Một chỉ báo phân tích kỹ thuật hữu ích cho trader là đường MACD. Bạn có thể xác định các điểm mua và bán lý tưởng bằng việc biết cách sử dụng MACD hiệu quả. Có bao nhiêu chiến lược khi giao dịch cùng đường trung bình hội tụ phân kỳ này? Tất cả sẽ được giavang.com giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tìm hiểu về đường SMA và EMA
SMA là viết tắt của từ Simple Moving Average: Đường trung bình giá đơn giản (hay còn được gọi là trung bình cộng). SMA được tính bằng cách trung bình cộng giá đóng cửa trong một khoảng thời gian.
EMA là viết tắt của từ Exponential Moving Average: Đường trung bình động (hay đường trung bình nhân). EMA được tính bằng cách trung bình nhân giá đóng cửa trong một khoảng thời gian.
Đường EMA và SMA khác nhau ở điểm: đường EMA sát với giá hơn trong cùng một khoảng thời gian. Ngoài ra, đường EMA còn ngăn chặn những biến động giá đột ngột gây nhiễu.
Chỉ báo MACD được xây dựng dựa trên đường EMA trong công thức sau:
MACD = EMA (12) – EMA (26)
Nếu EMA (12) lớn hơn EMA (26) thì MACD > 0. Nghĩa là giá trong khoảng thời gian ngắn hạn đang có xu hướng tăng so với kỳ dài hạn trước đó. Chỉ báo này cũng có thể âm nếu EMA (12) nhỏ hơn EMA (26). Nó cho thấy gần đây giá có xu hướng giảm so với giai đoạn trước đó.
Bài viết liên quan
Chỉ số RSI là gì? Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD
Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
Bollinger Bands là gì? Cách dùng chỉ báo Bollinger Bands chính xác
Các thành phần của chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD được cấu thành từ 4 thành phần chính sau:
Đường MACD: (màu xanh): là đường trung bình nhanh được xác định bằng hiệu số giữa EMA 12 và EMA 26. Đường MACD luôn dao động xung quanh đường Zero. Dùng để đo lường các thông tin động lượng đằng sau mỗi chuyển động của giá.
- Nếu đường MACD giao cắt với đường Zero và hướng lên thì thị trường đang tăng giá.
- Nếu MACD giao cắt với đường zero và hướng xuống là thị trường giảm giá.
Đường tín hiệu (Signal Line): Được thể hiện bằng màu cam trên biểu đồ, là đường trung bình động chậm. Được hình thành bởi đường MACD và đường EMA 9, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các chuyển động trước đó. Nhà đầu tư thu thập được nhiều thông tin quan trọng của thị trường từ các chuyển động của đường MACD và đường tín hiệu.
- Nếu đường Signal Line cắt đường MACD theo chiều hướng lên thì xu hướng hiện tại là Uptrend (tăng giá).
- Nếu đường Signal Line cắt đường MACD theo chiều từ trên xuống, thì xu hướng hiện tại là Downtrend (giảm giá)
Histogram: Biểu đồ dạng thanh, dùng để đo lường chuyển động giữa đường MACD và đường Signal. Biểu đồ Histogram cũng dao động xung quanh đường Zero.
- Biểu đồ màu xanh, biểu thị đà tăng giá nếu đường MACD lớn hơn đường Signal và nằm bên trên.
- Biểu đồ màu đỏ, biểu thị đà giảm giá nếu đường MACD nhỏ hơn đường Signal và nằm bên dưới.
Đường Zero: Đường nằm giữa của biểu đồ Histogram, chính là khu vực tham chiếu sự thay đổi của hành động giá. Đường này thường xuyên được biểu đồ Histogram, đường trung bình động di chuyển qua.
Các cách sử dụng MACD hiệu quả
Đường MACD cắt lên đường Zero
Đường Zero chính là đường ngang có giá trị MACD bằng 0. Khi đường MACD cắt đường Zero sẽ phát ra các tín hiệu về giá tăng hoặc giảm.
Quan sát đường MACD và đường Zero, nhà đầu tư sẽ có cơ hội tìm được tín hiệu giao dịch như sau:
- Trader tìm lệnh Buy: Khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên hay MACD chuyển dịch từ âm (–) sang dương (+).
- Trader tìm lệnh Sell: Khi đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống hay i MACD chuyển dịch từ dương (+) sang âm (–)
MACD và đường Zero kết hợp sẽ sinh ra độ trễ khi giá có xu hướng tăng hoặc giảm, nhà đầu tư cần chú ý.
Đường MACD cắt đường tín hiệu
Khi nhà đầu tư quan sát thấy đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ dưới lên trên đường zero. Điều này cho thấy dấu hiệu xu hướng tăng diễn ra => tín hiệu mua.
Ngược lại, khi đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ trên đường zero xuống, dấu hiệu xu hướng giảm diễn ra => tín hiệu bán.
Việc dùng điểm cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu có lợi trong việc nhận biết sớm được điểm mua/bán. Tuy nhiên ở vùng mà đường tín hiệu và đường MACD sát nhau sẽ gây khó khăn trong việc nhận biết xu hướng tiếp diễn.
Sử dụng Histogram
Đường Histogram dùng để đo khoảng cách giữa đường MACD và đường Tín Hiệu được thể hiện bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới đường zero.
Khi đường Histogram có dấu hiệu chuyển từ âm (-) sang dương (+), xu hướng tăng diễn ra => cho tín hiệu mua.
Ngược lại, khi Histogram chuyển từ dương sang âm, xu hướng giảm diễn ra => cho tín hiệu giảm.
Việc sử dụng Histogram khá đơn giản, nhưng sẽ có rất nhiều điểm yếu khi trong xu hướng tăng histogram sẽ bị nhiễu bởi vô số những lần chuyển từ âm sang dương và ngược lại, khiến cho việc nắm bắt được xu hướng tiếp diễn rất khó khăn.
Chỉ báo MACD phân kỳ
Chỉ báo MACD phân kỳ dùng để xác định xu hướng đảo chiều. Khi giá có xu hướng tăng và tạo đỉnh mới nhưng MACD lại có xu hướng giảm => đảo chiều thành xu hướng giảm.
Ngược lại, khi giá có xu hướng giảm và tạo đáy mới, MACD có xu hướng tăng => đảo chiều thành xu hướng tăng.
Lời kết
MACD là một chỉ báo hữu ích với nhà đầu tư vì sự thông dụng, độ chính xác khá cao trong việc xác định điểm mua và xu hướng tiếp diễn của giá. Cách sử dụng MACD hiệu quả là cần phải kết hợp với các chỉ báo khác như đường trung bình giá, khối lượng, RSI,… để có những kết quả tốt hơn.