Force Sell là gì? Các nhà đầu tư thường rơi vào tình huống được gọi là “Force Sell” khi thị trường chứng khoán sụt giảm. Nó xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng xử lý do công ty chứng khoán quy định. Vậy nhà đầu tư cần phải làm gì để có thể tránh được tình trạng Force Sell xảy ra khi tham gia thị trường đầu tư chứng khoán. Bài viết dưới đây, giavang.com sẽ giải đáp những thắc mắc về Force Sell cho bạn.
Mục Lục
Force Sell là gì?
Force sell hay thanh lý bắt buộc là hiện tượng xảy ra khi tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu do công ty chứng khoán quy định. Khi xảy ra hiện tượng này, công ty chứng khoán sẽ phải thực hiện bán giải chấp bắt buộc một số lượng nhất định cổ phiếu của trader trong phiên giao dịch tiếp theo để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.
Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ giữa khối lượng tài sản thực tế mà trader bỏ ra trên tổng số tài sản giao dịch (phần còn lại được vay từ các công ty chứng khoán). Mỗi công ty chứng khoán sẽ đề ra một quy định về tỷ lệ ký quỹ (đa phần là 30%). Và điều mà trader cần làm là luôn duy trì khối lượng tài sản của mình để đảm bảo đạt tỷ lệ được quy định.
Khung giờ force sell thường rơi vào khoảng từ 10 – 11 giờ sáng và 14 giờ chiều.
Đặc điểm nhận biết thị trường đang bị Force Sell là khi nhiều cổ phiếu đang nằm sàn và lệnh bán được thực hiện ồ ạt như đang xả hàng.
- Thị trường mở là gì? Chủ thể tham gia, đặc điểm, hình thức giao dịch
- Dư mua dư bán trong chứng khoán cho biết điều gì?
Force Sell và Call Margin khác gì nhau?
Force Sell và Call Margin là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau tuy nhiên các nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hãy xem bảng dưới đây để phân biệt được hai khái niệm này.
Call Margin | Force Sell | |
Thời điểm xuất hiện | Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới tỷ lệ ký quỹ cảnh báo (thông thường là 40%) nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp do công ty chứng khoán quy định. | Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới tỷ lệ ký quỹ giải chấp (thường là 30%) do công ty chứng khoán quy định. |
Biện pháp can thiệp của công ty chứng khoán | Thông báo cho nhà đầu tư bằng cách gọi điện, nhắn tin, gửi email… nhằm khuyến khích nhà đầu tư bổ sung thêm vốn (bằng cách nạp tiền vào tài khoản) hoặc bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. | Chủ động bán các cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư nhằm đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. |
Cách hoạt động của Force Sell
Cách hoạt động của Force Sell sẽ giống nhau mặc dù mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định về tỷ lệ ký quỹ tối thiểu riêng.
- Khi tỷ lệ ký quỹ ≥ ngưỡng duy trì: Tức là tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư đang ở trạng thái bình thường.
- Khi ngưỡng duy trì > tỷ lệ ký quỹ ≥ ngưỡng xử lý: Tức là tài khoản chứng khoán của trader đang bị call margin. Công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư để tìm ra phương án xử lý nâng mức ký quỹ lên.
- Khi tỷ lệ ký quỹ < ngưỡng xử lý: Tức là tài khoản đang bị Force Sell, công ty chứng khoán sẽ bán cổ phiếu của trader nhằm đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn.
Ví dụ về Force Sell
Trader A mua 100.000 cổ phiếu Y có trị giá là 10 tỷ đồng, giá cổ phiếu lúc bấy giờ là 100.000đ/cổ phiếu. A đã có 5 tỷ và vay ký quỹ thêm 5 tỷ để đủ tiền mua cổ phiếu. Ngưỡng duy trì quy định là 35%, ngưỡng xử lý là 30%. Và tổng tài sản của A là 10 tỷ.
Tuy nhiên, sau 3 tháng, giá cổ phiếu giảm chỉ còn 75.000đ/cổ phiếu, và tổng tài sản của A cũng giảm chỉ còn 7,5 tỷ đồng. Trong khi đó, 5 tỷ của A là tiền vay ký quỹ vậy thì vốn ban đầu chỉ còn 2,5 tỷ. Lúc này tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là: 2,5/7,5 = 33% < 35%, 35% là mức chạm ngưỡng duy trì, tài khoản của A bị call margin.
Trong trường hợp giá cổ phiếu giảm còn 71.000đ/cổ phiếu thì tổng tài sản của A chỉ còn 7,1 tỷ đồng. 5 tỷ vốn vay và 2,1 tỷ vốn ban đầu. Lúc này tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản sẽ là: 2,1/7,1=29,57% < 30%, tài khoản bị force sell.
Để có thể thoát khỏi tình trạng force sell, A cần nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt cổ phiếu để tăng tỷ lệ ký quỹ trở về mức an toàn.
Xét hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: A nộp thêm 1 tỷ vào tài khoản. Lúc này tổng tài sản sẽ nâng lên thành 8,1 tỷ đồng, 5 tỷ vay, 3,1 tỷ vốn ban đầu.
Tỷ lệ ký quỹ lúc này là: 3,1 / 8,1= 38,27% > 35%, đã quay trở về mức an toàn.
Trường hợp 2: A bán bớt 10.000 cổ phiếu với giá 71.000đ/cổ phiếu, thu về 0,71 tỷ đồng. Và tổng tài sản tăng thêm 0,71 tỷ đồng tổng cộng còn 7,81 tỷ đồng. Trong đó, 5 tỷ vay ký quỹ, 2,81 tỷ đồng vốn gốc.
Tỷ lệ ký quỹ lúc này là: 2,81/7,81 = 36% > 35%, tỷ lệ ký quỹ đã quay về mức an toàn.
Kết luận: Để thoát khỏi tình trạng bị Force Sell, A sẽ cần nộp thêm 1 tỷ vào tài khoản của mình hoặc bán bớt đi 10.000 cổ phiếu với giá 71.000đ/ cổ phiếu.
Khi nào nhà đầu tư bị thanh lý bắt buộc?
Tình trạng Force Sell sẽ xảy ra nếu tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng xử lý được công ty chứng khoán quy định. Nguyên do làm tỷ lệ ký quỹ giảm xuống là do giá cổ phiếu nắm giữ mua nhờ vay margin giảm.
Công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư trước khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng xử lý. Để cho nhà đầu tư tìm ra biện pháp xử lý tình trạng này. Hai biện pháp tốt nhất giúp nâng tỷ lệ ký quỹ đó là nạp thêm tiền vào tài khoản, hoặc đem bán bớt cổ phiếu.
Thời hạn để nhà đầu tư giải quyết là 3 ngày, nếu không được thì công ty chứng khoán sẽ buộc phải bán cổ phiếu trong tài khoản nhà đầu tư để tỷ lệ ký quỹ được trả về ngưỡng an toàn.
Cách tránh Force Sell
Để tránh tình trạng thanh lý bắt buộc xảy ra, nhà đầu tư cần chú ý những điều sau:
- Chỉ đi vay margin khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm về thị trường.
- Nên sử dụng margin lúc mà thị trường đang tăng trưởng, và không nên dùng margin khi thị trường đang đi ngang hoặc đi xuống.
- Đối với những cổ phiếu có thanh khoản tốt (cổ phiếu cơ bản, bluechip) thì nên sử dụng margin. Còn những cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên.
- Chỉ nên ở mức độ vừa phải, tạo biên độ an toàn cho tài khoản phòng khi cổ phiếu có biến động ngoài dự kiến thì tài khoản không bị rơi vào force sell.
- Nhà đầu tư cần phải xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với xu hướng thị trường, sàng lọc cổ phiếu tốt, quản trị rủi ro tốt để có thể tránh tình trạng thanh lý bắt buộc.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về Force Sell, ví dụ, cách hoạt động và những phương pháp giúp phòng tránh tình trạng thanh lý bắt buộc trong chứng khoán. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Trái phiếu đô thị là gì? Bao gồm những loại nào? Đặc điểm ra sao?
Thị trường tài chính là gì? Đặc điểm, phân loại thị trường tài chính
Cổ phiếu đầu cơ là gì? Mục đích đầu cơ cổ phiếu và cách nhận biết