Cash flow (dòng tiền) được xem là một trong những thuật ngữ khá quan trọng liên quan đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được các mức độ hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các số liệu này. Vậy cụ thể hơn Cash flow là gì? Cash Flow Statement có ý nghĩa ra sao? Công thức tính Cash flow như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về Cash flow
Cash flow là gì?
Cash flow (dòng tiền) là sự vận hành của các loại tiền mặt hoặc các khoản tiền tương đương trong một doanh nghiệp cụ thể. Để một doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định đòi hỏi dòng tiền phải được duy trì nhất quán nhất. Khi đó, dòng tiền sẽ được theo dõi trong một mốc thời gian xác định dựa trên các báo cáo chuẩn hàng tháng, quý hoặc năm.
- Mô hình Capm là gì? Nhược điểm của mô hình Capm
- Due diligence là gì? Tầm quan trọng của thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
- Hệ số beta là gì? Ý nghĩa và cách tính hệ số rủi ro trong chứng khoán
Thông qua Cash flow, nhà đầu tư sẽ dễ dàng định hình rõ được sự thay đổi của các khoản tiền trong một doanh nghiệp cũng như nắm rõ được tình hình tài chính và các vấn đề còn tồn đọng có liên quan.
Cash flow sẽ dương khi số tiền được chi ra nhỏ hơn tổng số tiến thực tế được thu vào và ngược lại sẽ được xem là công ty đang âm. Khi đó, công ty cần phải nhanh chóng điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
Mục đích của Cash flow
Sự hiện diện của Cash flow đóng vai trò khá tất yếu trong việc phát triển một doanh nghiệp bất kỳ. Cụ thể, dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được các vấn đề cơ bản sau đây:
- Đưa ra những đánh giá thiết thực nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó có đang ổn định hay không.
- Dễ dàng kiểm tra cũng như đánh giá được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó như thế nào.
Có bao nhiêu Cash flow?
Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính dòng tiền sẽ được phân chia thành các nhóm cơ bản sau đây:
- Cash Flow hoạt động (Dòng tiền hoạt động): Đây là dòng tiền quan trọng nhất của một doanh nghiệp bất kỳ. Dòng tiền này luôn được các nhà đầu tư chú trọng bởi nó có thể đánh giá được khả năng hoạt động của doanh nghiệp chính xác nhất.
- Cash Flow đầu tư (Dòng tiền đầu tư): Dòng tiền này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô đầu tư vào nhiều hạng mục có lời khác.
- Cash Flow tài chính (Dòng tiền tài chính): Dòng tiền này luôn được tính toán và xác định thông qua các hoạt động kinh doanh như vay vốn, phát hành cổ phiếu, trả nợ, thanh toán cổ tức, …
Các thuật ngữ liên quan đến Cash flow
Cash Flow Statement là gì?
Cash Flow Statement (CFS) được xem là những báo cáo lưu chuyển tiền tệ và loại báo cáo này luôn được kế toán sử dụng để xác định dòng tiền của doanh nghiệp. Đồng thời giúp đo lường hiệu quả việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp. CFS sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau đây:
- Những thay đổi trong tiền tệ của doanh nghiệp.
- Các khoản thu chi tương đương với tiền tệ của đơn vị đó.
Free Cash Flow là gì?
Free Cash Flow (FCF) hay còn được gọi là dòng tiền tự do. FCF sẽ đóng vai trò như là một thức đo có khả năng phản ánh hiệu quả các hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ trong quá trình tạo nên dòng tiền mặt.
Dòng tiền này thường được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí tài sản có liên quan.
Dòng tiền tự do FCF được xác định theo công thức sau:
Dòng tiền tự do = Dòng tiền của hoạt động kinh doanh – Chi phí đầu tư
Operating Cash Flow là gì?
Operating Cash Flow (OCF) là thuật ngữ dùng để chỉ định việc lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, OCF được xem như là một thước đo biểu thị cho dòng tiền mặt được sản sinh trực tiếp từ việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp đó. Đồng thời, sự chênh lệch giữa tổng giá trị dòng tiền vào và tổng giá trị tiền chi cho các hoạt động tác nghiệp trong kỳ báo cáo được thể hiện bằng OCF.
Công thức tính Cash flow – OCF sẽ được xác định như sau:
- OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
- OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế
Cumulative Cash Flow là gì?
Thuật ngữ này thường được sử dụng để biểu thị những dòng tiền tích lũy hiện hữu trong một doanh nghiệp. Dòng tiền này thường được xác định bằng cách cộng tất cả những dòng tiền từ khi công ty hoặc dự án được thành lập đến thời điểm hiện tại.
