rủi ro của cổ phiếu để có thể đưa ra một sự đầu tư hợp lý.
Đối với trường hợp hệ số β = 0: tức là mức biến động giá của cổ phiếu không dính líu gì đến mức biến động của thị trường.
Đối với trường hợp hệ số β > 0 sẽ xảy ra 3 trường hợp như sau:
- Khi β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
- Khi β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán sẽ thấp hơn so với mức biến động của thị trường.
- Khi β >1: Mức biến động giá của chứng khoán sẽ cao hơn mức biến động của thị trường. Trong trường hợp này cổ phiếu sẽ có thể sinh ra lợi nhuận cao và bên cạnh đó cũng có những rủi ro tiềm ẩn.
Đối với trường hợp hệ số β < 0: tức là cổ phiếu có xu hướng biến động ngược trái chiều với biến động của thị trường.
Ưu và nhược điểm của hệ số Beta
Ưu điểm
- Hệ số rủi ro sẽ giúp các nhà đầu tư biết được cổ phiếu có đi cùng hướng với thị trường không trong thời điểm hiện tại.
- Các nhà đầu tư sẽ có thể đánh giá được mức độ biến động của cổ phiếu so với thị trường chung.
- Hệ số Beta được coi là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Dựa vào mô hình CAPM, các trader sẽ biết được tài sản đó được định giá cao hay thấp hơn giá trị thực của nó.
Nhược điểm
Theo giả thuyết, tỷ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Nhưng thực tế thì thị trường tài chính không phải lúc nào cũng tuân theo phân phối chuẩn mà sẽ luôn biến động khôn lường. Do đó việc dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu dựa vào hệ số rủi ro sẽ không chính xác mọi lúc.
Ứng dụng của hệ số beta
- Hệ số Beta được ứng dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) giúp trader phân tích và ước tính được giá cổ phiếu.
- Để định hướng đầu tư thì các trader thường sử dụng hệ số beta, tuy nhiên cần kết hợp đánh giá cùng với các chỉ số khác như P/E, ROA, EBIT, ROE,…để đạt được hiệu quả cao.
Kết luận
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về hệ số beta cũng như cách tính và ứng dụng của hệ số beta trong chứng khoán.
Bài viết liên quan:
Vay thế chấp là gì? Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất
Vay tiền online là gì? Các hình thức và thủ tục vay tiền trực tuyến
Lotte Finance là gì? Lãi suất vay hiện nay của Lotte Finance