Nếu bạn là trader kinh nghiệm và chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ không bỏ qua được sự hiệu quả của chỉ báo động lượng CMO. Các tính hiệu của chỉ báo CMO có thể giúp các trader nắm bắt các thời điểm hợp lý của thị trường. Vậy chỉ báo CMO là gì? Làm sao tính và sử dụng chỉ báo kỹ thuật này hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ báo CMO là gì?
Được phát triển bởi Tushar Chande, chỉ báo CMO được giới thiệu trong cuốn sách của ông, nhà giao dịch phân tích kỹ thuật mới năm 1994. Đây được biết là một chỉ báo động, để đo lường cái mà Chande đặt tên là ‘động lượng thuần túy’ và dữ liệu hồi về cho người dùng dưới dạng đường thẳng dao động trong khoảng từ +100 đến -100.
Chỉ báo CMO gần giống như chỉ báo RSI. Điểm khác biệt với RSI ở chỗ chỉ báo CMO đo động lượng trong cả ngày lên và ngày xuống. CMO thường tiếp cận các khu vực bán hoặc mua thường xuyên hơn so với các chỉ báo động lượng, chẳng hạn như chỉ báo RSI có độ mịn bên trong cao. Sở dĩ có điều này là do CMO cũng không sử dụng làm mịn bên trong các tín hiệu và do đó không làm lu mờ các cực trị ngắn hạn trong động lượng.
Trong giao dịch, CMO là viết tắt từ tên gọi là Chande Momentum Oscillator.
Hướng dẫn tính chỉ báo CMO hiệu quả
Trong quá trình giao dịch, không quá khó để tính CMO. Nhìn chung, các trader có thể tính CMO bằng cách lấy tổng động lượng cho các ngày tăng và động lượng giảm theo ngày chia cho chênh lệch của động lượng cho ngày tăng và ngày giảm.
Công thức:
CMO = 100 x (Su – Sd) / (Su + Sd)
Trong đó:
- Su được biết là tổng động lượng của ngày tăng trong giai đoạn được phân tích.
- Sd là tổng động lượng của ngày giảm trong giai đoạn được phân tích.
- Thời gian mặc định là 9 ngày.
CMO được sử dụng như thế nào?
Forex được biết đến là thị trường tài chính sôi động và nhộn nhịp, với khối lượng giao dịch lên đến hàng tỷ đồng, hàng ngày ngày, hàng giờ và đa dạng các tài sản khác nhau. Chính vì vậy, một tin tức nhỏ cũng đủ để gây ra một đợt biến động giá mà các trader không kịp trở tay. Do đó, trong quá trình giao dịch tốt nhất người chơi phải biết cách sử dụng, kết hợp các công cụ chỉ báo kỹ thuật với nhau, có thể mới dễ dàng đánh lệnh thành công. Chỉ báo CMO sẽ là một trong cánh tay đắc lực cho người dụng.
Trên thị trường ngoại hối, chỉ báo CMO thông thường sẽ giao động trong khoảng 100 đến -100. Tương ứng sẽ có các trường hợp xảy ra như sau:
- CMO trên 50 : giá quá mua.
- CMO dưới -50: giá quá bán.
Chính vì vậy, khi nhận thấy CMO di chuyển trên +50, nó được coi là giảm. đây là dấu hiệu không nên vào các vị thế mua. Ngược lại, khi CMO di chuyển dưới đường -50 được coi là tăng và đây là thời điểm không thích hợp để thực hiện lệnh bán.
Trong quá trình giao dịch, tín hiệu tăng giá cũng có thể được xác nhận trong trường hợp giao nhau trên đường trung tâm của CMO tức là chéo trên 0: khi CMO di chuyển trên 0; hoặc tín hiệu giảm giá khi CMO di chuyển xuống dưới 0.
Có thể sử dụng kết hợp với đường trung bình động đơn giản (SMA) 10 ngày. Trong trường hợp này, CMO sẽ cung cấp tín hiệu giao dịch trước khi CMO vượt qua đường 0. Người chơi cần lưu ý các cột mốc CMO tương ứng như sau:
- CMO vượt qua SMA 10: tín hiệu cực kỳ tiềm năng để thực hiện lệnh mua.
- CMO không vượt qua SMA 10: tín hiệu cực kỳ tiềm năng để thực hiện lệnh bán. .
Như với tất cả các bộ dao động, tín hiệu mua và bán cũng có thể được tạo ra bởi sự phân kỳ dương hoặc âm giữa CMO và giá sản phẩm. CMO còn cung cấp các tín hiệu đơn giản cho các nhà phân tích thị trường dễ dàng nhận biết các biến động.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ báo CMO là một trong những chỉ báo cung cấp những tín hiệu hay và chuẩn xác hỗ trợ quá trình vào lệnh cho các trader. Trong quá trình giao dịch ngoại hối, các trader nên linh hoạt kết hợp nhiều chỉ báo giao dịch với nhau để tăng thêm tỷ lệ chính xác khi vào lệnh. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho các trader những kiến thức và thông tin hữu ích về chỉ báo CMO. Chúc các trader giao dịch thành công.