In Cash là gì?
Trong ngành tài chính, In Cash dường như là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên nhất. Dịch sang tiếng Việt thì In Cash chính là tiền mặt. Thuật ngữ này dùng để ấn định tình trạng lưu thông của dòng tiền mặt trong một công ty hoặc một doanh nghiệp bất kỳ.
Công thức tính Cash flow chi tiết
Thông thường, công thức tính Cash flow sẽ được xác định dựa trên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền từ hoạt động tài chính + Số dư tiền mặt ban đầu = Số dư tiền mặt cuối kỳ.
Trong đó:
- Dòng tiền tiền từ HĐKD = Tổng dòng tiền đi vào từ các HĐKD – Tổng dòng tiền đi ra của HĐKD đó.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động tài chính – Tổng dòng tiền đi ra thực tế của hoạt động tài chính đó.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động đầu tư – Tổng dòng tiền thực tế đi ra từ hoạt động đầu tư này.
Phân tích sự hoạt động của dòng tiền
Bên cạnh việc nắm rõ Cash flow thì việc phân tích được dòng tiền cũng là một điều khá tất yếu. Thông qua những phân tích này có thể đánh giá được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp. Hiện nay, dòng tiền sẽ được phân tích dựa trên các đặc điểm sau đây.
Chỉ số khả năng trả nợ DSCR
Các doanh nghiệp sinh lời đôi khi có thể thất bại nếu không có đủ dòng tiền dương để theo kịp các khoản thanh toán. Điều này cũng có thể xảy ra nếu khả năng sinh lời của công ty bị cản trở bởi các công việc tồn đọng, hàng tồn kho dư thừa hoặc chi tiêu quá mức cho đầu tư tài sản cố định.
Để xác định được một doanh nghiệp có đủ dòng tiền để chi trả hay không thì chúng ta cần phải dựa vào các chỉ số khả năng trả nợ DSCR:
Chỉ số khả năng trả nợ DSCR = Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh/Nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
Dòng tiền tự do không dùng vốn vay
Dòng tiền tự do của một công ty sẽ được xác định bằng các dòng tiền tự do không dùng vốn vay. Đây chính là dòng tiền của một doanh nghiệp không bao gồm các khoản thanh toán lãi trước đó.
Dòng tiền tự do không vay nợ thể hiện lượng tiền mặt mà một công ty phải sử dụng để đáp ứng các chi phí hoạt động trước khi chi trả cho các hoạt động tài chính. Trong phân tích đầu tư, dòng tiền này càng cao thì sẽ càng tốt.
Dòng tiền tự do không dùng vốn vay sẽ được xác định theo công thức tính như sau:
Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay sẽ = thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao – tổng chi đầu tư – tổng chi phí vốn lưu động – thuế.
Cách quản lý Cash flow hiệu quả
Việc quản lý dòng tiền hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Theo các nhà quản lý tài chính, quản lý dòng tiền hiệu quả sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Quản lý các khoản tiền mặt rạch ròi, chi tiết nhất như tiền hàng, tiền lợi nhuận kinh doanh, tiền lãi, các khoản tiền rủi ro, … Cách quản lý tiền này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm rõ được các hoạt động thu chi, lãi lỗ, …
- Việc thu chi luôn được thực hiện theo những kế hoạch cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Một kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền mặt dễ dàng nhất cũng như định hướng được những chương trình cần triển khai.
- Luôn dự trù các khoản rủi ro phát sinh bất ngờ hoặc những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Nếu không dự trù những khoản chi phí này chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể nào xoay sở được một khoản tiền kịp thời. Khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng nội bộ công ty.
Một số câu hỏi liên quan khác
Sự khác nhau giữa dòng tiền và lợi nhuận
Lợi nhuận là những khoản tiền mà doanh nghiệp sở hữu được sau khi đã trừ các khoản chi phí có liên quan. Ngược lại, dòng tiền được xem là số tiền vào và ra khỏi của doanh nghiệp đó.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò ra sao?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài chính hiệu quả. Cũng như phân tích rõ ràng các hoạt động thu chi của doanh nghiệp một cách tối ưu hóa nhất. Đồng thời, chủ doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng xác định rõ được các mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp đó.
Mặt khác, báo cáo này còn phản ánh chi tiết các chỉ số chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra thực tế trong việc quản lý cân đối các hoạt động có liên quan.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về Cash Flow cũng như cách thức hoạt động của dòng tiền Cash flow. Mong rằng những kiến thức mà Giavang.com cung cấp bên trên sẽ góp phần không nhỏ giúp bạn hiểu rõ và nắm được công thức tính Cash flow.
Xem thêm: