Gross Margin là một trong những chỉ số khá quan trọng thể hiện được tốc độ phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ. Thông qua những số liệu này, các nhà đầu tư/doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá được liệu công ty đó có đang hoạt động tốt hay không. Để hiểu rõ Gross Margin là gì, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết đánh giá phân tích ngay sau đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về Gross Margin
Gross Margin là gì?
Gross Margin (Gross Profit Margin – GPM) là biên lợi nhuận gộp thường được sử dụng để phân tích doanh nghiệp. Chỉ số này đại diện cho năng lực cạnh tranh cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Mô hình Capm là gì? Nhược điểm của mô hình Capm
- Cash flow là gì? Công thức tính Cash flow của một doanh nghiệp
- Hệ số beta là gì? Ý nghĩa và cách tính hệ số rủi ro trong chứng khoán
- Due diligence là gì? Tầm quan trọng của thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
GPM thường được xác định dựa trên sự chênh lệch về giá bán và giá vốn sản phẩm. Thông qua chỉ số GPM, một doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định rõ các yếu tố sau đây:
- Nếu chỉ số GPM > Chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định, có khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua các hoạt động sản xuất, bán hàng.
- Nếu chỉ số GPM < Chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp một vài vấn đề khó khăn trong các hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận.
Ý nghĩa của Gross Margin
Dựa trên các chỉ số mà Gross Margin đã tổng hợp được, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện được các hoạt động sau:
- Đánh giá mức độ kinh doanh của doanh nghiệp:
- Xác định lối kinh doanh đã phù hợp hay chưa.
- So sánh khả năng hoạt động của các bộ phận nội bộ doanh nghiệp.
- Nắm rõ được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp .
- Kiểm soát được mức lợi nhuận này có thỏa các yêu cầu mà doanh nghiệp đã đề ra hay không.
- Dễ dàng xác định được các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh:
- Các chỉ số GPM cũng đóng vai trò khá tất yếu trong việc giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh với các đối thủ đang cạnh tranh trên cùng lĩnh vực.
- Hiểu rõ được vị thế của doanh nghiệp hiện đang ở vị trí nào trên thị trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng rà soát được những sản phẩm nào tiềm năng, bán chạy nhất cũng như những sản phẩm nào cần cắt giảm chi phí để tạo nên các khoản doanh thu cao hơn.
- Ngoài ra, ngân hàng có thể dựa trên các chỉ số GPM để cung cấp mức tỷ suất lợi nhuận tương thích nhất đối với từng khoản vay.
Cách tính Gross Margin chi tiết
Công thức tính Gross Margin
Lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin/Gross Margin) là những tỷ suất lợi nhuận thực tế của một doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ các giá vốn hàng hóa, chi phí cạnh tranh.
Cụ thể hơn, để xác định Gross Margin, các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay công thức sau đây:
Gross margin = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – các khoản giảm trừ
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn sản phẩm đã bán
Ví dụ về Gross Margin của Vinamilk
Giả sử, kết quả kinh doanh và Gross profit (lợi nhuận gộp) của Vinamilk từ tháng 1- tháng 6/2019 có sự biến động như sau:
Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): | (triệu đồng) |
Doanh thu thuần (a) | 27,788,261 |
Giá vốn hàng bán (b) | 14,619,313 |
Gross Profit (c) = (a) – (b) | 13,168,948 |
Để xác định Gross Margin, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng Gross Profit chia cho Doanh thu thuần như bảng dưới đây:
Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): | (triệu đồng) |
Doanh thu thuần (a) | 27,788,261 |
Gross Profit (c) | 13,168,948 |
Gross Margin (d) = ((c) / (a))*100 | 47.39% |
Từ bảng số liệu nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy biên lợi nhuận của VNM trong 6 tháng của năm 2019 đạt 47.39%. Tức với 100 đồng doanh thu thì VN sẽ thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.
Biên lợi nhuận gộp thế nào là tốt?
Một Gross margin được đánh giá là tốt khi biên luận nhuận gộp thỏa mãn các tiêu chí cơ bản sau đây:
- Ổn định qua các thời kỳ: GPM ổn định luôn là điều tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải định hướng để phát triển. Nếu biên lợi nhuận thay đổi, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đánh giá để tìm ra được nguyên nhân. Hoạt động kinh doanh giảm sút luôn là những nhân tố hàng đầu tác động lên chỉ số GPM.
- Có xu hướng tăng qua các thời kỳ: Tỷ suất lợi nhuận tăng đều qua các kỳ luôn là một trong những dấu hiệu tốt mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong đợi. Điều này còn cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.
