Ngoài biểu đồ đường và nến, biểu đồ thanh (bar chart) cũng là một dạng biểu đồ được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Nó giúp cho các nhà giao dịch kỹ thuật có được một cái nhìn tổng quan về sự biến động của giá cả và khối lượng giao dịch tương đối dễ hiểu. Vậy, biểu đồ thanh là gì? Cách để đọc cũng như ứng dụng chúng trong giao dịch như thế nào? Hãy cùng Giavang.com theo dõi bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Biểu đồ thanh là gì?
Biểu đồ thanh (Bar Chart) là một trong những dạng biểu đồ khá phổ biến, cung cấp cho các nhà giao dịch rất nhiều thông tin hữu ích và tương đối dễ hiểu để từ đó họ có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.
Theo đó, Bar Chart là một đường thẳng đứng, với phần trên đại diện cho mức giá cao của thời kỳ và phần dưới là đại diện cho mức giá thấp. Đường ngang nhỏ ở phía bên trái của thanh đại diện cho mức giá mở cửa và đường ngang nhỏ ở phía bên phải là đại diện cho mức giá đóng cửa. Nói tóm lại, một thanh phải gồm có đầy đủ 4 thành phần chính của giá như sau: mở (open), cao (high), thấp (low) và đóng (close).
Trong Forex, biểu đồ thanh chính là tập hợp các thanh dọc biểu diễn phạm vi biến động giá của một cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian phân tích (H1, H5, H15,…).
- Biểu đồ đường là gì? Hướng dẫn giao dịch cùng với Line Chart trong Forex
- Mô hình nến nhật là gì? Đọc hiểu biểu đồ nến Nhật trong 10p
- Khác biệt trong giao dịch giữa nến Nhật và nến Heiken Ashi
Đặc điểm của biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh (bar chart) sở hữu một số những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Bar chart thể hiện một cách rất chi tiết các thông tin về mức giá đóng-mở cửa, giá cao-thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định của một loại tài sản. Ngoài ra, biểu đồ này còn hiển thị về các khối lượng giao dịch sẽ biến động ra sao trong cùng một thời điểm.
- Về bản chất, bar chart là tập hợp các thanh dọc hoặc nằm ngang. Do đó, người sử dụng sẽ rất dễ dàng trong việc nhận diện và so sánh các thông số về giá, khối lượng giao dịch,…
- Thông qua biểu đồ thanh, các nhà đầu tư có thể xác định được thị trường đang ở trong xu hướng tăng, giảm hay là đi ngang để đưa ra quyết định giao dịch chuẩn xác.
- Thông thường, biểu đồ thanh hay được kết hợp thêm với một vài loại biểu đồ khác nữa chẳng hạn như biểu đồ đường hay là biểu đồ nến,…Lý do là bởi các nhà giao dịch muốn phân tích các mô hình giá cũng như xu hướng thị trường một cách toàn diện hơn.
- Biểu đồ đường được ứng dụng khá phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực, từ forex, kinh tế tài chính cho đến đầu tư chứng khoán,…
Cách đọc biểu đồ thanh
Có thể bạn sẽ chưa biết, biểu đồ thanh còn có tên gọi khác là biểu đồ OHLC hay biểu đồ thanh HLC nữa đấy. Theo đó, những chữ cái trọng cụm “OHLC” sẽ đại diện cho các thông tin như sau: Giá mở (O), giá cao (H), giá thấp (L) và giá đóng cửa (C).
- Giá mở (Open): Mức giá đầu tiên được giao dịch trong thanh và được biểu thị bằng đường nằm ngang ở bên trái thanh.
- Giá cao (High): Mức giá cao nhất mà tài sản được giao dịch và được biểu thị bằng đỉnh của thanh.
- Giá thấp (Low): Mức giá thấp nhất của tài sản trong phiên giao dịch và được biểu thị bằng điểm dưới cùng trong thanh.
- Giá đóng (Close): Mức giá cuối cùng được giao dịch trong thanh và được biểu thị bằng đường nằm ngang phía bên phải của thanh.
Chiều cao của thanh đứng
Chiều cao của thanh đứng trong biểu đồ thanh thường hiển thị cho việc thị trường đang biến động như thế nào trong khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp độ cao của thanh lớn, khi đó các nhà giao dịch sẽ tự ngầm hiểu được rằng đang có rất nhiều biến động và do dự trên thị trường.
Vị trí nằm ngang
Các nhà giao dịch kỹ thuật có thể biết được vị trí chính xác của mức giá mở và đóng của tài sản so với mức cao và thấp của nó nhờ vào vị trí của đường nằm ngang bên trái và bên phải. Cụ thể:
- Nếu tài sản tăng cao nhưng Close thấp hơn nhiều so với High: Điều này chứng tỏ phe mua đang bị yếu thế.
- Nếu giá giảm nhưng Close cao hơn nhiều so với Low: Điều này thể hiện rằng việc bán ra đang giảm dần về cuối kỳ.
- Nếu Open và Close gần nhau: Thị trường đang có sự do dự vì giá không thể đạt được nhiều thay đổi theo cả hai hướng.
- Nếu Close cao hoặc thấp hơn Open: Thời gian này đang có sự mua và bán mạnh.
Màu thanh
Các thanh nến trong biểu đồ thanh sẽ có màu đen hoặc là xanh lá nếu như Close cao hơn Open. Đối với trường hợp Close thấp hơn Open thì các thanh nến sẽ có màu đỏ, biểu thị cho việc giá đang giảm trong cùng một khoảng thời gian trên.
Thông thường, nếu thị trường đang ở trong xu hướng tăng, các thanh nến sẽ có nhiều màu đen (xanh) hơn là màu đỏ. Ngược lại, khi thị trường ở trong xu hướng giảm, màu sắc của các thanh nến sẽ thiên về màu đỏ hơn là màu đen (xanh).
Việc mã hóa màu sắc cho các thanh nến như này sẽ giúp cho các nhà giao dịch kỹ thuật có thể quan sát được rõ ràng hơn về xu hướng cũng như sự biến động của giá cả đang diễn ra như thế nào.
Hướng dẫn sử dụng biểu đồ thanh
Xu hướng và phạm vi của biểu đồ thanh
Nhà giao dịch có thể so sánh mức giá đóng cửa và mở cửa của biểu đồ bar chart để xác nhận xu hướng giá của một loại tài sản. Cụ thể:
- Nếu giá đóng cao hơn giá mở: Điều này có nghĩa là giá đang di chuyển lên trên.
- Trái lại, nếu giá đóng thấp hơn mức giá mở: Cho thấy giá tài sản đang di chuyển xuống.
Phạm vi biến động của giá tài sản sẽ được xác định bằng cách sử dụng các vị trí dưới cùng, trên cùng của biểu đồ thanh bar chart. Công thức tính được biểu diễn như sau:
Phạm vi thanh = Cao (High) – Thấp (Low)
Đảo chiều trong biểu đồ thanh
Việc xác định được chính xác thời điểm nào xu hướng sẽ kết thúc đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó giúp bạn có thể nắm bắt được các cơ hội để mua hoặc bán tiềm năng. Trong một xu hướng tăng, sự đảo chiều xảy ra khi Open nằm trên Close của thanh trước, tạo mức High mới và sau đó đóng cửa dưới mức Low của thanh trước. Tín hiệu này cho thấy động lượng đang có sự thay đổi mạnh mẽ và dự báo khả năng sẽ xuất hiện một đợt pullback.
Trong xu hướng giảm, sự đảo chiều thường diễn ra khi Open nằm dưới Close của thanh trước, tạo mức Low mới và sau đó đóng cửa trên mức High của thanh trước. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang chuyển động mạnh mẽ sang xu hướng tăng, báo hiệu khả năng phục hồi đáng kể.
Cách phân tích biểu đồ thanh
Khi tiến hành việc phân tích giá trên bar chart, giavang.com tin rằng mỗi một nhà đầu tư đều sẽ có riêng cho mình những chiến lược khác nhau. Theo đó, tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi một người mà họ sẽ lựa chọn riêng cho mình một khung thời gian khác nhau để đi đến hành trình phân tích giá trên thị trường.
Thông thường, các nhà giao dịch trong ngày sẽ hay có xu hướng chọn phân tích bar chart trên khung thời gian H1 vì họ cảm thấy rằng nó sẽ cung cấp những thông tin hữu ích. Mặt khác, những nhà đầu tư dài hạn sẽ ưa chuộng việc phân tích biểu đồ thanh trên khung thời gian hàng tuần hơn. Bởi vì trên khung thời gian này họ có thể nhìn thấy được rõ nét sự chuyển động của giá cả và đặc biệt quan trọng hơn hết là nó phù hợp với kế hoạch giao dịch của họ.
Như đã đề cập ở phần trên thì bar chart là một công cụ rất hữu ích cho các nhà giao dịch kỹ thuật vì chúng hiển thị các mức giá khác nhau từ mở cửa cho đến giá cao, giá thấp và đóng cửa một cách rất chi tiết và dễ hiểu.
Theo đó, mức chênh lệch giữa giá cao và giá thấp sẽ khá là xa nhau khi nhà đầu tư nhìn thấy biểu đồ thanh dọc dài. Tức là, giá đã có một sự thay đổi rất đáng kể trong thời điểm đó và người mua cũng đang rất tích cực trong việc giao dịch cổ phiếu. Điều này cho thấy được một điều rằng trong tương lai thì mã cổ phiếu đó sẽ còn được nhiều người đổ xô đầu tư vào nhiều hơn nữa.
Ngược lại, khi nhà đầu tư thấy biểu đồ thanh dọc nhỏ, nghĩa là sự biến động của giá cả đang ở mức khá nhỏ hoặc hầu như không có nhiều sự thay đổi trong khoảng thời gian này. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có khá ít nhà đầu tư dành ra sự quan tâm của họ cho mã cổ phiếu nói trên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến biểu đồ thanh, hay còn gọi là bar chart. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý độc giả được nhiều kiến thức bổ ích cho việc đầu tư của mình. Đừng quên đón đọc các bài viết khác trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!
Tham khảo thêm