Hạn mức tín dụng là gì? Làm thế nào để tăng hạn mức tín dụng cao hơn? Chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu rõ về hạn mức tín dụng thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1 Hạn mức tín dụng là gì?
- 2 Phân loại hạn mức tín dụng (Line of credit)
- 3 Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng
- 4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng là gì?
- 5 Lợi ích của hạn mức tín dụng
- 6 Làm thế nào để thay đổi hạn mức tín dụng
- 7 Có thể sử dụng tối đa bao nhiêu hạn mức thẻ tín dụng?
- 8 Kết luận
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng (Line of credit) là giới hạn mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định (thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm theo như quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng). Ngân hàng sẽ dựa trên lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng,…của khách hàng khi xét duyệt hồ sơ.
Bạn có thể hiểu rằng hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể chi trả bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Tuy nhiên, nếu bạn chi trả vượt qua mức cho phép của thẻ thì bạn sẽ phải chịu thêm phí do ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó quy định. Và mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
CIC là gì? Cách check CIC miễn phí. Các lưu ý để tránh bị nợ xấu trên CIC
Nợ xấu là gì? Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Thẻ NAPAS là gì? Ưu điểm và cách dùng của thẻ NAPAS
eKYC là gì? Lợi ích của công nghệ định danh điện tử trong banking?
Phân loại hạn mức tín dụng (Line of credit)
Hạn mức tín dụng được chia làm hai loại hạn mức tín dụng cuối kỳ và trung kỳ.
- Hạn mức tín dụng cuối kỳ là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kỳ, trong đó số dư nợ cho vay thực tế cuối kỳ không được vượt quá;
- Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kỳ trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kỳ. Để đảm bảo số dư nợ thực tế cuối kỳ đúng với hạn mức đã quy định vào cuối kỳ, thì số vay nợ bổ sung này cần được hoàn trả ngay trong kỳ.
Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng
Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng đều sẽ có một số điều kiện chính sau đây:
- Đối với các doanh nghiệp trong nước cần có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,…
- Có sẵn phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.
- Có tài sản đảm bảo.
- Không có các khoản nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng là gì?
- Mức thu nhập hàng tháng: Nếu mức thu nhập hàng tháng càng cao và ổn định thì bạn sẽ được hưởng một mức hạn thẻ dụng cao từ ngân hàng.
- Lịch sử tín dụng: Hồ sơ tín dụng quá hạn hoặc đang dính nợ xấu thì hạn mức tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn cần chú ý trả các khoản vay đúng hạn để tránh bị ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng nhé!
- Dựa trên hạn mức các thẻ tín dụng trên cùng chủ sở hữu: Nếu bạn mở thẻ tín dụng mới khi đang sử dụng thẻ tín dụng từ nhiều ngân hàng khác thì ngân hàng mới sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của các thẻ cũ. Nếu lịch sử đó uy tín và không có các khoản nợ, thanh toán nợ quá hạn thì hồ sơ sẽ được phê duyệt dễ hơn và có hạn mức cao.
Lợi ích của hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn:
- Tiện lợi: Bạn sẽ không phải mang theo nhiều tiền mặt trong người mà có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Và tại Việt Nam hiện nay thì việc sử dụng hạn mức tín dụng đã trở nên khá phổ biến và được chấp nhận thanh toán ở nhiều nơi. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng giúp việc thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.
- Ưu đãi: Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ được hưởng % chiết khấu điều mà khi sử dụng tiền mặt không có
- An toàn: Khi bạn bị mất thẻ, bạn sẽ không sợ bị mất tiền nếu bạn báo cho tổng đài khóa thẻ khẩn cấp. Còn nếu bạn đã tìm lại được thẻ thì có thể yêu cầu mở khóa để sử dụng lại.
- Quản lý chi tiêu: Bạn sẽ nhận được bảng sao kê những gì đã chi tiêu qua thẻ hàng tháng từ đó bạn sẽ dễ dàng quản lý được các khoản đã chi tiêu, không tốn nhiều thời gian để thống kê chi tiêu thủ công. Và bạn sẽ có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp để việc chi tiêu của bạn trở nên hợp lý hơn.
- Bảo mật: Nếu bạn lỡ để mất thẻ tín dụng và bạn không thể tìm lại được, bạn có thể yêu cầu ngân hàng hủy thẻ. Nếu bạn kịp thời báo cho ngân hàng thì những khoản thanh toán trái phép bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Làm thế nào để thay đổi hạn mức tín dụng
Cách để tăng hạn mức tín dụng
Ngày nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao vì họ cần mua sắm vật dụng, vay trả góp xe, điện thoại, laptop,…Do đó nhiều khách hàng muốn tăng hạn mức tín dụng. Thủ tục tăng hạn mức tín dụng sẽ phức tạp hơn so với giảm hạn mức.
Đầu tiên ngân hàng sẽ xét xem bạn có được tăng hạn mức tín dụng hay không dựa trên thu nhập, lịch sử giao dịch, hoạt động trả nợ của bạn.
Những hồ sơ, giấy tờ bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục xin gia tăng hạn mức bao gồm:
- Đơn đề nghị tăng hạn mức thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng
- Bản sao hợp đồng lao động
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác không phải từ lương (nếu có)
Sau khi bạn nộp hồ sơ ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và nếu được chấp nhận thì bạn sẽ được tăng hạn mức. Đối với những khách hàng làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ thì khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu tăng hạn mức tín dụng là được.
Cách để giảm hạn mức tín dụng
Việc giảm hạn mức thẻ tín dụng là một cách để tránh gặp phải tình trạng chi tiêu quá đà. Thủ tục để giảm hạn mức tín dụng khá đơn giản. Khách hàng sẽ điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm hạn mức thẻ rồi gửi cho ngân hàng.
Tuy nhiên, khi bạn muốn tăng hạn mức trở lại hạn mức cũ thì bạn phải xin tăng hạn mức thẻ lại. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi làm thủ tục xin giảm hạn mức nhé!
Có thể sử dụng tối đa bao nhiêu hạn mức thẻ tín dụng?
Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đều cho phép khách hàng có thể thanh toán hết 100% hạn mức thẻ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn rút tiền mặt thì chỉ có thể rút khoảng 50% hạn mức. Và thực tế thì hầu hết các ngân hàng đều không cho phép vượt hạn mức và kể cả nếu có thì chỉ cho phép trong một khoảng mà thôi.
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về hạn mức tín dụng, cách tăng giảm hạn mức tín dụng mà giavang.com muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết trên đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Bài viết liên quan:
Thẻ Visa là gì? Sử dụng thẻ Visa có mất phí hàng tháng không?
Số tài khoản ngân hàng là gì? Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng
Thẻ Mastercard là gì? Cách làm thẻ Mastercard nhanh chóng
Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có gì khác nhau?