Đảo nợ từ lâu đã trở thành một hình thức cho vay quen thuộc dưới hình thức đảo khoản vay cũ thành khoản vay mới. Vay đảo nợ là gì? có những hình thức đảo nợ nào? Khi thực hiện đảo nợ, cần đáp ứng những điều kiện cũng như chuẩn bị những thủ tục pháp lý nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tìm hiểu về đảo nợ
Đảo nợ là gì?
Đảo nợ, vay đảo nợ hay còn được gọi là đảo sổ là hình thức chuyển một khoản vay cũ của một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức tại ngân hàng đã đến hạn trả nhưng chưa có tiền thanh toán thành một khoản vay mới tại chính ngân hàng này hoặc ngân hàng khác.
Nghị định số 94/2018/NĐ-CP Điều 3 Khoản 8 có đề cập đến thuật ngữ “đảo nợ” như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”.
Như vậy, đảo nợ thực chất là hình thức vay vốn mới và dùng khoản vay này để trả cho hợp đồng vay cũ.
Đảo nợ ngân hàng là gì?
Trên thực tế, việc đảo nợ ngân hàng diễn ở nước ta diễn ra vô cùng phổ biến, mặc dù Chính phủ cấm hoàn toàn việc này. Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 có ghi rõ về đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện.
Về bản chất, khi đến thời hạn trả nợ, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết nợ, sau đó vay lại khoản mới. Tuy nhiên, đây vẫn tiếp tục là khoản nợ cũ.
Như vậy, đảo nợ ngân hàng là cho phép ngân hàng giải ngân hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ. Khoản vay mới này vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng khác.
Quy định pháp lý về việc đảo nợ
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định rõ ràng từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hình thức đảo nợ. Về cơ bản, hình thức vay đảo nợ chỉ được nhắc đến một cách đơn giản là hình thức vay đảo nợ và tổ chức tín dụng phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP mà thôi. Thậm chí, trong quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đã được ban hành cũng không đề cập cụ thể về vấn đề này. Đồng thời, trong Nghị định số 202/2004/NĐ-CP cũng chỉ đề cập: “Hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt” theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP. Chính vì thế, việc vay đảo nợ vẫn chưa có các cơ sở pháp lý rõ ràng.
Các thủ tục đảo nợ ngân hàng
Chính vì không có cơ sở pháp lý rõ ràng, cũng như về tính hợp pháp nên việc đảo nợ ngân hàng vẫn diễn ra. Tuy nhiên, hình thức này sẽ không được ngân hàng thực hiện công khai mà các thủ tục này sẽ được đăng ký theo hồ sơ đáo hạn khoản vay để làm khoản vay mới.
Tùy vào từng ngân hàng và tổ chức tổ chính sẽ có những yêu cầu khác nhau về giấy tờ và thủ tục để thực hiện các hợp đồng vay đảo nợ. Song, người tham gia phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ chính sau đây:
- Các giấy tờ cá nhân: Tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như các loại giấy quan trọng bao gồm thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận độc thân…
- Bản sao hồ sơ vay vốn ngân hàng
- Các loại giấy tờ chứng thực tài sản thuế chấp được photo công chứng rõ ràng như sổ đỏ, giấy đăng ký ô tô,…
- Trong trường hợp, người thực hiện tham gia đảo nợ là doanh nghiệp vay vốn thì bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ, giấy phép thành lập công ty, con dấu, giấy đăng ký kinh doanh…
- Hợp đồng thế chấp tài sản và giấy ghi nợ…
Các hình thức cho vay đảo nợ
Mặc dù hình thức đảo nợ không được luật pháp Việt Nam công nhận, nhưng do chưa có quy định rõ ràng nên hiện nay có khá nhiều tổ chức, cá nhân lách luật. Thêm vào đó, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và để tránh trích lập dự phòng cho ngân hàng, bộ phận tín dụng phải đảo nợ cho khách hàng của mình hợp lý và đảm bảo an toàn. Đảo nợ sẽ có những hình thức cơ bản sau:
Đảo nợ cùng một ngân hàng
Đây là một trong những hình thức ngân hàng tránh trường hợp tiền rời khỏi ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp, cá nhân nhờ một bên pháp nhân khác đứng ra thực hiện vay lại khoản tiền này tại ngân hàng và thực hiện đảo nợ. Sau đó, khoản tiền họ sẽ thực hiện chuyển khoản tiền mới vay này để trả nợ cho khoản vay cũ tại chính ngân hàng đó.
Vay từ dịch vụ bên ngoài
Đây cũng là một trong những hình thức đảo nợ thường thấy nhất hiện nay, biểu hiện dưới dạng vay nóng, vay các hình thức tín dụng đen,… để trả hết nợ đã vay cũ trong ngân hàng. Tuy nhiên, với hình thức này doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ phải chịu một khoản lãi suất bên ngoài rất cao nhằm vay nguồn vốn khác để thanh toán cho hết khoản nợ cũ tại ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ làm hồ sơ cho vay mới và khách hàng dùng khoản tiền này để trả lại cho dịch vụ đã vay bên ngoài.
Chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang một ngân hàng khác
Với hình thức này, cho phép người vay được quyền chuyển khoản khoản vay cũ tại ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất vay thấp hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của đảo nợ
Ưu điểm
- Khoản nợ của ngân hàng và cả doanh nghiệp vẫn sẽ được xem như nợ tốt sau khi thực hiện đảo nợ. Trong nhiều trường hợp, những khoản vay của các cá nhân tổ chức bị đánh giá là nợ xấu, song sau khi đảo nợ và cơ cấu lại, những khoản được đánh giá nợ ít xấu.
- Khách hàng được cho vay với lãi suất thấp, sau khi đảo nợ.
- Đảo nợ có thể tiếp thêm nguồn lực kinh tế giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn. Trên thực tế, việc kéo dài thời gian thanh toán khoản vay giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng hoạt động tốt trở lại.
Nhược điểm
- Rủi ro về trách nhiệm dân sự và hình sự: Về cơ bản, đảo nợ không được pháp luật công nhân tại Việt Nam, do đó nếu khi vay đảo nợ bị phát hiện có thể bị ghép vào tội phạm pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cả khách hàng và ngân hàng thực hiện đảo nợ đều phải chịu trách nhiệm Pháp luật.
- Rủi ro về nợ xấu: Thực chất mà nói, đảo nợ không giúp người tham gia trả dứt nợ mà là vẫn tiếp tục khỏan nợ cũ mà thôi. Do đó, nếu doanh nghiệp hay cá nhân không làm ăn ổn định và khởi phát rất có thể rơi vào vòng luẩn quẩn của nợ và nợ. Đến một lúc nào đó, nếu không trả được các khoản nợ chúng ngay lập tức trở thành nợ xấu và nguy cơ phá sản rất cao.
- Không phản ánh chính xác “sức khỏe” tài chính, kinh tế doanh nghiệp: Chính vì thực hiện hợp đồng vay mới để thanh toán khoản nợ cũ, nên đảo nợ sẽ giúp doanh nghiệp che đi phần nợ xấu và quá hạn của mình. Điều này khiến cơ quan quản lý không nắm bắt được tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đay là nguyên nhân vì sao, hình thức này không phản ánh chính xác “sức khỏe” doanh nghiệp.
Lãi suất của đảo nợ
Lãi suất cho vay đảo nợ sẽ được xác định dựa trên số vốn mà bên vay phải thực hiện kèm theo khoản tiền đã vay. Khi tham gia ký hợp đồng, mức lãi suất thường sẽ được hai bên thỏa thuận một cách hợp lý và rõ ràng đồng thời phù hợp với quy định pháp luật. Đây là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm).
Kết luận
Nói tóm lại, đảo nợ là một trong những hình thức cho vay phổ biến hiện nay. Hình thức này cũng mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về mặt pháp lý, đây là hình thức không được pháp luật công nhận, do đó bên vay và bên thực hiện vay cần phải cẩn thận. Với bài trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đảo nợ. Chúc các bạn giao dịch thành công.