Giải ngân là một trong những hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Hôm nay, giavang.com sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân phổ biến và quy trình giải ngân như thế nào nhé!
Mục Lục
Giải ngân là gì?
Giải ngân là hình thức thường thấy trong quá trình vay vốn ngân hàng. Đó khoản tiền mà bên đơn vị cho vay sẽ trao cho người đi vay dựa trên thỏa thuận, hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.
Quá trình giải ngân có thể được giải quyết trong một lần hoặc chia nhỏ từng đợt theo thỏa thuận hai bên. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục giải ngân, người đi vay có thể nhận tiền bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng.
Vay tín chấp là gì? Lợi ích và rủi ro khi vay tín chấp
Vay thế chấp là gì? Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất
Senmo là gì? Vay tiền Senmo có đáng tin cậy không?
F88 là gì? Vay tiền F88 lãi suất bao nhiêu? F88 có lừa đảo không?
2 hình thức giải ngân thông dụng
Giải ngân phong tỏa
Hình thức giải ngân phong tỏa được áp dụng trong các trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích mua hàng hóa, mua bất động sản, mua ô tô, mua nhà,… Số tiền sẽ được giải ngân vào tài khoản của bên bán, nhưng không thể rút ra được ngay. Chỉ đến khi người mua và người bán hoàn tất việc mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản, bên bán mới được sử dụng khoản tiền giải ngân này.
Hình thức giải ngân phong tỏa được đánh giá an toàn cho cả người đi vay lẫn ngân hàng. Hình thức này sẽ giúp ngân hàng hạn chế bị thất thoát khoản vay. Đồng thời, người đi vay sẽ được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đối với trường hợp mua bất động sản) và các giấy tờ sở hữu (đối với các mục đích vay vốn khác).
Giải ngân không phong tỏa
Khác với giải ngân phong tỏa, bạn chỉ cần cung cấp bản hợp đồng có công chứng cho ngân hàng, còn các thủ tục sang tên và đăng ký hồ sơ pháp lý sẽ được thực hiện sau khi giải ngân. Với hình thức này, người bán có thể rút được tiền từ tài khoản ra để chi tiêu ngay sau khi ngân hàng giải ngân, thay vì phải đợi đến khi các giao dịch hoàn tất.
Giải ngân không phong tỏa có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi nên thường được áp dụng trong các trường hợp cho vay tín chấp và khoản vay thấp từ 10 – 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, hình thức giải ngân này được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Vậy nên, giải ngân không phong tỏa thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ. Để hạn chế rủi ro một cách tối đa, một số ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh khả năng sang tên trước rồi mới tiến hành giải ngân và bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.
Các bước trong thủ tục giải ngân
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để chuẩn bị hồ sơ giải ngân đầy đủ và quá trình thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng vay.
- Hồ sơ tài chính: Tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập như HĐLĐ còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương (với nguồn thu từ lương), giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (với nguồn thu từ kinh doanh), giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê (với nguồn thu từ cho thuê tài sản).
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Đối với tài sản đảm bảo là nhà đất bạn cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng, với các tài sản như ô tô bạn cần chuẩn bị Giấy đăng ký xe.
- Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng như hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền (với mục đích mua nhà, mua xe,…); bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí (với mục đích xây sửa nhà); Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai (với mục đích kinh doanh).
Quy trình giải ngân
Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng được thực hiện theo quy định, cụ thể gồm 5 bước sau:
Bước 1: Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin khách hàng
Khách hàng thực hiện đăng ký vay tiền sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết về CMND/CCCD, số tiền vay, hình thức vay, địa chỉ sinh sống… Dựa vào thông tin cung cấp của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn hình thức vay phù hợp, những hồ sơ, giấy tờ kèm theo và lãi suất vay tiền trả góp ở ngân hàng.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
- CMND/CCCS, xác nhận thường trú/tạm trú (nếu có)
- Mẫu đơn đề nghị vay vốn do nhân viên ngân hàng cung cấp.
- Hồ sơ chứng minh cần thu nhập gồm: hợp đồng lao động, sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất.
Đối với các khoản vay thế chấp, thì người vay cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó cùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng)…
Bước 3. Thẩm định hồ sơ vay vốn
Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn để tránh rủi ro về tín dụng.
Đối với hình thức vay thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ bao gồm thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.
Bước 4. Phê duyệt
Sau khi hoàn tất thẩm định, bộ phận thẩm định sẽ báo cáo kết quả và tiến hành phê duyệt khoản vay, sau đó hoàn tất hồ sơ giải ngân cho khách hàng.
Bước 5. Giải ngân
Hình thức giải ngân tiền mặt thì khách hàng sẽ nhận trực tiếp tại Ngân hàng. Còn đối với giải ngân thông qua tài khoản thì khách hàng sẽ phải cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tài khoản và chuyển tiền sau khi hoàn tất quy trình giải ngân.
Thời gian giải ngân
Thời gian giải ngân thông thường rơi vào 1 – 2 ngày, tùy vào điều kiện của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng và độ phức tạp, tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ. Đối với một số hồ sơ quá phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày đến vài tuần.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân
Dưới đây là một số lưu ý để bạn thực hiện giải ngân nhanh chóng và thuận lợi hơn:
- Nên cung cấp thông tin chi tiết và trung thực nhất có thể để rút ngắn thời gian thẩm định của ngân hàng. Bên cạnh đó bạn có thể chủ động bố trí thời gian gặp mặt trực tiếp và bổ sung hồ sơ kịp thời.
- Cố gắng sắp xếp thời gian khi ngân hàng có yêu cầu làm thủ tục để được giải ngân nhanh và tránh để lỡ công việc.
- Cần đọc kỹ thông báo cho vay, điều kiện cho vay, các thông tin chi tiết về thời hạn, biên độ, lãi suất,… và cần đọc kỹ hợp đồng cho vay trước khi đặt bút ký.
- Nên tìm hiểu về vay vốn ngân hàng 1 – 2 tháng trước thời điểm cần sử dụng vốn để tránh lỡ kế hoạch sau này.
Kết luận
Bài viết trên đây chia sẻ về hoạt động giải ngân là gì và quy trình thực hiện giải ngân mà bạn cần lưu ý khi đi vay tiền ở bất kỳ ngân hàng nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Hãy là một người vay vốn thông minh, tìm hiểu cẩn thận mọi thông tin để đưa ra được quyết định sáng suốt.
Cách mở thẻ tín dụng TPBank online đơn giản, an toàn
Chia sẻ kinh nghiệm vay tín chấp VPBank nhanh chóng, giải ngân trong 5 phút
Vén màn sự thật về app Thần Tài Ơi: lừa đảo hay uy tín?
Lotte Finance là gì? Lãi suất vay hiện nay của Lotte Finance