Gross profit (lợi nhuận gộp) luôn là một trong những số liệu mà hầu hết mọi nhà đầu tư đều rất quan tâm. Thông qua những con số này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra những phán đoán chính xác nhất về tình hình hoạt động của một công ty. Vậy cụ thể hơn lợi nhuận gộp là gì, ý nghĩa của lợi nhuận gộp và công thức tính trong đầu tư tài chính như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu bài viết sau nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về Gross profit
Gross profit là gì?
Gross profit (lợi nhuận gộp) được biết đến là những khoản giá trị chênh lệch giữa doanh thu sau khi bán sản phẩm ra thị trường và các khoản chi phí bỏ ra cho một sản phẩm nhất định hoặc các khoản khấu trừ các chi phí có liên quan. Đây chính là khoản lợi nhuận mà một doanh nghiệp sở hữu được sau khi trừ đi các chi phí bán hàng.
- Mô hình Capm là gì? Nhược điểm của mô hình Capm
- Gross Margin là gì? Cách tính Gross Margin (GPM) chi tiết
- Cash flow là gì? Công thức tính Cash flow của một doanh nghiệp
- Due diligence là gì? Tầm quan trọng của thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
Những khoản lợi nhuận này thường được dùng cho các hoạt động đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó, những kết quả này sẽ được thể hiện qua các dữ liệu, thông số hiện hữu trong các báo cáo kinh doanh hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đặc điểm của lợi nhuận gộp
Dựa trên lợi nhuận gộp, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được mức độ tiềm năng của một doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Các khoản lợi nhuận gộp thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Chi phí đầu tư cho nguyên nhiên liệu sản xuất, bao gồm cả chi phí vận chuyển.
- Chi phí cho nguồn nhân lực.
- Chi phí vận chuyển, nhập xuất kho.
- Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí thẻ tín dụng khi khách hàng mua hàng bằng thẻ.
- Khấu hao của các thiết bị dựa trên thời gian sử dụng.
- Phí hoa hồng dành cho các nhân viên bán hàng.
Ý nghĩa của lợi nhuận gộp là gì?
Việc xác định lợi nhuận gộp sẽ mang đến những thông tin có giá trị sau đây:
- Lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm rõ được biên độ lợi nhuận cụ thể. Từ đó, đơn vị sẽ dễ dàng đánh giá được tình hình hoạt động thực tế của một doanh nghiệp cụ thể.
- Hệ số này giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được số tiền cần phải trả cho sản phẩm là bao nhiêu thì mới có thể thu về được khoản lợi nhuận dự kiến.
- Gross profit còn được dùng để so sánh mức độ thành công giữa hai doanh nghiệp với nhau trong cùng một lĩnh vực.
- Ngoài ra, con số này còn thể hiện được mức độ quản lý và kiểm soát của doanh nghiệp đó như thế nào. Lãi ròng của một công ty đạt càng lớn nếu doanh nghiệp đó có biên độ dao động lợi nhuận lớn.
Công thức tính Gross Profit (lợi nhuận gộp)
Hiện nay, Gross Profit (lợi nhuận gộp) sẽ được áp dụng theo công thức tính như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng hóa (COGS)
Ví dụ, Doanh nghiệp A thu được 100.000 đô từ các hoạt động bán hàng. Khi đó, chi phí hàng hóa sẽ bao gồm 10.000 đô chi phí sản xuất vật tư, 40.000 đô chi phí chi trả cho nguồn lực lao động.
Lợi nhuận gộp của công ty sẽ được xác định như sau: 100.000 – (10.000 + 40.000) = 50.000 đô la. Lúc này, 50.000 đô chính là mức lãi gộp cho thấy lợi nhuận thu về sau khi đã khấu trừ các chi phí liên quan.
Bên cạnh đó, để xác định tỷ suất lợi nhuận gộp bạn vẫn có thể áp dụng theo công thức tính sau đây:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu.
Nếu doanh thu được tính bằng doanh thu thuần thì tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ được tính bằng công thức sau đây:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp
Gross profit (lợi nhuận gộp) có thể bị ảnh hưởng cũng như bị thay đổi bởi những yếu tố sau đây:
- Giá vốn hàng hóa và dịch vụ bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, quản lý, vận chuyển, … Nếu giá vốn hàng hóa tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm.
- Doanh thu từ các hoạt động bán hàng và doanh số: Nếu doanh thu này tăng sẽ khiến lợi nhuận gộp cũng tăng theo và ngược lại. Nhưng nếu doanh nghiệp đó không thể tăng giá sản phẩm thì lợi nhuận gộp mặc nhiên sẽ giảm.
- Các khoản chi phí sản xuất & hoạt động kinh doanh: Bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, tiền lương nhân viên, … Nếu khoản chi phí này tăng lên sẽ khiến cho Gross profit giảm đi.
- Các hoạt động quản lý rủi ro, cải thiện hiệu suất: Những hoạt động quản lý rủi ro sẽ giảm thiểu các vấn đề tiêu cực đến từ các lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp. Khi quá trình sản xuất và vận hành được tối ưu hóa sẽ giúp năng xuất sản phẩm được tăng cao.
So sánh lợi nhuận gộp và thu nhập ròng
Phân biệt | Lợi nhuận gộp | Lợi nhuận ròng |
Định nghĩa | Số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng hóa từ doanh thu thuần | Số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh từ doanh thu bán hàng. |
Công thức | Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp | Doanh thu – Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận ròng |
Ý nghĩa | Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hoá/ dịch vụ. | Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. |
Mức độ quan trọng | Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất và giá cả sản phẩm. | Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. |
Tính chất | Lợi nhuận trước thuế | Lợi nhuận sau thuế |
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về Gross profit là gì cũng như công thức tính của Gross profit. Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ góp phần không nhỏ giúp mọi đối tượng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lợi nhuận gộp.
Xem thêm: