Chỉ báo RSI là một chỉ số quan trọng khi giao dịch, chỉ số này sẽ cho bạn biết khi nào thị trường đã bị mua quá mức (quá tăng) hoặc quá bán (quá giảm) và biểu lộ dấu hiệu khi nào xu hướng thị trường có thể quay đầu. Bên cạnh chỉ báo RSI còn có RSI chuyên sâu (hay còn gọi là RSI nâng cao)? Vậy RSI chuyên sâu sẽ được sử dụng như thế nào để có thể tăng tỷ lệ thành công của giao dịch? Liệu các nhà trader có thường sử dụng RSI chuyên sâu hay không? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng RSI chuyên sâu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cách sử dụng cơ bản của RSI
Cách 1: Khi RSI vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, và khi RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào.
Cách 2: Giá cắt lên vùng 50 thì xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (được gọi là sự chuyển đổi xu hướng). Xem hình minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn.
Xem thêm:
Chỉ số RSI là gì? Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
Chỉ báo ATR và cách sử dụng chỉ báo ATR hiệu quả nhất
Vai trò đường MACD trong forex. Cách sử dụng chỉ báo MACD
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với chỉ báo Parabolic SAR
Cách sử dụng RSI chuyên sâu (RSI nâng cao)
Bên cạnh 2 cách sử dụng cơ bản của chỉ báo RSI được nêu trên thì cách nhà đầu tư còn có thể áp dụng những cách sử dụng RSI chuyên sâu dưới đây để có thể góp phần làm tăng tỷ lệ thành công cho giao dịch của mình.
Phân kỳ thường: Regular Divergence
Có thể thấy rằng phân kỳ là một trong những kiến thức hữu ích khi phân tích kỹ thuật. Các trader chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ cần phải nghiên cứu phân kỳ thường là gì. Phân kỳ thường là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp, hoặc có khi giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI lại tạo đáy cao. Đây được gọi là sự “lệch pha” giữa giá và indicator, khi sự “lệch pha” xuất hiện tức là sức mạnh của giá đã yếu dần và dấu hiệu cảnh báo sự đảo chiều.
Trader thường dùng phương pháp này để tìm ra sự đảo chiều của một xu hướng.
Phân kỳ kín: Hidden Divergence
Phân kỳ kín ngược lại với phân kỳ thường. Tức là giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI tạo đỉnh cao, hoặc khi giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo ra đáy thấp. Các trader thường sử dụng phương pháp này để tìm điểm vào tiếp trong một xu hướng.
Cách dùng RSI chuyên sâu – Vẽ đường xu hướng cho RSI
Phương pháp này thường được các “cao thủ” sử dụng để dự đoán được điểm đảo chiều sớm. Trong trường hợp RSI phá gãy đường xu hướng (trendline) của nó thì đây có thể là dấu hiệu dự báo giá đã hết sức và cẩn thận đảo chiều.
Cách dùng RSI chuyên sâu – Vẽ mô hình cho RSI
Phương pháp này cũng là một phương pháp được khá nhiều trader dùng. Những mô hình thường được vẽ sẽ là Nêm – Wedge, 2 đỉnh 2 đáy,…Khi giá phá mô hình thì sự đảo chiều có thể xảy ra.
Xác định xu hướng mới với vùng 45 – 55
Vùng không có xu hướng được xác định là vùng nằm giữa 45-55. Trừ khi giá thoát khỏi vùng 45-55 thì xu hướng mới mới có thể được tạo ra. Khi cắt xuống 45 sẽ là xu hướng giảm, còn cắt lên 55 là xu hướng tăng.
Kết luận
Bài viết trên giavang.com đã chia sẻ về cách sử dụng RSI chuyên sâu (RSI nâng cao). Ngoài những cách sử dụng cơ bản của chỉ báo RSI thì còn có cách sử dụng RSI nâng cao. Các trader có thể tìm hiểu kỹ hơn để có thể áp dụng khi thực hiện giao dịch, từ đó giúp tăng tỷ lệ thành công cho mỗi giao dịch nhé! Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cùng giavang.com.
Bài viết liên quan:
Sự tác động của chỉ số ISM đến thị trường Forex
Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI một cách đơn giản
Chỉ báo ADX là gì? Ứng dụng chỉ báo ADX như thế nào?
Stochastic Oscillator là gì? Cách dùng chỉ báo Stochastic Oscillator