- Cao hơn trung bình ngành: Để dễ dàng đánh giá được tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể so sánh GPM giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Khi đó, những chỉ số GPM này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định/sự lựa chọn đúng đắn nhất cho các hạng mục đầu tư có liên quan.
Yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp (GPM)
Chi phí sản xuất
Từ những thông tin nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy chi phí sản xuất luôn là thước đo đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp vẫn có thể thu về khoản lợi cao nếu doanh nghiệp biết cách quản lý giá vốn hàng hóa cho dù giá bán sản phẩm là như nhau.
Nếu nguyên nhân chính khiến chỉ số GPM sụt giảm là chi phí đầu vào thì các doanh nghiệp cần phải xử lý ngay các vấn đề về nguồn cung ứng, dây chuyền sản xuất.
Theo các chuyên gia, việc mở rộng quy mô sản xuất cũng được xem là một trong những cách thức giảm chi phí hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng cắt giảm được các khoản chi phí trung bình cho máy móc, nhân công, nguyên liệu, …
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng luôn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự biến động của chỉ số GPM. Mặc dù, doanh thu bán hàng thấp không ảnh hưởng trực tiếp đến các biên lợi nhuận gộp nếu doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể tối ưu hóa được giá vốn bán hàng.
Tuy nhiên, chỉ số GPM sẽ không còn là tất yếu nếu như doanh nghiệp không đủ để chi trả cho các khoản phí phát sinh đầu vào.
Để có thể tăng doanh thu bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có các kế hoạch phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu một cách tối ưu hóa nhất.
Chiến lược định giá sản phẩm
Việc định giá sản phẩm cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chỉ số Gross Margin của doanh nghiệp. Vì thực tế, doanh thu của sản phẩm luôn có chiều hướng tỷ lệ thuận với giá sản phẩm.
Để có thể duy trì được khoản lợi nhuận ổn định đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm với mức giá vừa đủ để đáp ứng được sức mua của người tiêu dùng. Nếu giá của sản phẩm là nhân tố tác động đến GPM thì doanh nghiệp nên chọn cách cải tiến các mẫu mã, chất lượng và tăng giá bán để tạo nên sản phẩm chất lượng nhất.
Hãy tăng giá dần dần hoặc thông báo với khách hàng biết trước để người tiêu dùng cảm thấy được tôn trọng hơn hết.
Quản lý rủi ro hiệu quả
Đi kèm với những định hướng phát triển thì các doanh nghiệp cần nên chuẩn bị những kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một doanh nghiệp rơi phải những tình trạng này. Cho nên, mỗi doanh nghiệp cần phải thiết lập nên các cách quản lý rủi ro sao cho hiệu quả nhất để có thể dễ dàng đề phòng những sự kiện khó có thể lường trước được.
Phương pháp tăng tỷ suất lợi nhuận gộp
Tăng doanh thu thuần
Để biên lợi nhuận gộp được tăng thì chắc chắn doanh thu của doanh nghiệp phải tăng theo. Để nâng cao chỉ số GPM các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến mức giá sản phẩm mà còn phải xác định được định hướng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì nếu nhu cầu mua sắm không cao nhưng giá thành “trên trời” thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng hàng tồn kho.
Giảm chi phí đầu vào
Doanh nghiệp có thể cân nhắc giảm các khoản chi phí đầu vào để dễ dàng tối ưu hóa được các chỉ số lợi nhuận gộp. Có thể lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thấp. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí sẽ luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro đi kèm khác. Do đó, doanh nghiệp cần nên cẩn thận để tránh tạo nên các sản phẩm kém chất lượng khiến khách hàng bỏ đi.
So sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi ròng
Sau khi trừ chi phí bán hàng, tỷ suất lợi nhuận gộp là tỷ lệ doanh thu còn lại. Thông số này sẽ hiển thị mức độ kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận ròng là tỷ lệ doanh thu còn lại sau khi tất cả các chi phí của công ty (bao gồm các khoản thuế, chi phí, v.v.) đã được khấu trừ. Đây là tỷ lệ phần trăm của tất cả doanh thu trong doanh nghiệp cuối cùng sẽ thuộc về chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cho thấy doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả như thế nào. Chẳng hạn như nguyên liệu thô, lao động và chi phí sản xuất, … Các nhà lãnh đạo sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp để kiểm tra khả năng sinh lời tổng thể cũng như theo sản phẩm cụ thể để có thể dự đoán doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Lời kết
Gross Margin là một trong những chỉ số khá quan trọng đối với hầu hết mọi doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Thông qua chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, đánh giá được khả năng sinh lời của đơn vị như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình định hướng kinh doanh phát triển dài lâu.
Xem thêm: