Trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là đầu tư chứng khoán, Arbitrage hay Kinh doanh chênh lệch giá là thuật ngữ cực kỳ phổ biến và được hiểu như là một chiến lược giao dịch tận dụng sự chênh lệch giá trên thị trường để kiếm lời nhưng tương đối ít rủi ro. Để hiểu rõ hơn về Arbitrage là gì cũng như điều kiện để thực hiện Arbitrage trong đầu tư chứng khoán ra sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Mục Lục
Arbitrage là gì?
“Arbitrage” là một thuật ngữ trong lĩnh vực đầu tư tài chính liên quan đến việc kinh doanh chênh lệch giá. Cụ thể, đây là một hoạt động giao dịch mà nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán ở một thị trường với mức giá thấp và sau đó bán lại chúng ở một thị trường khác với mức giá cao hơn để kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.
Ví dụ về Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá):
Cổ phiếu của công ty X đang giao dịch ở mức 50 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), trong khi cùng thời điểm đó, cổ phiếu này đang giao dịch ở mức 55 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE). Do đó, nhà giao dịch có thể mua cổ phiếu của công ty A trên sàn NYSE sau đó bán lại trên sàn LSE. Lúc này, mức lợi nhuận kiếm được từ sự chênh giá mà nhà giao dịch thu được là 5 USD.
Xem thêm
- Chứng khoán là gì? 6 bước cần thiết để đầu tư chứng khoán
- Cách chơi chứng khoán phái sinh dễ thắng nhất
- Sàn chứng khoán là gì? Top sàn chứng khoán uy tín 2024
- Tính thanh khoản của chứng khoán và những điều không phải ai cũng biết
Phân loại Arbitrage
Tại thời điểm viết bài, Arbitrage trong thị trường tài chính được phân loại thành 2 nhóm chính sau đây:
Two Points Arbitrage
Two Points Arbitrage hay còn được gọi là “Arbitrage hai điểm“. Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ phải dựa trên sự chênh lệch giữa tỷ giá tạm thời của hai loại tiền tệ trên hai thị trường khác nhau để kiếm được lợi nhuận.
Ví dụ:
USD.VND | Giá mua | Giá bán |
Ngân hàng A | 24.500 | 25.000 |
Ngân hàng B | 25.500 | 26.000 |
Nhà đầu tư tiến hành mua 1.000 USD từ ngân hàng A với mức giá 25.000 VNĐ/USD, sau đó nhà đầu tư đem bán lại 1.000 USD với mức giá 25.500 VNĐ cho ngân hàng B theo quy định mức thu mua USD của ngân hàng này. Mức lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ giao dịch này là:
Lợi nhuận = (25.500 – 25.000) x 1.000 = 500.000 VNĐ.
Three Points Arbitrage
Three Points Arbitrage hay còn được gọi là Arbitrage ba điểm. Khác với cách hoạt động đơn giản như ở Arbitrage hai điểm, hình thức Arbitrage ba điểm sẽ khiến cho các nhà đầu tư gặp đôi chút khó khăn hơn trong việc nhìn thấy sự khác nhau về tỷ giá. Theo đó, hình thức này đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải quan sát kỹ lưỡng và dành nhiều thời gian để phân tích, theo dõi thì mới có thể nhìn ra được sự chênh lệch rõ rệt thông qua tỷ giá chéo.
Ví dụ: Một nhà đầu tư giữ 100.000 USD và thực hiện các giao dịch sau:
- Sửu dụng 100.000 USD mua EUR với tỷ giá 0.85: 100.000 x 0.85 = 85.000 EUR.
- Sử dụng 85.000 EUR mua GBP với tỷ giá 0.7: 85.000 x 0.7 = 59.500 GBP.
- Sử dụng 59.500 GBP mua USD với tỷ giá 2.0: 119.000 USD.
Việc thực hiện một chuỗi các giao dịch giống như ví dụ trên được gọi là Arbitrage ba điểm. Bởi để kiếm được lợi nhuận thì các nhà đầu tư đã phải sử dụng đến tận 3 đồng tiền khác nhau là 119.000 – 100.000 = 19.000 USD.
Điều kiện để thực hiện Arbitrage
Việc đầu tư kiếm lời từ chiến lược Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá) sẽ trở nên khả thi hơn nếu nhà đầu tư thỏa mãn được những điều kiện sau:
- Sự khác biệt về giá cả của một tài sản ở 2 thị trường khác nhau
Đây là một trong những điều kiện cơ bản nhất để đầu tư kiếm lời từ Arbitrage được khả thi. Theo đó, nhà đầu tư cần phải xem xét một loại hàng hóa hoặc là tài sản trên ít nhất hai thị trường khác nhau. Hoặc là một loại hàng hóa, tài sản tương tự nhau ở các thị trường.
Sự khác biệt về giá có thể đến từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như thời gian, địa điểm, yếu tố cơ bản của tài sản,…
- Khả năng giao dịch nhanh chóng trên các thị trường
Khả năng thực hiện các giao dịch mua/bán nhanh chóng chính là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá thành công. Hiểu một cách đơn giản là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà các nhà đầu tư có thể tận dụng giá chênh lệch để thực hiện việc mua đi bán lại các loại hàng hóa hoặc tài sản thành công.
- Đánh giá rủi ro đúng mức
Nhà đầu tư cần phải đánh giá các yếu tố rủi ro liên quan đến Arbitrage như: rủi ro về thị trường, rủi ro hệ thống, rủi ro thời gian,…một cách đúng mức. Đồng thời còn cần phải có các biện pháp cụ thể để giải quyết những rủi ro nêu trên để có thể giảm được thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể cho các tài sản đầu tư.
- Vốn ban đầu
Để thực hiện giao dịch, Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá) có thể sẽ cần đến một ít vốn đầu tư ban đầu. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải có vốn ban đầu song song với đó là cần phải có khả năng quản lý vốn hợp lý để đảm bảo chiến lược đầu tư này được bền vững.
- Công cụ phân tích thông tin
Để xác định chính xác các cơ hội Arbitrage và giá cả của tài sản đang bị tác động bởi những yếu tố nào, nhà đầu tư cần học cách để biết nắm bắt được sớm các thông tin cũng như biết sử dụng các công cụ để phân tích thông tin. Việc biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ phân tích thông tin sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn, từ đó tối hóa được lợi nhuận.
- Hiểu biết về thị trường
Việc thực hiện kinh doanh chênh lệch giá còn đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có vốn hiểu biết về các thị trường mà họ đang hoạt động như: cách thức mà thị trường hoạt động, quy tắc của thị trường, giá cả của các mặt hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả,…
Ưu và nhược điểm của Arbitrage
Dưới đây là một số ưu-nhược điểm khi áp dụng chiến lược chênh lệch giá mà các nhà đầu tư nên xem xét để đạt lợi nhuận hiệu quả:
Ưu điểm của Arbitrage
- Trong chiến lược tận dụng giá chênh lệch, các nhà đầu tư có thể giảm được rủi ro khi giá cả dao động động bằng cách mua và bán cùng một loại tài sản ở hai thị trường khác nhau đồng thời.
- Không yêu cầu các nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn cao, thay vào đó chỉ cần có vốn hiểu biết về cách mua/bán tài sản trên các thị trường khác nhau để tranh thủ cơ hội.
- Ngoài ra, khi sử dụng chiến lược Arbitrage còn làm cho tính thanh của thị trường được tăng lên đáng kể bằng cách các nhà đầu tư có thể kéo giá cả các thị trường gần lại với nhau để làm đầy khoảng cách giá cả giữa các thị trường.
Nhược điểm của Arbitrage
- Rủi ro thị trường: Lợi nhuận của các giao dịch có thể sẽ bị tác động bởi những thay đổi và biến động trên thị trường.
- Rủi ro hệ thống: Một số thị trường có quy tắc riêng có thể gây ra rủi ro không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của các giao dịch.
- Rủi ro thời gian: Cơ hội Arbitrage thông thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, nếu không biết cách tranh thủ thời cơ có thể dẫn đến vừa mất công sức lẫn chi phí.
