Cash Ratio là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Vậy Cash Ratio là gì? Dựa vào chỉ số này, các doanh nghiệp có thể biết được rằng hiện tại mình đang có khoảng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền mặt để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Và để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Tỷ số thanh toán tiền mặt này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Mục Lục
Cash Ratio là gì?
Chỉ số Cash Ratio còn được gọi trong Tiếng Việt là Tỷ lệ thanh toán tiền mặt. Đây được ví như là một thước đo thanh khoản phản ánh khả năng của một doanh nghiệp trong việc trang trải các nghĩa vụ ngắn hạn của mình chỉ bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
- Current Ratio là gì? Tất tần tật về Tỷ số thanh toán hiện hành trong tài chính
- Acid test ratio là gì? Định nghĩa, cách tính & ví dụ
- Chỉ số ROE là gì? Hướng dẫn xác định chỉ số ROE chuẩn xác
- Chỉ số ROA là gì? Hướng dẫn cách tính ROA
Cách tính Cash Ratio
Công thức tính toán Cash Ratio
Cash Ratio (Tỷ lệ thanh toán tiền mặt) được xác định bằng tổng tiền và các khoản tương đương tiền chia cho tổng nợ ngắn hạn. Công thức cụ thể như sau:
Cash Ratio = (Tiền mặt + Các khoản tương đương tiền) / Các khoản nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của các thành phần trong công thức
- Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán thị trường tiền tệ và các khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 90 ngày hoặc ít hơn.
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm. Ví dụ như nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả tiền lương,…
Ví dụ về Cash Ratio
Giả sử một công ty ABC có các thông tin tài chính sau đây:
- Tổng tiền mặt: $50.000
- Các khoản tương đương tiền: $20.000
- Tổng nợ phải trả: $100.000.
Áp dụng công thức:
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = (Tiền mặt + Tiền tương đương) / Tổng Nợ ngắn hạn
⇔ Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = ($50.000 + $20.000) / $100.000 = 0,7.
Trong trường hợp này, Cash Ratio của công ty ABC là 0,7. Điều này có nghĩa là công ty ABC sẽ có đủ nguồn tiền mặt để thanh toán 70% nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của chỉ số Cash Ratio
Thông thường, các nhà phân tích sẽ khảo sát chỉ số Cash Ratio để có thể đưa ra phân tích về khả năng thanh toán nhanh chóng và linh hoạt của một doanh nghiệp trong trường hợp cần trả nợ ngắn hạn đột xuất.
Cụ thể, nếu chỉ số Cash Ratio của doanh nghiệp tính ra được bằng X% => Doanh nghiệp này có khả năng trả được X% của các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt (hoặc tương đương tiền mặt) thay vì phải bán tài sản lưu động hoặc thu tiền từ các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, chỉ số Cash Ratio còn là một công cụ giúp các nhà quản trị có thể đánh giá rủi ro tài chính cũng như mức độ thanh khoản trong doanh nghiệp của mình. Theo đó, khi chỉ số này rơi vào ở mức thấp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó đang đối mặt với nguy cơ không đủ tiền mặt để trả nợ ngắn hạn trong trường hợp cần thiết và ngược lại.
Cash Ratio cao hay thấp ảnh hưởng đến công ty như thế nào?
Trường hợp Cash Ratio < 1
Khi Tỷ lệ thanh toán tiền mặt <1, lúc này các nhà quản trị có thể hiểu rằng là toàn bộ nguồn tiền mặt hiện tại trong hệ thống của doanh nghiệp đang không đủ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Ví dụ: Tỷ lệ thanh toán tiền mặt của một doanh nghiệp bằng 0,75 có nghĩa là doanh nghiệp này chỉ có đủ tiền mặt để thanh toán 75% các khoản nợ ngắn hạn của mình. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn liên tục trong một thời gian dài, nguy cơ doanh nghiệp đối diện với bờ vực “phá sản” là rất cao.
Trường hợp Cash Ratio > 1
Đối với trường hợp khi tỷ lệ thanh toán tiền mặt > 1, điều này cho thấy rằng doanh nghiệp có khả năng chi trả cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn còn dư ra một khoản tiền mặt nhất định để đầu tư vào các khoản khác.
Dẫu vậy, tỷ lệ tiền mặt quá cao không có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Điều này có thể ám chỉ doanh nghiệp đang chưa tận dụng tốt nguồn tiền hoặc bỏ lỡ cơ hội khai thác lợi ích từ các khoản vay. Ngoài ra, Cash Ratio >1 cũng có thể biểu thị rằng doanh nghiệp đang chuẩn bị một khoản dự phòng để đối phó với các rủi ro trong tương lai.
Trường hợp Cash Ratio = 1
Cash Ratio sẽ đạt giá trị bằng 1 khi và chỉ khi tổng tiền mặt hiện tại của một doanh nghiệp bằng với nợ ngắn hạn. Hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp nếu muốn chỉ trả 100% các khoản nợ hiện tại (không thừa không thiếu) thì sẽ phải huy động nguồn tiền và các khoản có thể quy đổi thành tiền và tài sản lưu động.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về chỉ số Cash Ratio. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích và thực sự cần thiết. Đừng quên truy cập trang website Giavang.com của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!
Tham khảo thêm: