Thị trường giao dịch dịch ngoại hối ngày càng trở nên phổ biến và sôi động hơn, và các loại biểu đồ Forex để phân tích thị trường là điều vô cùng thiết yếu cho các nhà đầu tư theo dõi xu hướng giá cả. Vậy đặc điểm của mỗi loại biểu đồ có gì khác nhau, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết này.
Mục Lục
Biểu đồ đường kẻ (Line Chart)
Line Chart hay còn gọi là biểu đồ đường, được tạo ra bằng cách nối giá đóng cửa của mỗi ngày lại với nhau. Do chỉ xài giá đóng cửa, mức giá quan trọng nhất của mỗi ngày, nên Line Chart loại bỏ gần như hoàn toàn các biến động giá không có ý nghĩa trong ngày, chỉ giữ lại các biến động quan trọng nhất, mang tính thuần khiết nhất. Đó là điểm mạnh của biểu đồ này và bạn có thể áp dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau.
Biểu đồ đường kẻ là một trong những loại biểu đồ trong thị trường tài chính đơn giản nhất và có lẽ đây cũng là dạng biểu đồ ít được xài nhất bởi nó hiển thị quá ít thông tin cho các nhà đầu tư.
Lúc trước, biểu đồ đường kẻ được sử dụng bởi các nhà giao dịch Forex để phân tích kỹ thuật trong đầu tư. Được xây dựng một cách đơn giản là các đường nối từ một giá đóng cửa một phiên đến giá đóng cửa phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, biểu đồ đường kẻ thực sự rất tuyệt vời nếu các nhà đầu tư áp dụng nó đúng hoàn cảnh.
Đôi lúc, sự đơn giản của loại biểu đồ này cũng là một lợi thế, giúp cho các nhà đầu tư mới dễ dàng nhìn và hiểu được những gì thể hiện trên biểu đồ, nhận biết được xu hướng của thị trường. Vậy nên, nếu bạn đang có dự định bắt đầu gia nhập thị trường Forex, thì hãy thử thực hành trên biểu đồ đường thẳng.
Biểu đồ thanh (Bar Chart)
Không giống như biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh khá hữu ích trong việc phân tích dữ liệu. Được sử dụng để hiển giá mở và đóng cũng như đỉnh và đáy trong khoảng thời gian đó. Dưới cùng của thanh là giá giao dịch thấp nhất trong khoảng thời gian bạn đã chọn. Chỉ số trên cùng là mức giá cao nhất đã chạm tới.
Một thanh giá riêng lẻ cung cấp cho chúng ta bốn thông tin mà chúng ta có thể sử dụng để đưa ra quyết định thực hiện giao dịch: giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Đôi khi bạn sẽ thấy biểu đồ thanh gọi là biểu đồ OHLC (biểu đồ mở, cao, thấp, đóng). Toàn bộ thanh là đại diện cho phạm vi giao dịch trong khoảng thời gian cụ thể. Dấu ngang ở bên trái và bên phải của thanh dọc là tương ứng giá mở và giá đóng.
Có hai loại thanh có thể xuất hiện trên biểu đồ thanh đó là thanh tăng (Bull) và thanh giảm (Bear). Cách để phân loại các thanh dọc là so sánh vị trí giữa giá đóng và mở cửa trong cùng 1 thanh.
Biểu đồ nến (Candlestick Chart)
Biểu đồ nến Nhật (candlestick) được phát minh và sử dụng vào những năm 1600, biểu đồ hình nến hay mô hình nến là phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng biểu đồ nến giúp nhà đầu tư đánh giá hướng đi của thị trường.
Loại biểu đồ này gần giống với biểu đồ thanh nhưng ở định dạng đồ họa thú vị hơn khi xem, thể hiện phạm vi cao thấp với các giá đóng mở. Tuy nhiên, biểu đồ nến lại được đánh giá là trực quan và dễ tiếp cận hơn biểu đồ thanh.
Biểu đồ nến cho các nhà đầu tư biết mức giá cao và thấp của khoảng thời gian nhất định giống như biểu đồ thanh thực hiện, với một đường thẳng đứng. Đường dọc trên cùng được gọi là bóng trên trong khi đường dọc dưới được gọi là bóng dưới, bạn cũng có thể thấy các bóng trên và dưới được gọi là râu nến. Sự khác biệt chính nằm ở cách biểu đồ nến hiển thị giá mở và đóng cửa. Khối lớn ở giữa nến cho biết phạm vi giữa giá mở và giá đóng cửa. Như thường lệ thì khối này được gọi là thân nến.
Nếu các thân nến càng dài, tức là việc mua hoặc bán đang giao dịch theo xu hướng càng lớn. Điều đó đồng nghĩa rằng sự biến động tỷ giá càng lớn khi thân nến càng dài. Và điều ngược lại, sự biến động giá càng ít thì thân nến càng ngắn. Thân nến ngắn cũng biểu tượng cho thị trường sắp rơi vào thế tích lũy trong một khoảng thời gian trường tương đối yên bình.
Giao dịch Forex nên chọn biểu đồ nào?
Với những thông tin của 3 loại biểu đồ trên, thì biểu đồ nến nhật sẽ thể hiện cho bạn thấy các mức giá một cách trực quan hơn. Mặc dù cho những thông tin của biểu đồ nến cung cấp chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên, nhưng nó cũng có được những ưu điểm sau đây:
- Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các nhà đầu tư mới bắt đầu học phân tích
- Biểu đồ nến cũng dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Ngoài ra, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch.
- Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn sao (Shooting Star), giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào, áp dụng ra sao.
- Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau.
Với những thông tin về 3 loại biểu đồ Forex mà Giavang.com cung cấp. Chắc cũng đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về từng loại. Chúc bạn có được những sự thuận lợi trong việc giao dịch Forex.