Việc sở hữu giấy phép FSA sẽ giúp tăng độ tin cậy cho các tổ chức tài chính, các sàn giao dịch forex. Vậy giấy phép FSA là gì? Giấy phép này sẽ bảo vệ nhà đầu tư như thế nào? Làm thế nào để nhà đầu tư có thể tra cứu sàn giao dịch nào đã được cấp giấy phép FSA? Hãy cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về FSA nhé!
Mục Lục
Sơ lược về giấy phép FSA
FSA là gì?
FSA có tên gọi đầy đủ là Financial Services Authority – là một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về quy định của ngành dịch vụ tài chính tại Vương quốc Anh từ năm 2001 đến 2013. FSA ban đầu được thành lập với tên gọi là Securities and Investments Board ở Anh vào năm 1985 và sau đó được đổi lại thành Financial Services Authority vào năm 1997.
Trách nhiệm của Financial Services Authority là quản lý các ngân hàng, cố vấn tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức trung gian cũng như các tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh thế chấp.
Đến tháng 4/2013 thì chính thức chia Financial Services Authority thành hai cơ quan độc lập FCA (Financial Conduct Authority) và PRA (Prudential Regulation Authority) nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy định tài chính.
Financial Services Authority hoạt động như thế nào?
Tổ chức Financial Services Authority sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng, cố vấn tài chính, công ty bảo hiểm và trung gian, cũng như những tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh thế chấp.
The Financial Services and Markets Act đặt ra bốn mục tiêu chính cho FSA, bao gồm
- Khuyến khích niềm tin của thị trường vào hệ thống tài chính của Vương quốc Anh.
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về hệ thống tài chính của Vương quốc Anh.
- Bảo vệ nhà đầu tư và giảm tỷ lệ và tác động của tội phạm tài chính.
- Tăng cường sự ổn định tài chính
Quá trình xin và cấp giấy phép FSA
Tiêu chí để sở hữu giấy phép FSA
Để được cấp giấy phép FSA, các nhà môi giới phải trải qua nhiều thủ tục, để đạt được tiêu chí của FSA, phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt sau đây:
- Mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện và nhiệt tình hỗ trợ cho khách hàng.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo đã cung cấp toàn bộ dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng ký trong hồ sơ với FSA, và luôn đối xử công bằng với khách hàng của mình.
- Doanh nghiệp phải duy trì đủ nguồn lực tài chính như đã khai trong hồ sơ
- Kiểm soát, tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp để tránh những rủi ro. Nếu phát sinh rủi ro cần có chiến lược để vực dậy.
- Luôn phải tuân thủ các quy định của luật thị trường
- Đảm bảo có thể giải quyết được những xung đột của doanh nghiệp và khách hàng, giữa khách hàng này với khách hàng khác.
- Thi hành các biện pháp tối ưu để bảo vệ tài sản của khách hàng.
- Doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm trước thông tin của người tiêu dùng, luôn có nguyên tắc, công minh với khách hàng, tránh những sai lệch không mong muốn.
- Báo cáo kịp thời những trường hợp lên tổ chức FSA và chịu sự giám sát của thanh tra nếu có vấn đề xảy ra, hỗ trợ, hợp tác hết sức trong quá trình
- Dùng những biện pháp an toàn để bảo vệ tài khoản của khách hàng
Thủ tục xin giấy phép FSA
Để xin giấy phép FSA (Financial Services Authority), bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hàng nghiên cứu để hiểu rõ những yêu cầu và quy định của FSA.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết như: thư đề nghị, biểu mẫu đăng ký, thông tin về công ty, kế hoạch kinh doanh, thông tin tài chính, thông tin về quản lý và nhân viên chính, và bất kỳ tài liệu bổ sung nào mà FSA yêu cầu.
Bước 3: Điền đầy đủ và chính xác những thông tin được yêu cầu tại biểu mẫu đăng ký
Bước 4: Gửi hồ sơ đăng ký của bạn đến địa chỉ liên lạc được chỉ định hoặc theo hướng dẫn cụ thể của FSA. Lưu ý, cần đảm bảo rằng hồ sơ của bạn đã được chứng thực và gửi đúng thời hạn.
Lưu ý: Quy trình xin cấp giấy phép Financial Services Authority có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn hoạt động. Để nắm được thông tin chi tiết và chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan FSA hoặc tư vấn pháp lý để được hỗ trợ.
Quy trình xem xét và phê duyệt giấy phép FSA
Sau khi đã gửi hồ sơ, bạn cần theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký của bạn.
- Quá trình thẩm định và phê duyệt: FSA sẽ xem xét hồ sơ của bạn và đưa ra quyết định về việc cấp giấy phép. Quá trình này có thể mất kha khá thời gian và FSA có thể yêu cầu thêm thông tin hoặc tiến hành cuộc kiểm tra hoặc phỏng vấn.Trường hợp FSA yêu cầu thêm thông tin hoặc tài liệu bổ sung thì bạn cần bổ sung kịp thời.
- Sau khi nhận được giấy phép FSA thì bạn phải tuân thủ các quy định của FSA bao gồm việc giữ các tài liệu và hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn và thường xuyên báo cáo cho FSA theo yêu cầu.
FSA bảo vệ nhà đầu tư thế nào?
Bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro và lừa đảo
FSA sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn các hoạt động gian lận của các tổ chức tài chính và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
- Các tổ chức tài chính sẽ phải cung cấp những thông tin rõ ràng, minh bạch về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà họ cung cấp.
- Đặt ra những quy định và tiêu chuẩn để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính tuân thủ các quy tắc, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
- Áp dụng những biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với những tổ chức tài chính vi phạm quy định.
Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và tổ chức tài chính
FSA sẽ đứng ra giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư và tổ chức tài chính, đảm bảo nhà đầu tư đạt được sự công bằng.
Cách tra cứu giấy phép FSA của sàn
Do giấy phép FSA đã được thay thế bởi FCA và PRA cho nên nhà đầu tư có thể chuyển sang tra cứu giấy phép FCA như sau:
Bước 1: Truy cập đường dẫn tìm kiếm trên trang chủ FCA: https://register.fca.org.uk/s/
Bước 2: Gõ tên sàn vào ô trống
Bước 3: Kiểm tra thông tin sàn đăng ký trên hệ thống FCA và thông tin sàn cung cấp trên trang chủ của mình.
Hoặc nếu trường hợp muốn tra cứu giấy phép FSA Seychelles. Bạn có thể tra cứu như sau:
Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Financial Services Authority Seychelles hoặc sử dụng đường link sau: https://fsaseychelles.sc/
Bước 2: Chọn “Regulated Entities” => “Regulated Entities” rồi chọn “Securities Dealer”.
Bước 3: Tiến hành dò tìm xem có tên sàn giao dịch cần kiểm tra hay không. Hoặc bạn có thể tìm kiếm Ctrl (Cmd) + F và gõ tên sàn vào ô tìm kiếm.
Top 10 sàn uy tín có giấy phép FSA
Sàn XM
- Trụ sở: Úc
- Năm thành lập: 2009
- Giấy phép FSA số: SD010
- Ký quỹ tối thiểu: 10 USD
- Đòn bẩy: 1:888
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Go Markets
- Trụ sở: Úc
- Năm thành lập: 2006
- Giấy phép FSA số: SD043
- Ký quỹ tối thiểu: 500 USD
- Đòn bẩy: 1:300
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
LiteFinance
- Trụ sở: Síp
- Năm thành lập: 2005
- Giấy phép FSA số: đang chờ cấp phép
- Ký quỹ tối thiểu: 50 USD
- Đòn bẩy: 1:1000
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Tickmill
- Trụ sở: Anh
- Năm thành lập: 2015
- Giấy phép FSA số: SD008
- Ký quỹ tối thiểu: 100 USD
- Đòn bẩy: 1:500
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
ZFX
- Trụ sở: Anh
- Năm thành lập: 2015
- Giấy phép FSA số: SD027
- Ký quỹ tối thiểu: 200 USD
- Đòn bẩy: 1:500
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Global Prime AU
- Trụ sở: Úc
- Năm thành lập: 2012
- Giấy phép FSA số: SD057
- Ký quỹ tối thiểu: 200 USD
- Đòn bẩy: 1:200
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Pacific Union
- Trụ sở: Úc
- Năm thành lập: 2015
- Giấy phép FSA số: SD050
- Ký quỹ tối thiểu: 50 USD
- Đòn bẩy: 1:500
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
TopFX
- Trụ sở: Seychelles
- Năm thành lập: 2010
- Giấy phép FSA số: SD037
- Ký quỹ tối thiểu: N/A
- Đòn bẩy: 1:500
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
easyMarkets
- Trụ sở: Síp
- Năm thành lập: 2001
- Giấy phép FSA số: SD056
- Ký quỹ tối thiểu: 100 USD
- Đòn bẩy: 1:400
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Skiling
- Trụ sở: Síp
- Năm thành lập: 2016
- Giấy phép FSA số: SD042
- Ký quỹ tối thiểu: N/A
- Đòn bẩy: 1:500
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5
Lời kết
Bài viết liên quan:
- Cách tra cứu giấy phép sàn Forex uy tín
- Giấy phép ASIC là gì? Giấy phép này hỗ trợ trader thế nào?
- Quyền lợi Trader khi tham gia sàn cấp phép FCA
- Giấy phép CySEC là gì? Top sàn Forex có giấy phép CySEC hiện nay