Trong đầu tư chứng khoán, việc tận dụng Arbitrage để kiếm lời đa phần chỉ dành cho những tổ chức lớn như ngân hàng, quỹ đầu tư,…do mức chênh lệch giá vô cùng nhỏ. Đối với những nhà đầu tư cá nhân không có số vốn đủ lớn thì mức lợi nhuận thu về được sẽ không đáng kể, ngoài ra còn phải gánh chịu thêm các khoản phí giao dịch khác trên thị trường.
Khi sử dụng phương pháp Arbitrage tiềm ẩn những rủi ro gì?
- Khi xảy ra sự chênh lệch giữa mức giá dự kiến với mức giá thực tế tại thời điểm giao dịch (thông thường là do độ trễ của hệ thống hoặc biến động thị trường) rất dễ khiến cho rủi ro về sự trượt giá xảy ra.
- Việc tìm kiếm lợi nhuận từ lệch giá cũng sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết do sự canh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư lớn, quỹ đầu tư, ngân hàng, broker với nhau. Từ đó làm gia tăng tính rủi ro.
- Khi không đủ lượng người mua/bán để khớp lệnh, lúc này thị trường sẽ trở nên yếu kém dẫn đến rủi ro về tính thanh khoản sẽ phát sinh.
- Cuối cùng là rủi ro biến động đến từ sự không chắc chắn của thị trường. Một nơi mà bạn sẽ luôn ao ước thị trường sẽ biến động mạnh để có thể kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu lỡ như thị trường ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc mức biến động đó sẽ càng giảm đi. Lúc này, rủi ro sẽ ngày càng tăng lên và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của bạn.
Cách sử dụng phương pháp Arbitrage ở TTCK Việt Nam
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, để thực hiện phương pháp kinh doanh chênh lệch giá trong đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư cần phải biết nắm bắt và theo dõi các thông tin bao gồm: thị trường chứng khoán cơ sở với chỉ số VN30 và biến động giá của chứng khoán phái sinh.
Khi cần so sánh sự chênh lệch giá giữa thị trường phái sinh hợp đồng tương lai và chỉ số chứng khoán cơ sở, Arbitrage sẽ là phương pháp thường hay được các nhà đầu tư sử dụng nhất. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra, đồng thời đây cũng là cơ hội để kiếm lời như sau:
- TH1 (chỉ số phái sinh > chỉ số cơ sở): Lúc này, nhà đầu tư sẽ mua vào cổ phiếu theo tỷ lệ tạo thành chỉ số chứng khoán cơ sở , sau đó bán chỉ số phái sinh với tỷ lệ giá trị như nhau.
- TH2 (chỉ số phái sinh < với chỉ số cơ sở): Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bán cổ phiếu theo tỷ lệ cấu thành nên chỉ số cơ sở, sau đó thực hiện lệnh mua chỉ số phái sinh với giá trị tương tự.
Lưu ý khi sử dụng Arbitrage trong chứng khoán
Độ tin cậy của phương pháp Arbitrage sẽ đạt được tỷ lệ chính xác càng cao khi các giao dịch được thực hiện càng sát ngày đáo hạn. Khi chênh lệch giữa phái sinh và cơ sở xấp xỉ bằng 0, điểm chốt lãi của nhà đầu tư sẽ được thực hiện hoặc đôi khi có thể sẽ trôi đến ngày đáo hạn.
Lúc đó, các nhà đầu tư hãy thực hiện việc đóng vị thế đồng thời trên cả thị trường phái sinh và cơ sở để thực hiện chốt lãi. Mức lời mà nhà đầu tư có được sau đó sẽ dựa trên mức chênh lệch trước đó giữa phái sinh và cơ sở.
Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên Giavang.com vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về chiến lược Arbitrage trong đầu tư chứng khoán. Mong rằng với những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp bạn có một cách nhìn tổng quan hơn về phương pháp kinh doanh chênh lệch giá này và áp dụng chúng trong đầu tư chứng khoán để kiếm lời hiệu quả. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Tham khảo thêm: