Bán chịu là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải bán chịu? Ưu nhược điểm của việc bán chịu trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp như thế nào? Chính sách bán chịu của doanh nghiệp hiện đang được quy định ra sao? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngày bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Bán chịu là gì?
“Bán chịu là một phương thức giao dịch mà khi đó người mua sau khi nhận hàng từ người bán sẽ không thanh toán tiền ngay. Mà khi đó, người bán sẽ ký một hối phiếu đòi nợ trả chậm cho người mua và chủ thể này phải chấp nhận thanh toán hối phiếu đòi nợ đó theo đúng các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận.”
- Tất tần tật những điều bạn cần biết về chi phí trả trước
- Chi phí sản xuất là gì? Mối quan hệ với giá thành sản phẩm
- Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? 4 bước tránh bẫy chi phí chìm
- Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là gì? Công thức tính EBIT
Đến lúc hối phiếu đòi nợ đáo hạn, người bán còn có thể ủy thác cho ngân hàng để thu tiền hộ dựa theo hối phiếu đòi nợ đã được giao ước giữa các bên. Lưu ý, phương thức giao dịch này bắt buộc phải có ở bất cứ thời điểm kinh doanh nào.
Ưu nhược điểm của việc bán chịu
Việc mua bán chịu trong doanh nghiệp sẽ mang đến những ưu nhược điểm cụ thể như sau:
- Ưu điểm: Việc bán chịu tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hàng hóa có thể dễ dàng lưu thông nhanh chóng nhất mà không nhất thiết phải đi vay vốn từ ngân hàng. Có thể hiểu đây là một hình thức “vay hàng hóa”, kinh doanh tiêu thụ, trả sau.
- Nhược điểm: Bên mua chỉ có thể chịu trong một khoảng tài chính cho phép. Do đó, bên bán (xuất khẩu) phải có trách nhiệm tìm cách thu hồi vốn và đánh giá khả năng của bên mua. Rủi ro của hình thức tài trợ này phụ thuộc khá nhiều vào việc thanh toán của Nhà nhập khẩu khi hối phiếu đòi nợ đáo hạn như thế nào quyết định. Mặc khác, không hẳn tất cả các doanh nghiệp đều có sẵn nguồn vốn để cho bên mua được mua chịu.
Để có thể tối ưu hóa được các vấn đề rủi ro cho bên bán (nhà xuất khẩu), bên mua (nhập khẩu) phải yêu cầu ngân hàng nhanh chóng phát hành thư bảo lãnh thanh toán hối phiếu đòi nợ trả chậm hoặc các cam kết trả tiền hối phiếu đòi nợ bằng L/C thương mại hoặc L/C dự phòng.
Vì sao phải bán chịu? Quy luật bán chịu
Tại sao doanh nghiệp phải bán chịu?
Sở dĩ, nhiều doanh nghiệp lại chấp nhận hình thức bán chịu là vì những lý do sau đây:
- Việc bán chịu giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng doanh thu khi hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn. Đơn vị cũng sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí lưu kho bãi khi hàng chưa được đẩy đi. Điều này cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Bán chịu còn kích thích người mua có thể mua sắm hàng hóa với số lượng nhiều hơn giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng.
Lý giải về hoạt động bán chịu hiện nay
Có thể xem hoạt động bán chịu như là một hình thức tài trợ hàng (trả nợ sau) mà người bán cho phép người mua thực hiện. Cách thức này cho phép người mua có được nguồn hàng kinh doanh nhanh nhất khi chưa đủ vốn mà không cần vay tiền từ một bên thứ ba bất kỳ.
Trong nền sản xuất hàng hóa – tín dụng giữa bên mua bán bên bán, đây chính là một chế độ tín dụng phổ biến nhất mà không có sự can thiệp của ngân hàng. Bên mua cần có nghĩa vụ báo cho bên bán nếu như bên mua không thể thanh toán tiền hàng khi đến kỳ hạn. Nếu hai bên không giải quyết được thì pháp luật sẽ can thiệp để giải quyết.
Chính sách bán chịu của doanh nghiệp như thế nào?
Hình thức bán chịu là một hoạt động kinh doanh rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như kích thích các hoạt động mua bán lưu thông hàng hóa. Nhưng hoạt động này vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro, vì thế các doanh nghiệp luôn thiết lập nên nhiều chính sách bán chịu. Ví dụ như:
- Doanh nghiệp cần xác định các chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
- Thời gian thu hồi vốn trong bao lâu (thường giao động từ 1 – 2 tháng) và theo công thức tính Thời gian khách nợ = ( khoản phải thu/ doanh thu)*365. => Khoản phải thu điều chỉnh = Khoản phải thu hiện tại/ Doanh thu * ( Doanh thu – khoản phải thu hiện tại).
Việc bán chịu có lẽ là một hoạt động khá phổ biến trên thị trường kinh doanh hiện nay giữa các doanh nghiệp với nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc bán chịu trong những hoàn cảnh tối ưu nhất.
Bài viết liên quan: