Đá Corundum (đá Corindon) là một mẫu đá quý chất lượng sở hữu màu đỏ đậm vô cùng bắt mắt tương tự như đá Ruby. Vậy tính chất vật lý của đá Corundum là gì? Công dụng của đá Corundum (đá corindon) ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Đá Corundum là gì?
“Đá corundum (corindon) được hình thành nên từ một oxit nhôm kết hợp với thành phần hóa học AL2O3 tạo nên một cấu trúc tinh thể lục giác. Bản chất của corindon được xem như là khoáng chất được tìm thấy trong các hang động đá lửa hoặc biến chất đá trầm tích.”
- Đá zircon giá bao nhiêu? Đá zircon hợp người mệnh nào?
- Đá Terahertz giá bao nhiêu? Đá Terahertz có tác dụng gì?
- Cách chọn đá Ruby đẹp. Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
- Đá Musgravite – Loại đá đắt nhất thế giới với vẻ đẹp sang trọng
Độ cứng của Corundum khá cao và chúng sở hữu nhiều màu sắc đa dạng từ các tinh thể trong suốt cho đến những đa sắc màu. Nhờ độ cứng cao nên tính ứng dụng của đá khá rộng rãi trong ngành công nghiệp, cụ thể là được dùng để làm vòng bi công nghiệp, mặt kính chống xước cho các đồ dùng điện tử/trang sức, bo mạch, …
Tính chất vật lý của đá Corundum
Độ cứng của Corundum như thế nào?
Dòng đá corundum (corindon) nổi tiếng nhất hiện nay là Ruby có màu đỏ đậm và Sapphire sở hữu màu xanh đặc trưng. Theo thang điểm mosh, độ cứng của đá Corundum đạt 9 chỉ đứng sau kim cương (kim cương có độ cứng là 10). Vì độ cứng cao nên tính ứng dụng của chúng khá đa dạng.
Tính chất vật lý của đá Corundum
Theo đánh giá từ các chuyên gia, Corundum được xem như là một vật liệu đặc biệt quý chỉ đứng sau kim cương và moissanite.
Phân loại hóa học | Ôxít |
Màu sắc | Điển hình là màu xám đến nâu. Không màu khi tinh khiết nhưng một lượng nhỏ các kim loại khác nhau tạo ra hầu hết mọi màu sắc. Chromium tạo ra màu đỏ (ruby) và sự kết hợp của sắt và titan tạo ra màu xanh lam (sapphire). |
Streak | Không màu (cứng hơn tấm sọc) |
Nước bóng | Adamantine thành thủy tinh thể |
Diaphaneity | Trong suốt đến mờ |
Sự phân cắt | Không ai. Corundum không hiển thị phân chia vuông góc với trục c. |
Độ cứng Mohs | 9 |
Trọng lượng riêng | 3,9 đến 4,1 (rất cao đối với một khoáng chất phi kim loại) |
Thuộc tính chẩn đoán | Độ cứng, trọng lượng riêng cao, tinh thể hình lục giác đôi khi thuôn nhọn hình kim tự tháp, chia cắt, ánh, đứt gãy hình nón |
Thành phần hóa học | Al 2 O 3 |
Hệ thống tinh thể | Lục giác |
Sử dụng | Trong lịch sử được sử dụng như một chất mài mòn. Những mẫu vật có màu sắc dễ chịu có lịch sử sử dụng đá quý lâu đời. |
Ngoài ra, Corundum cũng được tìm thấy ở dạng các khoảng vật trong đá magma như syenit, syenit nephelnine và pegmatit.
Công dụng của đá Corundum là gì?
Những vụn Corindon còn được nghiền để xử lý loại bỏ các tạp chất để tạo nên các hạt và bột có kích thước đồng nhất. Ngoài ra, thành phần đá Corundum còn là chất để đánh bóng hoặc tạo nên các giấy cát để mài những đồ vật sắt nhọn khác. Không những thế, Corundum còn được ứng dụng để gia công chế tác nên nhiều loại trang sức bắt mắt khác.
Đối với các hệ thống máy móc cao cấp, thành phần Corundum sẽ được dùng để tạo nên kính viễn vọng, cửa sổ tàu con thoi, … Tuy nhiên, so với những khoáng chất khác thì Corundum rất khó kiếm trong tự nhiên và Corundum là chất tổng hợp, hoặc một loại nhân tạo luôn là những Corundum được tìm thấy chủ yếu.
Đá Corindon phần bổ ở đâu tại Việt Nam?
Theo các số liệu thống kê, khối đá corindon saphire lớn nhất nặng 45 tấn được tìm thấy đầu tiên ở Việt Nam từng ghi nhận vào lịch sử Guinness là Đại Lam Ngọc. Kích thước của đá: chiều cao 2,4m và chiều rộng 1,7m, độ liền khối (phần không nứt vỡ) khoảng 2/3.
Đá Corundum có lẽ là một trong những khoáng chất tạo đã độc đáo nhất hiện nay với màu sắc vô cùng độc đáo. Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp mọi đối tượng khách hàng hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại đá quý Corundum này.
Xem thêm
- Nguyên nhân khiến đá cẩm thạch bị nứt? Cách xử lý và bảo quản ra sao?
- Cách nhận biết đá cẩm thạch thật giả hay loại A, B chính xác nhất
- Giá đá Opal đen bao nhiêu? Đá Opal đen hợp mệnh gì? Đá Opal có đắt không?
- Ngọc Jadeite là gì? Đá cẩm thạch (Jadeite) giá bao nhiêu? Ngọc Bích và Ngọc cẩm thạch cái nào quý hơn?