Nhiều nhà đầu tư Việt Nam còn bỡ ngỡ về cách định giá hợp đồng tương lai. Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được quy tắc cũng như biết cách mua và bán hợp đồng tương lai cho hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây, hãy cùng giavang.com tìm hiểu về cách định giá hợp đồng tương lai nhé!
Mục Lục
Giá của hợp đồng tương lai
Giá của hợp đồng tương lai được xác lập nhờ vào cung cầu thực tế của các giao dịch diễn ra trên thị trường đối với hợp đồng đó. Cụ thể là, người mua và bán sẽ đặt lệnh. Dựa trên quá trình đấu giá không ngừng nghỉ trên Sở giao dịch Chứng khoán mà lệnh sẽ được khớp.
Bài viết liên quan
- Tìm hiểu hợp đồng quyền chọn
- Cách giao dịch tối ưu với hợp đồng chêch lệch
- Thủ thuật giao dịch quyền chọn Vanilla là gì?
- Cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi
Bảng giá hợp đồng tương lai
Đầu tiên, hợp đồng tương lai tỷ giá được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày (DSP) với giá bình quân gia quyền (quyền mua/ quyền bán) theo số lượng (VWAP) của mỗi loại vị thế.
Tỷ giá này được xác định dựa theo mã hợp đồng, sau đó bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư. Giá trị lãi/ lỗ cuối ngày được xác định dựa trên công thức tổng quát như sau:
VM cuối ngày = (DSP – VWAP)*(Số lượng hợp đồng)*(hệ số nhân)
- Trong trường hợp vị thế Long: VWAP = Giá bình quân gia quyền mua
- Trong trường hợp vị thế Short: VWAP = Giá bình quân gia quyền bán
- Số hợp đồng: dấu (+) nếu là vị thế Long; dấu (-) nếu là vị thế Short
- Trường hợp không phát sinh giao dịch vị thế trong ngày thì VWAP = DSP
Đối với bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán phái sinh thì bảng giá hợp đồng tương lai có vai trò vô cùng quan trọng. Từ bảng giá này, nhà đầu tư có thể theo dõi một cách chi tiết, kiểm soát chặt chẽ nhất về giá trị của từng mã hợp đồng. Từ đó, nhà đầu tư sẽ cân nhắc lựa chọn nên mở vị thế mua hay bán trong phiên và nên làm gì vào cuối ngày.
Nguyên tắc định giá hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai miêu tả thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hiện tại và được giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai.
Nguyên tắc định giá hợp đồng tương lai được dựa trên nguyên tắc cơ bản, giá tương lai sẽ phản ánh giá giao ngay cộng thêm phần chi phí lưu giữ từ thời điểm hiện tại cho đến khi đáo hạn.
Nhà đầu tư có thể tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên tắc:
Giả sử nhà máy cần nguyên liệu để sản xuất cho một tháng nữa, nhà đầu tư có thể mua hợp đồng tương lai kỳ hạn một tháng hoặc mua ngay tại thời điểm hiện tại và lưu trữ đến tháng sau. Để mua ở thời điểm hiện tại, tất nhiên nhà đầu tư cần bỏ ra ngay số tiền ở thời điểm hiện tại và tiền có giá trị thời gian, đồng thời phải bỏ ra chi phí lưu trữ, bảo quản, lưu kho sản phẩm cho đến tháng tới.
Do đó giá tương lai phải bao gồm giá giao ngay cộng với khoản lãi suất đối với khoản tiền chi ra hiện tại và chi phí lưu kho, các chi phí này được gọi chung với thuật ngữ chi phí lưu trữ (cost of carry).
Giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai = Giá hiện tại (Spot Price) + Chi phí lưu kho (Cost of Carry)
Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, giá hiện tại của tài sản cơ sở là chỉ số của hợp đồng (Spot Index) và chi phí lưu kho (Cost of Carry) bao gồm lãi vay (Interest) trừ đi các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.
Nguyên nhân là để mua được một rổ cổ phiếu tương đương, gồm các cổ phiếu cấu thành trong chỉ số theo tỷ lệ tương ứng, khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu và do đó phải chịu một khoản chi phí lãi vay trên số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong danh mục chỉ số có thể chi trả cổ tức và tạo ra thu nhập cho người đang nắm giữ. Dòng cổ tức này có thể bù đắp phần nào chi phí lãi vay đã phát sinh.
Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu (Fair value of Index Futures) = Giá hiện tại (Spot Index) + Lãi vay (Interest) – Các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.
- F = Se(r-d)T
- S: giá cơ sở (chỉ số VN30)
- e: hằng số = 2.71
- r: lãi suất vay
- d: lợi suất cổ tức bình quân của chỉ số
- T: thời gian nắm giữ đến đáo hạn
Ví dụ cụ thể đối với hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng. Giá cơ cở, tức chỉ số Vn30 hiện tại là 1,000 điểm. Lãi suất vay của nhà đầu tư là 9% và cổ tức trung bình của rổ chỉ số Vn30 là 3.5%/năm.
Giá tương lai hợp lý được xác định là: F = Se(r-d)T = 1,000×2.71(9%-3.5%)(1/12) = 1,004.5 điểm.
Lưu ý đối với định giá hợp đồng tương lai
Đối với nhà đầu tư riêng lẻ, khi giao dịch đừng bỏ qua giá trị định giá hợp lý fair value để không đặt lệnh quá xa giá trị này. Bởi lẽ trên thị trường luôn có các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur). Khi giá thị trường quá cao hay quá thấp so với giá trị hợp lý đều tạo cơ hội mua – bán để tận dụng sự định giá sai của thị trường để kiếm lợi nhuận phi rủi ro.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về cách định giá của hợp đồng tương lai và một vài ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích dành cho các nhà đầu tư tham khảo. Chúc nhà đầu tư áp dụng thành công!
Bài viết liên quan