Current Ratio là một trong những chỉ số tài chính rất quan trọng phản ánh khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vậy cụ thể Current Ratio là gì? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc thắc trên thì hãy tham khảo bài viết sau đây!
Mục Lục
Current Ratio là gì?
Current Ratio trong tài chính hay còn được hiểu là Tỷ số thanh toán hiện hành hoặc Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này so sánh tài sản lưu động của doanh nghiệp với các khoản nợ hiện tại, kiểm tra xem liệu doanh nghiệp có đang cân bằng bền vững giữa tài sản, tài chính và nợ phải trả hay không.
Thông thường, chỉ số Current Ratio được sử dụng như một thước đo chung về sức khỏe tài chính vì nó cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Xem thêm
- Tài chính công là gì? Cập nhật thông tin cần biết từ A-Z
- Benchmark là gì và những điều mà trader cần chú ý
- Chỉ số IRR là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số IRR chính xác nhất
- NPV là gì? NPV âm thì sao? Cách tính NPV (Net Present Value)
Ý nghĩa của Current Ratio đối với doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính, Current Ratio được coi là một chỉ số đóng vai trò rất quan trọng giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ hoạt động như thế nào.
Đầu tiên, kết quả tính toán của Current Ratio giúp cung cấp thông tin rằng số tài sản ngắn hạn hiện tại của doanh nghiệp liệu có đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn hay không?
Tiếp đến, bằng cách đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, từ đây các nhà quản trị sẽ có được cơ sở để đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó như thế nào. Trong trường hợp nếu tài sản ngắn hạn hiện có không đủ để trả nợ thì sẽ đưa ra quyết định huy động vốn.
Cách tính Current Ratio
Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành
Current Ratio (Tỷ số thanh toán hiện hành) được xác định theo công thức như sau:
Current Ratio = (Current Assets) / (Current Liabilities)
⇔ Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: là những tài sản hiện tại của doanh nghiệp. Chúng bao gồm các tài sản lưu động dùng trong lưu thông (tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu,…) và các tài sản lưu động được dùng trong sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu, các sản phẩm dở dang,…).
- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ ngắn hạn các doanh nghiệp cần phải thanh toán trong thời hạn dưới 1 năm.
Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ số thanh toán hiện hành
Giả sử ta có số liệu về bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần ABC như sau:
Áp dụng công thức tính, ta xác định được Current Ratio (Tỷ số thanh toán hiện hành) của Công ty ABC cho năm 2021 như sau:
Current Ratio = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 49.000/36.4000 = 1,35.
Như vậy, công ty ABC có chỉ số Current Ratio là 1,35. Điều này có nghĩa là trong năm 2021 doanh nghiệp có 1,35 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.
Current Ratio bao nhiêu là tốt?
Việc đưa ra đánh giá về một doanh nghiệp nào đó liệu có đủ khả năng chi trả các khoản nợ hay không sẽ được phản ánh hoàn toàn thông qua chỉ số Current Ratio của doanh nghiệp đó hiện đang ở mức cao hay thấp. Cụ thể:
- Nếu Current Ratio >1: tỷ lệ thanh toán hiện hành đang ở mức cao. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn.
- Ngược lại, nếu Current Ratio <1: tỷ lệ thanh toán hiện hành đang ở mức thấp, đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có không đủ để chi trả hết các khoản nợ đến hạn.
Nói tóm lại, chỉ số Current Ratio càng cao thì càng chứng minh được rằng doanh nghiệp đó hoàn toàn có năng lực thanh toán nợ đúng hạn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp khi chỉ số này rơi vào ở mức thấp cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó sắp sửa phá sản. Bởi vì, các nhà quản trị lúc này có thể chọn cách là tìm đến phương án huy động vốn nhằm bù đắp các khoản nợ và để cho doanh nghiệp tiếp tục được duy trì hoạt động.
Ngoài ra, các nhà quản trị cũng cần lưu ý rằng không có một con số Current Ratio lý tưởng nào mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Tỷ số thanh toán hiện hành này được cho là lý tưởng thì còn cần phải xem xét đến các yếu tố khác như: ngành nghề kinh doanh, mô hình hoạt động và các chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
Do đó, các nhà quản trị cần phải kết hợp thêm với các tỷ số tài chính khác như Quick Ratio, vốn lưu động, D/E Ratio,…để có thể đưa ra được đánh giá một cách toàn diện nhất về khả năng chi trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chỉ số Current Ratio. Mong rằng bài viết đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích và thiết thực nhất. Đừng quên theo dõi trang website Giavang.com của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!
Tham khảo thêm