Chính sách tiền tệ hay còn được gọi với tên khác là chính sách lưu thông tiền tệ. Đây là một trong những chính sách tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, cụ thể chính sách tiền tệ này là gì và những công cụ của nó ra sao. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới
Mục Lục
- 1 Chính sách tiền tệ là gì?
- 2 Phân loại chính sách tiền tệ
- 3 Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ
- 4 Công cụ của chính sách tiền tệ
- 5 Vai trò của chính sách tiền tệ
- 6 Hạn chế của chính sách tiền tệ
- 7 So sánh sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
- 8 Chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá hối đoái như thế nào?
- 9 Chính sách tiền tệ thu hẹp và lạm phát
- 10 Kết luận
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ có tên gọi tiếng Anh là Monetary Policy. Đây là một chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Dựa vào chính sách tiền tệ này có sự ảnh hưởng lớn đến việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút. Chính sách tiền tệ là một công cụ được ví như “cánh tay phải đắc lực” để điều tiết nền kinh tế, tài chính của một quốc gia.
Phân loại chính sách tiền tệ
Có hai loại chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng còn có tên gọi khác là chính sách tiền tệ nới lỏng. Đây là chính sách mà Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống. Qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động nhằm thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập.
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông thường Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:
- Mua vào trên thị trường chứng khoán
- Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu
Trong một số trường hợp có thể thực hiện đồng thời 2 hoặc 3 cách cùng một lúc.
Khi nào thì chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng? Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Bởi vậy cho nên chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ thắt chặt còn có tên gọi khác đó là chính sách tiền tệ thu hẹp. Hoàn toàn ngược với chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thu hẹp là là chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.
Chính sách này được áp dụng khi nào? Đó là trong trường hợp nền kinh tế của một quốc gia đã có sự phát triển thái quá, lạm phát ngày càng gia tăng. Cho nên chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Để thực hiện chính sách tiền tệ này, Ngân hàng Trung ương thường sử dụng các biện pháp làm giảm mức cung tiền qua các cách như:
- Bán ra trên thị trường chứng khoán
- Tăng mức dự trữ bắt buộc
- Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng…
Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế, các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển, Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách tệ tiền nói trên để mang đến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có nhiều yếu tố tác động đến nhưng 4 yếu tố được nêu dưới đây là 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nó, cụ thể là:
Sự đa dạng và tính cạnh tranh của thị trường tài chính
Theo đó, nếu một thị trường tài chính ít sự cạnh tranh, thị phần chủ yếu tập trung ở một số ngân hàng lớn thì khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. Ngoài ra, sự phát triển của các thị trường khác như chứng khoán, bảo hiểm, các thị trường phái sinh… cũng tạo ra những ảnh hưởng đối với tác động từ chính sách tiền tệ. Khi càng có nhiều nhân tố tác động đến cung tiền nằm ngoài tín dụng ngân hàng thì càng hạn chế sự tác động của chính sách tiền tệ.
Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ theo 3 cách:
- Tác động của chính sách tiền tệ đến hành vi tiêu dùng, đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các chi phí này được tài trợ thông qua hệ thống tài chính (tức là khả năng tiếp cận vốn)
- Tác động của chính sách tiền tệ đến giá tài sản như cổ phiếu, bất động sản… sẽ phụ thuộc vào cơ cấu của các danh mục đầu tư tài chính của cá nhân và doanh nghiệp
- Các nước có tiêu dùng và đầu tư chủ yếu dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận, tác động của chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế hơn là ở những nước phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng.
Chính sách ngoại hối
Trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính sách ngoại hối và khả năng thay thế giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài. Bởi vậy, khi khả năng thay thế là ổn định, mọi hành động của chính sách tiền tệ sẽ bị trung hòa qua sự dịch chuyển của dòng vốn. Việc tăng khả năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài cũng giúp các doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào tín dụng trong nước, do đó sẽ làm giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu.
Đô la hóa bằng tiền mặt trên thị trường
Trên thị trường tài chính, tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến và nó đặt ra nhiều thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ từ việc thống kê tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu.. Tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng đo lường cung tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt, khi tồn tại tình trạng đô la hóa cả bên tài sản có và tài sản nợ sẽ dẫn đến những rủi ro do mất cân đối kỳ hạn và chênh lệch loại tiền tệ.
Công cụ của chính sách tiền tệ
Để có thể thực hiện tốt chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương sử dụng 3 công cụ sau đây
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đây là tỷ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền gửi cần huy động. Ngân hàng Trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại khác phải đảm bảo tỷ lệ này. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm. Cho nên bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền.
Nghiệp vụ thị trường mở
Trong nền kinh tế vĩ mô, nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
Ví dụ: Ngân hàng Trung ương in thêm 100 đồng và dùng 100 đồng này để mua các trái phiếu chính phủ trên thị trường tự do. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại hay tư nhân sẽ mất đi lượng chứng khoán được mua bởi 100 đồng đó và nhận về 100 đồng tiền mặt. Điều đó dẫn đến nguồn cung tiền mặt trong thị trường sẽ tăng lên và khi ngân hàng trung ương bán ra 100 đồng trái phiếu chính phủ thì ngược lại.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất do ngân hàng Trung ương quyết định dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng điểm nhất định và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Khi lãi suất chiết khấu cao dẫn đến ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với nguy cơ ít tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng > tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt > nguồn cung tiền trên thị trường giảm.
Vai trò của chính sách tiền tệ
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng vô cùng là điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ, từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:
Giảm tỷ lệ thất nghiệp – Tạo ra công ăn việc làm
Chính sách tiền tệ nào cũng vậy, dù mở rộng hay thu hẹp cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp. Nền kinh tế chấp nhận có một tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Điều này đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm phải vận dụng các công cụ tiền tệ để góp phần tăng cường, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục, ổn định và khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất. Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát. Theo đó, khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất, tác động lên tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế.
Ổn định giá cả trên thị trường
Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả vì đã loại trừ được sự biến động của giá cả. Việc ổn định giá cả sẽ giúp cho môi trường đầu tư ổn định từ đó góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.
Ổn định lãi suất
Việc ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Theo đó, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Chính sách tài chính tiền tệ làm ổn định thị trường tài chính để điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ. Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính.
Đối với thị trường ngoại hối, việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài bởi chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào một quốc gia nào đó. Biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động đến hoạt động của nền kinh tế ( tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế).
Tuy nhiên, bên cạnh các vai trò quan trọng thì chính sách tiền tệ cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định:
- Hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng, chi phí (vốn) đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, điều này làm cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát. Do vậy, chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả.
- Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in thêm tiền. Theo đó, khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều đó sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt.
- Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống mức quá thấp, điều này khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt. Điều này khiến hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho vay và nó sẽ tác động đến việc đầu tư tư nhân không thể mở rộng, làm giảm hiệu quả của chính sách.
Hạn chế của chính sách tiền tệ
Khi tư nhân không nhạy cảm với lãi suất ngân hàng thương mại thì hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ thấp. Một khi lãi suất được đẩy cao thì có nghĩa là chi phí đầu vào thấp (cụ thể là vốn) sẽ tăng lên. Việc này sẽ kéo theo sự tăng giá của hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp điều này làm lạm phát tăng lên.
Nếu chính phủ không thực hiện đúng cam kết kiểm soát việc in tiền mặt đồng nghĩa chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả. Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, trước áp lực phải bù đắp được ngân sách thường sẽ in thêm tiền. Việc này sẽ đi ngược lại với chính mục đích ban đầu của chính sách tiền tệ thắt chặt.
Việc chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho lãi suất xuống mức quá thấp, dẫn đến tình trạng các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và giữ dòng tiền hoặc đầu tư vào các kênh ngắn hạn khác có rủi ro cao. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng thương mại và có thể tạo ra bong bóng cho toàn thị trường.
So sánh sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng. Tuy nhiên hai chính sách này có nhiều điểm khác nhau, chi tiết được trình bày ở bảng sau:
Tiêu chí so sánh | Chính sách tiền tệ | Chính sách tài khóa |
Định nghĩa | Là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế… | Là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế. |
Nguyên tắc | Thao túng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp… | Thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế như ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế. |
Công cụ thực hiện chính sách | – Lãi suất – Tỷ lệ dự trữ bắt buộc – Chính sách tỷ giá hối đoái – Nghiệp vụ thị trường mở… | Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ |
Người tạo chính sách | Ngân hàng Trung ương | Chính phủ |
Chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá hối đoái như thế nào?
Chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá hối đoái nghĩa là sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với tính hiệu quả của chính sách tiền tệ tại một quốc gia. Theo đó:
- Việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định.
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực
Chính sách tiền tệ thu hẹp và lạm phát
Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?
Chính sách tiền tệ thu hẹp (Tiếng Anh là contractionary monetary policy) là chính sách được thực hiện bằng cách tăng các mức lãi suất cơ bản khác nhau được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương, hoặc là các biện pháp khác nhằm tăng lượng cung tiền.
Mục đích của chính sách tiền tệ thu hẹp là nhằm giảm lạm phát bằng cách giới hạn lượng tiền đang lưu thông hiện tại trên thị trường. Đồng thời chính sách này cũng nhắm đến việc chế ngự lượng vốn đầu cơ và đầu tư không bền vững mà chính sách mở rộng trước đó đã tạo ra.
Chính sách tiền tệ lạm phát là gì?
Chính sách tiền tệ lạm phát thực chất chính là chính sách tiền tệ thu hẹp. Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự phát triển thái quá, lạm phát ngày càng gia tăng thì chính sách này sẽ được áp dụng, cho nên chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát hay chính sách tiền tệ lạm phát.
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên bạn đã có thể nắm được cơ bản về chính sách tiền tệ và những vấn đề xung quanh của nó. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.
Kiến thức là vô hạn, hãy truy cập website giavang.com để cập nhật nhiều thông tin hữu ích cho quá trình đầu tư của bạn.