Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là một chỉ số mà các nhà đầu tư mới nên quan tâm để có thể đánh giá hiệu quả sinh lợi của các kênh đầu tư trước khi quyết định rót vốn vào. Vậy tỷ lệ tăng trưởng kép là gì? Cách tính ra sao? Liệu chỉ dựa vào chỉ số tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm thì nhà đầu tư có xác định được đúng kênh để đầu tư hay không? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết về chỉ số này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1 Khái niệm và mục đích sử dụng CAGR là gì?
- 2 Ý nghĩa của chỉ số CAGR – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
- 3 Cách tính tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
- 4 Chỉ số CAGR bao nhiêu là tốt nhất?
- 5 Ưu và nhược điểm của chỉ số CAGR
- 6 Growth Rate (tỷ lệ tăng trưởng) khác gì so với CAGR (tăng trưởng kép)là gì?
- 7 Kết luận
Khái niệm và mục đích sử dụng CAGR là gì?
Khái niệm
CAGR là từ viết tắt của cụm “Compound Annual Growth Rate” dịch ra là tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh, chứng khoán, kế toán,… Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm sẽ biểu thị thu nhập đầu tư thường niên hóa trơn tru trong một thời kỳ nhất định.
Mục đích sử dụng
Chỉ số này được sử dụng để đo lường, so sánh hiệu suất trong quá khứ của các khoản đầu tư chẳng hạn như quỹ tương hỗ, ETF, cổ phiếu, dự án. Ngoài ra, nó còn dùng để dự đoán lợi nhuận dự kiến trong tương lai.
CAGR được biểu hiện dưới dạng số tương đối (được tính bằng %).
Lưu ý: Trong quá trình đầu tư sẽ có nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận thực của bạn, vì vậy CAGR sẽ không hoàn toàn chính xác nhưng nó vẫn có thể dùng để đo lường, làm tiêu chí để đánh giá các kênh đầu tư với nhau.
- Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với nhà đầu tư
- Lợi ích của ROIC đối với nhà đầu tư
- Đầu tư vào IPO có mang lại lợi nhuận hay không?
- Cách giao dịch đầu tư ở quỹ SCA mang lại lợi nhuận cao
Ý nghĩa của chỉ số CAGR – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
Khi chỉ số CAGR càng cao tức là hoạt động đầu tư càng tốt và có khả năng đem lại giá trị lợi nhuận cao. Vậy thì nhà đầu tư sẽ được hoàn vốn cao trong thời gian tiến hành đầu tư dự án. Đối với doanh nghiệp đạt được tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm cao sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi họ quyết định rót vốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, dựa vào chỉ số tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm, nhà đầu tư sẽ có thể nắm bắt được tình hình phát triển của dự án. Nếu chỉ số thấp thì việc tìm ra hướng giải quyết cũng như đề ra biện pháp để điều chỉnh sao cho phù hợp hơn là điều rất cần thiết.
Cách tính tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
Công thức: CAGR = [(Số dư cuối kỳ/ Số dư đầu kỳ) ^1/n] – 1
Trong đó:
- Số dư cuối kỳ có nghĩa là giá trị khoản đầu tư tại thời điểm cuối kỳ đầu tư
- Số dư đầu kỳ có nghĩa là giá trị khoản đầu tư tại thời điểm đầu kỳ đầu tư
- n là số năm đã đầu tư.
Cách tính chỉ số tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm khá đơn giản. Tuy nhiên để có thể tính được chỉ số này, bạn cần phải nắm rõ 3 thông tin sau: số vốn đầu tư vào dự án ban đầu, số tiền thu về sau khi xong dự án và số năm thực hiện dự án.
Chỉ số CAGR bao nhiêu là tốt nhất?
Như đã được đề cập ở trên, chỉ số CAGR càng cao thì càng chứng tỏ được doanh nghiệp đó đáng tin cậy, có hoạt động ổn định và thu được lợi nhuận cao. Trên thực tế, chỉ số CAGR của doanh nghiệp chỉ cần vượt trội so với VN-Index là 18%/năm thì đã được xem là tốt và ấn tượng.
Ưu và nhược điểm của chỉ số CAGR
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chỉ số CAGR có thể đo lường khá chính xác tăng trưởng của một khoản đầu tư trong dài hạn dựa vào lịch sử tăng trưởng. | Chỉ số tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm sẽ không tính toán đến sự sụt giảm của thị trường. |
Bạn có thể dùng chỉ số này để đánh giá và lựa chọn kênh đầu tư tiềm năng. | Chỉ số này cũng không phản ánh chính xác tỷ suất lợi nhuận của bạn trong trường hợp bạn nạp thêm vốn hoặc rút lãi đầu tư. Hơn thế nữa, CAGR chưa tính toán đến thuế TNCN và chi phí giao dịch. |
Với những nhược điểm của CAGR thì lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên kết hợp với nhiều chỉ số và yếu tố phân tích khác để có thể đánh giá được tiềm năng đầu tư.
Ví dụ trước khi quyết định đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp A, bên cạnh việc xét chỉ số CAGR, nhà đầu tư cần xem xét thêm một vài chỉ số khác như ROE, ROA, khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền, chỉ số thanh toán nhanh,… Từ đó mới có thể nắm được tình hình kinh doanh, tiềm năng cổ phiếu của doanh nghiệp A.
Growth Rate (tỷ lệ tăng trưởng) khác gì so với CAGR (tăng trưởng kép)là gì?
CAGR (tăng trưởng kép) là tỷ lệ tăng trưởng ổn định trong một giai đoạn. Còn Growth Rate (tăng trưởng) thì dùng để so sánh cùng kỳ với nhau.
Ví dụ về Growth Rate: quý 1 năm 2021 so với quý 1 năm 2022 hoặc tháng 12 năm 2021 so với tháng 12 năm 2022.
Kết luận
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số CAGR ( tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm). Tuy chỉ số này không hoàn toàn chính xác 100% nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các kênh đầu tư. Do đó, nếu bạn là một nhà đầu tư mới, hoặc bạn đang muốn đầu tư thì hãy kết hợp xem xét các chỉ số CAGR, ROE, ROA, khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền để có quyết định đúng đắn nhé!
Bài viết liên quan: