Khi bước vào thị trường chứng khoán, một chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua là ROE. Vậy chỉ số ROE là gì? Làm sao để xác định chỉ số ROE? Ưu và nhược điểm của chỉ số ROE là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Chỉ số ROE là gì?
Chỉ số ROE là thước đo tài chính dùng để đo lường tỷ suất sinh lợi dựa trên vốn chủ sở hữu bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. Chính vì vậy, ROE còn có tên gọi khác là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE là tên được viết tắt từ tên tiếng Anh Return of Equity.
ROE được biểu hiện dưới đơn vị là phần trăm (%) và có thể tính bằng cách lấy tỷ lệ tăng trưởng chia cho tỷ lệ duy trì thu nhập công ty. Dựa vào chỉ số ROE, nhà đầu tư có thể đo lường khả năng sinh lời của tổ chức cũng như mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, có thể biết doanh nghiệp đã các khoản đầu tư cổ phần thành lợi nhuận như thế nào, có hiệu quả không. Trong kinh doanh, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những chỉ số ROE khác nhau.
Ý nghĩa chỉ số ROE
Chỉ số ROE có những ý nghĩa cơ bản như sau
- Đối với nhà đầu tư, họ sẽ biết được liệu họ có nhận được lợi nhuận tốt từ số vốn mà mình bỏ ra ban đầu để tham gia sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần hay không.
- Nhằm làm hài lòng và thu hút cổ đông, các công ty bắt buộc phải tạo ra ROE cao hơn lợi tức từ những khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn.
- ROE giúp người xem hình dung đầy đủ khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động đầu tư của tổ chức do chỉ số này sẽ được so sánh với giá trị lịch sử và với chỉ số ROE trung bình ngành.
- Chỉ số ROE là kết quả của phép chia giữa thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông. Do đó, nếu thu nhập càng lớn, ROE càng cao, lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ nhiều hơn.
- Nhà đầu tư có thể xác định lợi thế cạnh tranh nhờ vào việc so sánh chỉ số ROE của công ty với ROE trung bình của ngành. Bởi ROE sẽ cung cấp thông tin về cách thức ban lãnh đạo công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển doanh nghiệp.
- Thông thường, những công ty có chỉ số ROE tăng trưởng bền vững theo thời gian chứng tỏ công ty phát huy tốt và tạo giá trị cho cổ đông, biết cách tái đầu tư thu nhập, tăng năng suất, lợi nhuận. Ngược lại nếu chỉ số ROE giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không sinh lời tốt.
Ưu và nhược điểm của chỉ số ROE
Ưu điểm
- Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông.
- Nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
- Tính được tốc độ tăng trưởng của công ty = ROE x tỷ lệ tái đầu tư.
Nhược điểm
- ROE thường bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán: Trong trường hợp xảy ra một đợt giảm hay tăng nguồn vốn vào quỹ dự phòng, ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận ròng của công ty, từ đây ROE thay đổi. Trong trường hợp, công ty tự thu mua lại cổ phiếu đang lưu hành của mình trên thị trường được cũng sẽ khiến lượng cổ phiếu giảm xuống, tỷ số ROE sẽ tăng lên theo mục đích của chủ doanh nghiệp.
- ROE là chỉ số thiếu ổn định: Thông thường, lợi nhuận của một công ty gặp vấn đề sẽ khiến cho chỉ số ROE không ổn định. Nguyên nhân có thể do thị trường thay đổi hoặc từng giai đoạn khác nhau các công ty có chính sách phát triển thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng quý, năm của công ty không giống nhau. Vì vậy, sẽ là một thử thách lớn đối với nhà đầu tư trong việc đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh, tiềm năng của doanh nghiệp.
- Chỉ số ROE không phản ánh đúng lợi thế của từng công ty: Công thức tính ROE chỉ gồm 2 yếu tố là lợi nhuận sau thuế và vốn của chủ sở hữu mà không có các tài sản vô hình như bản quyền, phát minh, nhãn hiệu… Điều này, đồng nghĩa ROE không bao gồm các yếu tố tài sản vô hình. Chính vì vậy, nó sẽ làm cho phép tính bị sai lệch và không phản ánh được lợi thế cho công ty.
Hướng dẫn tính chỉ số ROE chuẩn xác
Ta có công thức tính chỉ số ROE như sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất. Phần này thường được trình bày ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính.
- Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính.
Mối quan hệ giữa ROE và ROA
ROA và ROE đều là những công cụ tài chính hỗ trợ đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ROE tính trên vốn của chủ sở hữu, còn ROA tính lợi nhuận trên tổng tài sản.
Trong tài chính, ROA và ROA được xem xét trong mối quan hệ thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trong trường hợp công ty có tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là lý tưởng nhất.
Theo quy chuẩn quốc tế, nếu một công ty sở hữu mức ROE cao hơn 15% và tỷ lệ ROA lớn hơn 7,5% chứng tỏ doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính.
Phân biệt ROE và ROS
Dựa vào ROE, cổ đông có theo dõi được việc sử dụng vốn của tổ chức có hiệu quả hay không bởi đây là, tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chính là chỉ số ROE. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên phân biệt giữa vốn chủ sở hữu và tài sản để tránh nhầm lẫn.
ROE được đánh giá là chỉ số quan trọng trong việc quan sát công ty có đang sử dụng nguồn vốn tốt không. Đồng thời, phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành trên thị trường.Mặc dù vậy, vốn chủ sở hữu cần được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, bởi nguy cơ phá sản doanh nghiệp khó tránh khỏi nếu sử dụng không đúng.
Trong mối quan hệ tương quan giữa ROE và ROS, ROE tỷ lệ thuận với ROS, tức chỉ số ROS tăng, chỉ số ROA cũng tăng theo và ngược lại.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROE được xem là tốt khi tỷ lệ này cao hơn mức lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh theo theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ số ROE phải đảm bảo tối thiểu là 15%.
Mặc dù vậy, tỷ lệ ROE như thế nào còn chịu ảnh hưởng nhiều từ ROE trung bình ngành của một công ty. Mỗi ngành khác nhau sẽ có mức ROE khác nhau. Những ngành đặc thù thường có xu hướng ROE cao hơn những ngành khác. Chính vì vậy, so sánh ROE giữa các công ty cùng ngành sẽ mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, để đạt được kết quả tối ưu nhất, nhà đầu tư nên xem xét ROE theo khoảng thời gian ít nhất là 3 năm.
Những lưu ý khi sử dụng ROE
Khi chỉ số ROE trung bình hoặc quá cao sẽ được ưu tiên hơn so với các chỉ số thấp. Song, tỷ lệ quá cao chưa chắc là dấu hiệu tốt. Đặc biệt, nhà đầu tư cần chú ý khi ROE cao hơn trung bình của các nhóm ngang hàng.
Về bản chất, tỷ lệ ROE cao là biểu hiện tốt khi thu nhập ròng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Đồng thời, chứng tỏ công ty đang phát triển rất mạnh. Song, trong trường hợp, tài khoản vốn chủ sở hữu rất nhỏ hơn so với thu nhập ròng thì đây là nguy cơ rủi ro cao.
- Nguyên nhân vốn chủ sở hữu nhỏ có thể do công ty trải qua một khoản thời gian dài thua lỗ, và các khoản này được cập nhật trong bảng cân đối kế toán, phần mục vốn chủ sở hữu ở dạng “lỗ giữ lại”. Lâu dần chúng làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty.
- Giả sử công ty làm ăn phát triển trở lại và ghi nhận lãi thì kết quả ROE lúc này sẽ cao bất ngờ do mẫu số quá thấp. Điều này gây hiểu lầm rằng công ty đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, khi công ty có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng giảm tương ứng với mức tăng của nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả). Cuối cùng kết quả tính ROE cũng cao bất thường.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số ROE là một trong những tỷ lệ quan trọng. Nhà đầu tư có thể đo lường dễ dàng khả năng sinh lời của tổ chức và mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về ROE. Chúc các bạn giao dịch thành công.