Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá thị trường. Vậy làm thế nào để tính toán chỉ số BVPS? Hãy cùng Giavang.com tìm hiểu chi tiết về chỉ số này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là gì?
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book value per share – BVPS) là một thước đo tài chính phản ánh giá trị thực tế của cổ phiếu một doanh nghiệp. Hơn nữa, BVPS cũng được coi là giá trị mỗi cổ phiếu mà cổ đông nhận được trong trường hợp công ty bị giải thể.
Việc so sánh giá trị thị trường với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là cách để cho các doanh nghiệp có thể xác định rõ hơn liệu cổ phiếu của công ty đang được định giá cao hay thấp. Chỉ số BVPS cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán hệ số P/B – Hệ số giá trên giá trị sổ sách.
Chỉ số BVPS không chỉ là thước đo để định giá cổ phiếu mà còn là một công cụ hữu ích giúp dự đoán về sự biến động giá của một cổ phiếu trong tương lai.
Tham khảo thêm
- Phần mềm định giá cổ phiếu được trader sử dụng phổ biến nhất
- Tổng hợp 10 cách định giá cổ phiếu mà nhà đầu tư phải biết
- Chỉ số ROE là gì? Hướng dẫn xác định chỉ số ROE chuẩn xác
- Lợi ích của ROIC khi phân tích cổ phiếu doanh nghiệp
Cách tính giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
Công thức tính giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) như sau:
BVPS = (Tổng giá trị tài sản – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hàn
Ví dụ minh họa:
Giả sử công ty ABC có các thông tin như sau:
- Tổng tài sản: 10.000.000.000 đồng
- Nợ phải trả: 3.000.000.000 đồng
- Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5.000.000 cổ phiếu
Theo công thức trên, ta có thể tính được giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu phổ thông như sau:
- Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả = 10.000.000.000 – 3.000.000.000 = 7.000.000.000 đồng
- Do đó, BVPS = Vốn chủ sở hữu / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành = 7.000.000.000 / 5.000.000 = 1.400 đồng/cổ phiếu
Ý nghĩa của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
Như đã có đề cập ở phần trên, chỉ số BVPS là một thành phần để xác định Hệ số giá trên giá trị sổ sách (Price to book – P/B). Theo đó, chỉ số P/B được xác định như sau:
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu
Khi chỉ số P/B cao, điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu trên thị trường của công ty đang thấp hơn so với giá trị trên sổ sách. Nguyên nhân có thể nằm ở việc doanh nghiệp đang sở hữu nhiều tài sản vô hình hoặc có một khoản nợ lớn. Theo đó, những khoản nợ này có thể được doanh nghiệp sử dụng để quay vòng vốn hoặc là dấu hiệu của tình trạng kinh doanh đang gặp khó khăn. Vì vậy, không thể khẳng định rằng chỉ số P/B cao luôn mang một ý nghĩa tiêu cực.
Đối với khi chỉ số P/B thấp, nghĩa là giá cổ phiếu trên thị trường của công ty đang thấp hơn so với giá trị trên sổ sách. Điều này thường cho thấy rằng doanh nghiệp hiện đang có ít nợ và tài sản vô hình, vốn chủ sở hữu chủ yếu được dùng để chi trả cho các khoản chi phí kinh doanh. Đôi lúc, chỉ số P/B thấp cũng có thể là do trong khâu tổ chức vận hành và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp phải một số vấn đề trục trặc.
Ví dụ: Cổ phiếu của công ty ABC được tính như trên có giá trị BVPS là 25.000đ. Tuy nhiên, hiện tại cổ phiếu này đang được giao dịch trên thị trường với giá là 20.000đ. Vậy hệ số P/B sẽ là:
P/B = 20.000 / 25.000 = 0.8
Với kết quả này, chúng ta có thể khẳng định được rằng cổ phiếu của công ty ABC đang được định giá thấp hơn giá trị sổ sách.
Hạn chế của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
Độ trễ về thời gian
Chỉ số BVPS không được cập nhật một cách thường xuyên và liên tục. Để có thể tính toán được chỉ số này còn cần phải sử dụng thêm một vài thông tin đi kèm khác. Thông thường, chỉ khi nào các doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính thì lúc đó BVPS mới được cập nhật. Chính vì như vậy, các nhà đầu tư chỉ có thể tính toán và xem xét BVPS theo chu kỳ quý hoặc năm. Điều này làm hạn chế khả năng sử dụng BVPS như một công cụ tham khảo thường xuyên để đánh giá giá trị sổ sách của công ty.
Không chính xác 100%
BVPS thường không hoàn toàn chính xác, bởi về cơ bản thì chỉ số này cũng chỉ là một chỉ mục kế toán và có thể thay đổi cũng như điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, giá trị sổ sách của một doanh nghiệp đôi khi còn có thể cao hơn thực tế do chúng phải tuân theo các nguyên tắc kế toán. Ví dụ, các tài sản cố định như máy móc thường nhanh lỗi thời nhưng lại được ghi nhận cao hơn giá trị thực tế.
Thiếu khách quan
Chỉ số BVPS chỉ xét đến một số yếu tố nhất định để đưa ra các đánh giá, dẫn đến tính khách quan chưa thực sự cao vì không bao gồm đầy đủ các yếu tố khác cũng có thể tác động đến kết quả này. Ngoài ra, việc đánh giá BVPS cũng ít khi tính đến các tình huống đặc biệt. Ví dụ, với một công ty công nghệ sở hữu nhiều bằng sáng chế và bản quyền nhưng ít tài sản hữu hình, khi đó giá trị sổ sách sẽ bị đánh giá thấp hơn do tài sản vô hình không được phản ánh đầy đủ trong bảng cân đối kế toán.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập vào trang website Giavang.com của chúng tôi thường xuyên để không bị bỏ lỡ những kiến thức về Đầu tư chứng khoán mới nhất nhé!