Chính sách tài khóa là một trong những công cụ tài chính thường được các quốc gia sử dụng để hỗ trợ nền kinh tế. Vậy chính sách tài khóa là gì? Chính sách tài khóa gồm những công cụ nào? Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chính sách tài khóa là gì?
Tài khóa là khoảng thời gian mà các báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp có hiệu lực. Thông thường chu kỳ tài khóa là 42 tháng.
Tài khóa còn được sử dụng vào việc tính thuế hàng năm. Tùy vào từng quốc gia hoặc nhu cầu của doanh nghiệp sẽ quy định tài khóa có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường. Chẳng hạn, ở Mỹ, tất cả các công ty bách hoá sẽ bắt đầu mức tài khoá từ mùng một tháng hai của năm trước đến 31 tháng giêng của năm sau. Trong khi đó, đa số các công ty khác chọn tài khóa trùng với năm lịch. Đối với những công ty cá biệt, mốc thời gian tài khóa sẽ tính từ mùng một tháng bảy đến 31 tháng sáu của năm tiếp theo. Hay tại một số nước Anh Quốc, tài khoá sẽ bắt đầu từ 1 tháng 4 dương lịch của năm trước đến 31 tháng 3 dương lịch của năm sau (Luật về tài chính năm 1854). Tuy nhiên trên thực tế, thời gian để Nhà nước đánh thuế thu nhập hoặc thuế vốn thường được kéo dài thêm 5 ngày nữa, tức là đến 5 tháng 4 của năm sau.
Như vậy, Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện. Trong đó, chính phủ sẽ điều chỉnh, thay đổi các biện pháp chi tiêu hoặc thuế nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế của đất nước, từ đó đạt đến mức kinh tế vĩ mô.
Vào những thập niên 30 của thế kỷ XX, Keynes đã từng nhận định rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để chuyển nền kinh tế từ trạng thái không có việc làm sang mức toàn dụng.
Về mặt lý thuyết, việc giảm thuế hay giảm chi tiêu sẽ làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhãn tử. Nhờ đó, nhiều việc làm sẽ được tạo ra để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm, từ đây giúp tăng trưởng thu nhập quốc dân. Nếu nền kinh tế quá nóng hay mức hoạt động kinh tế quá cao, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Về cơ bản, chính sách tài khóa được tạo ra nhằm hướng đến mục tiêu là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Cũng nhờ vào định hướng này đã dẫn tới quan điểm, chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế.
Chính vì vậy, vào thời điểm Keynes biên soạn trong quyền Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, chính sách tài khóa được Chính phủ nhiều quốc gia ưa chuộng và áp dụng. Tuy nhiên, không ít nhà kinh tế học cho rằng chính sách tài khóa không phải là bài thuốc chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế. Công cụ này thích hợp với tình trạng suy thoái, chứ không thích hợp với nền kinh tế lạm phát. Do đó, đến những năm 70 của thế kỷ XX, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện, chính sách tài khóa không còn được ưa chuộng như trước mà thay vào đó người ta bắt đầu tin tưởng vào chính sách tiền tệ hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà kinh tế học vẫn đang tranh luận nhiều về việc chính sách nào có hiệu quả hơn trong việc vi chỉnh nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò và đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tài khóa gồm những loại nào?
Chính sách tài khóa được chia làm hai loại: Chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tài khóa mở rộng. Mỗi loại sẽ có một ý nghĩa khác nhau với nền kinh tế vĩ mô.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt được sử dụng để đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổn định. Bằng việc Chính phủ điều chỉnh tăng nguồn thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu, hoặc kết hợp cả hai biện pháp này, sản lượng của nền kinh tế vì thế giảm đi, từ đó giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bị nóng lên.
Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng hay còn được gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Chính sách này thường được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nhờ vào việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp này, chính sách tài khóa thâm hụt giúp tăng sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, chính sách này thường không được áp dụng một mình mà kết hợp chung với chính sách tiền tệ giúp thực hiện mục đích tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.
Vai trò của chính sách tài khóa với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, chính sách tài khóa có 4 vai trò quan trọng sau:
- Hỗ trợ nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế: Là công cụ giúp ổn định lại nền kinh tế trong thời kỳ biến động. Nhìn chung, đây là công cụ giúp Chính phủ tác động toàn diện đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp.
- Hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực và phát triển tập trung: Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa để thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước dựa trên hai công cụ của chính sách tài khóa.
- Mang lại môi trường kinh tế ổn định và an toàn: Chính sách tài khóa còn được áp dụng vào việc phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Từ đó, giúp tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
- Giúp phát triển nền kinh tế: Một trong những ý nghĩa và mục tiêu quan trọng mà chính sách tài khóa của bất kỳ quốc gia nào cũng hướng đến chính là điều chỉnh nền kinh tế tốt nhất. Do đó, đây là công cụ giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
Phân biệt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
Vốn là hai chính sách quan trọng trong chiến lược điều chỉnh và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vì thế giữ những vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, mỗi công cụ sẽ có những điểm nổi bật khác nhau. Sau đây, là cách phân biệt hai chính sách này:
Tiêu chí so sánh | Chính sách tài khóa | Chính sách tiền tệ |
Công cụ thực hiện | Chi tiêu chính phủ và các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước | Lãi suất, các khoản dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách nới lỏng định lượng hay các nghiệp vụ ngân hàng mở… Nói chung đó là các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối. |
Người tạo ra chính sách | Chính phủ | Ngân hàng trung ương |
Mục đích | Thúc đẩy tăng sản lượng và việc làm trong xã hội | Bình ổn, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng GDP và giảm tỉ lệ thất nghiệp |
Chính sách tài khóa gồm những công cụ nào?
Chính sách tài khóa gồm hai công cụ cơ bản: chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Chẳng hạn, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, điều này dẫn đến cầu hàng hóa tăng, tổng cầu nền kinh tế cũng trực tiếp tăng. Trường hợp chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân được tăng lên, họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, tổng cầu vì thế gián tiếp tăng.
Về cơ bản, chi tiêu của chính phủ bao gồm:
- Chi mua hàng hóa dịch vụ: Là việc Chính phủ chi ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước, đầu tư cho quốc phòng, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…
- Chi chuyển nhượng: Là việc Chính phủ sử dụng ngân sách cho các khoản trợ cấp những đối tượng thuộc các diện đặc biệt như người nghèo, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh…
Nhìn chung, công cụ của chính sách tài khóa này tác động đến nền kinh tế toàn diện. Ta có hai trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thích cung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định.
- Nếu chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế.
Thuế
Thuế là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Mỗi quốc gia, khu vực khác nhau sẽ có những quy định cũng như mức thuế khác nhau. Sau khi người dân và các tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, khoản tiền này sẽ được thu vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu quốc gia vì lợi ích chung. Về cơ bản, thuế tác động rất nhiều đến nền kinh tế của một quốc gia, do đó đây là công cụ thứ hai của chính sách tài khóa.
Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu:
- Thuế trực thu: Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Người chịu thuế cũng chính là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
- Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, khác với thuế trực thu, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, t, thuế tiêu thụ đặc biệt… Chẳng hạn, ta có thể hiểu đơn giản như sau: Giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT. Như vậy, người mua hàng là người chịu thuế VAT nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, mà nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.
Khác với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Ta có các trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm.
- Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.
Những điểm hạn chế của chính sách tài khóa
Mặc dù được xem là công cụ tài chính hỗ trợ đắc lực trong việc điều tiết nền kinh tế của một quốc gia, song chính sách tài khóa vẫn tồn tại những yếu điểm riêng như sau:
- Thời gian để chính sách tài khóa hiệu nghiệp khá lâu: Để đưa ra chính sách này, Chính phủ sẽ cần những số liệu đáng tin cậy nhất về nền kinh tế vi mô trong khoảng thời gian đủ dài, có thể là 6 tháng. Tiếp đến, để đưa ra quyết sách sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa. Và lại tiếp tục chờ đợi đến khi chính sách tài khóa có hiệu nghiệm. Do đó, độ trễ này thời gian rất lâu.
- Việc điều chỉnh đôi khi không khả quan: Rất khó để Chính phủ nắm bắt được mức độ tác động của chính sách lên quy mô thực tế. Vậy nên sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các điều chỉnh.
- Dễ dẫn đến gia tăng lạm phát và các khoản nợ xấu: Giả sử nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái, nhưng nhà nước tăng thêm chi tiêu chính phủ thì việc rơi vào thâm hụt ngân sách khó tránh khỏi. Điều này vừa gia tăng tình trạng lạm phát vừa làm tăng thêm nợ chính phủ.
- Ảnh hướng lớn đến các tầng lớp dân cư: Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các tầng lớp dân cư.
Kết luận
Nói tóm lại, chính sách tài khóa là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc điều tiết nền kinh tế của một quốc gia. Mặc dù so với chính sách tiền tệ và áp dụng vào những bối cảnh lạm phát gia tăng, công cụ này không thích hợp, nhưng chính sách tài khóa vẫn đủ khả năng giúp nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, nhất là thời kỳ suy thoái. Không chỉ vậy, trong bối cảnh có nhiều biến động chính trị và leo thang lạm phát như hiện nay, nếu biết vận dụng và kết hợp tốt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ giúp chính phủ ổn định hơn tình đất nước. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chính sách tài khóa. Chúc các bạn một ngày an lành.