Quỹ đầu tư Alameda Research được nhiều người tham gia thị trường tiền điện tử biết đến bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Với đội ngũ thành lập chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bài viết hôm nay, giavang.com chia sẻ những điểm nổi bật về quỹ đầu tư Alameda Research
Mục Lục
Tổng quan về Alameda Research
Alameda Research là gì?
Được ra đời vào tháng 10 năm 2017, Alameda Research là quỹ đầu tư được nhiều trader lựa chọn để nghiên cứu và đầu tư vào các dự án tiềm năng trong lĩnh vực Crypto. Không những vậy, quỹ đầu tư này còn đem đến dịch vụ giao dịch OTC với nhiều ưu điểm vượt trội.
Alameda Research cũng là nhà tạo lập thị trường cho hơn 35 sàn giao dịch hàng đầu hiện nay. 1 tỷ đô là con số tài sản số mà quỹ đang quản lý và khối lượng giao dịch (volume) từ 1 đến 10 tỷ đô la mỗi ngày trên nhiều sản phẩm phái sinh khác nhau.
Đặc biệt nhất, quỹ đầu tư này gắn liền với tên tuổi nhà sáng lập Sam Bankman-Fried của sàn giao dịch FTX.
Bài viết liên quan
Solscan là gì? Khám phá các tính năng và cách sử dụng Solscan chi tiết
Coingecko là gì? Hướng dẫn sử dụng Coingecko hiệu quả
Etherscan là gì? Bỏ túi sử dụng hiệu quả Etherscan
Paper Wallet là gì? Tạo ví giấy nhanh chóng chỉ trong 5 phút
Đội ngũ phát triển của Alameda Research
Sam Bankman – Fried – CEO
Sam được biết đến là nhà sáng lập của quỹ đầu tư Alameda Research, đồng thời cũng là CEO của sàn giao dịch phái sinh phổ biến FTX. Đến thời điểm hiện tại, ông được đánh giá là người có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường Crypto.
Năm 2021, Sam Bankman – Fried nằm trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn (05/10). Vào thời điểm đó, Sam là người sở hữu khối tài sản lớn nhất với tổng giá trị 22.5 tỷ đô.
Tuy nhiên, hiện tại, ông đang tập trung toàn lực để đẩy mạnh công nghệ cũng như thu hút khách hàng cho sàn giao dịch FTX. Do vậy, Sam Bankman – Fried đã từ bỏ chức vụ tại quỹ Alameda Research, đồng thời chỉ định 2 Co-CEO mới đó là Caroline Ellison và Sam Trabucco.
- Sam Trabucco: Co-CEO của quỹ Alameda Research. Anh đã tốt nghiệp trường đại học MIT năm 2015 chuyên ngành toán và khoa học máy tính. Bên cạnh đó, Sam Trabucco đã từng là nhà giao dịch trái phiếu của SIG.
- Caroline Ellison: Đây là Co-CEO thứ hai của Alameda Research. Cô tốt nghiệp đại học Stanford chuyên ngành toán học. Ngoài ra, trước khi gia nhập quỹ này vào năm 2018, Caroline Ellison đã làm việc tại Jane Street với tư cách là một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.
- Nate Parke: CTO (Chief Technology Officer) của quỹ Alameda Research. Anh tốt nghiệp UC Berkeley EECS năm 2017. Trước khi trở thành CTO của quỹ Alameda, anh từng làm việc với tư cách là Kỹ sư và Nghiên cứu sinh cho một quỹ tại UC Berkeley RISE.
Mục tiêu phát triển của Alameda Research
Quỹ đầu tư Alameda Research hoạt động với mục tiêu:
- Phát triển công nghệ tốt nhất: những dự án có khả năng giao dịch tự động, hệ thống quản lý rủi ro đáng tin cậy sẽ được quỹ đầu tư chú ý đến.
- Tạo ra lợi thế giao dịch: với những kiến thức chuyên sâu, thuật toán hiện đại, quan hệ đối tác tạo dựng thị trường.
- Duy trì khả năng linh hoạt giữa các mô hình sinh lời: với khả năng phân tích xu hướng thị trường, phát triển các hệ thống giao dịch có thể sinh lợi nhuận tốt trong thị trường.
- Thiết lập một khuôn khổ hoạt động vững chắc: việc hợp tác với nhiều ngân hàng, tổ chức và luôn tuân thủ các pháp lý.
Danh mục dịch vụ của quỹ Alameda Research Investment cung cấp
Quỹ đầu tư Alameda Research đem đến đa dạng các dịch vụ sau:
Giao dịch OTC
Khác với các giao dịch tập trung, giao dịch OTC là dạng phi tập trung sẽ căn cứ vào cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự giúp đỡ của các phương tiện truyền thông.
Quỹ đầu tư sẽ cung cấp một lượng thanh khoản khá lớn, chi phí giao dịch thấp và có khối lượng giao dịch khoảng 1 tỷ USD tài sản mỗi ngày. Do đó, họ báo giá chênh lệch các giao dịch OTC chặt chẽ hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Vài ưu điểm nổi trội khi giao dịch OTC:
- Báo giá tức thì
- Chênh lệch giá chặt chẽ
- Không tính phí giao dịch
- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh
- Không có khối lượng giao dịch tối thiểu
- Quá trình Onboard nhanh chóng
Market Making (tạo lập thị trường)
Cung cấp đầy đủ các dịch vụ, hỗ trợ tiền tệ pháp định (Fiat) và độ phủ sóng rộng toàn cầu với các sản phẩm tiền mã hóa. Quỹ Alameda Research có thể thực hiện hàng tỷ USD mỗi ngày, tiếp cận tất cả nguồn lưu thông và thanh toán chính.
Một số chiến lược giao dịch của quỹ Alameda Research bao gồm:
- Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)
- Chiến lược số lượng thời gian trung bình (Medium Timescale Quant Strategies)
- Tạo lập thị trường (Market Making)
- Thị trường trung lập (Market-Neutral)
Chiến lược đầu tư của Alameda Research
Xu hướng đầu tư của quỹ Alameda Research mở hơn và không chỉ tập trung vào một số dự án ở giai đoạn gọi vốn sớm. Quỹ này tiếp cận các dự án qua các nghiên cứu định lượng được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản để vừa đầu tư, vừa đóng vai trò là người dẫn lối cho các dự án. Điều này được thực hiện với mục tiêu tạo ra một mạng lưới các dự án hoạt động bổ trợ nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung.
Tính đến tháng 1 năm 2022, Alameda Research Projects đã thực hiện 124 khoản đầu tư. Dự án gần nhất mà quỹ này thực hiện đó là Heroes of Mavia vào ngày 21/01/2022, với tổng số tiền huy động được là 5,5 triệu USD.
Trong số 124 dự án đã đầu tư, các lĩnh vực được chia theo tỷ lệ như sau:
- Lĩnh vực Blockchain: 57 dự án
- Các dịch vụ tài chính: 44 dự án
- Tiền điện tử: 41 dự án
- Công nghệ tài chính (FinTech): 23 dự án
- Trò chơi: 20 dự án
- Phần mềm: 19 dự án
- Công nghệ thông tin: 16 dự án
- Tài chính: 12 dự án
- Internet: 10 dự án
Các dự án mà Alameda Research đã đầu tư
Trong năm 2021, quỹ đầu tư này đã thực hiện hơn 70 dự án. Alameda Research đầu tư khá nhiều các lĩnh vực như NFT/Gaming, Lending và Infrastructure. Bên cạnh đó, hầu hết các Projects đều được xây dựng trên hệ sinh thái Solana.
Quỹ Alameda Research đã có lợi nhuận khổng lồ khi đầu tư vào hệ sinh thái Solana. Đồng tiền SOL đã tăng hơn 200 lần kể từ đầu năm. Không những vậy, các dự án về Gaming được quỹ này rót vốn như Sipher, Guildfi,… đều là các dự án khủng, khi ra mắt thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, các token khi list sàn cũng đều có mức ROI ấn tượng.
Các dự án đã có token
Một số dự án mà quỹ Alameda Research đầu tư đã có token như:
- Solana: Một nền tảng Blockchain hiệu suất cao, có khả năng mở rộng lên đến 65.000 giao dịch/giây mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như Sharding hay Layer 2.
- Coin98: Hệ sinh thái DeFi với mục tiêu hỗ trợ người dùng tiếp cận nền tài chính phi tập trung. Dự án này tập trung vào phát triển các ứng dụng tài chính Dapp với 3 sản phẩm chính đó là: Coin98 Exchange, Coin98 Portfolio và Coin98 Wallet.
- Alpha Finance Lab: Tập hợp nhiều sản phẩm, gồm nhiều hệ sinh thái như Alpha Metaverse, Alpha DeFi, Alpha Launchpad và Alpha Tokenomics.
- Serum: Một nền tảng đồng thời cũng là một sàn DEX được xây dựng trên Blockchain của Solana. Dự án này nhắm tới việc giải quyết các lỗ hổng còn tồn tại trong không gian DeFi, tạo ra một hệ sinh thái mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Perpetual Protocol: Giao thức phi tập trung cung cấp giao dịch hợp đồng vĩnh cửu trên mọi tài sản. Khách hàng có thể thực hiện các vị thế Mua hoặc Bán trên nhiều tài sản khác nhau như tiền điện tử, hàng hóa, tiền tệ pháp định (Fiat) với đòn bẩy lên đến x10.
Các dự án chưa có token
Những dự án nổi bật được Alameda Research đầu tư và chưa có token mà chúng ta có thể kể đến như:
- Dune Analytics: Dự án về phân tích dữ liệu on-chain trên hệ sinh thái Ethereum.
- Messari: Cung cấp nhiều thông tin hữu ích, lời khuyên đầu tư, các thông tin mới nhất về thị trường, dữ liệu on-chain của Bitcoin, cũng như các Altcoin khác.
- Starkware: Dự án này giúp cải thiện khả năng mở rộng và quyền riêng tư của các chuỗi khối bằng cách sử dụng công nghệ STARK để triển khai và xác minh.
- ConsenSys: Một công ty công nghệ phần mềm với mục tiêu phát triển các dịch vụ và ứng dụng phần mềm phi tập trung hoạt động trên hệ sinh thái Ethereum. Ngoài ra, đây còn là công ty mẹ của MetaMask được định giá 3 tỷ USD ở vòng gọi vốn vào tháng 10 năm 2021.
Định hướng phát triển trong tương lai của quỹ Alameda Research
Với các chiến lược đầu tư thông minh, quỹ đầu tư này thu hút nhiều nhân tài trong ngành tài chính. Nắm bắt được thời cơ, Alameda Research có tỷ suất lợi nhuận cao và dần trở thành một trong những quỹ đầu tư dẫn đầu thị trường bởi những lý do như sau:
- Tạo ra lợi thế giao dịch: Từ những nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ phát triển, các thuật toán phức tạp của lập trình viên, chiến lược thực thi và các quan hệ đối tác tạo lập thị trường.
- Phát triển các công nghệ tốt nhất: Quỹ đầu tư này luôn đảm bảo tốc độ dữ liệu tốt nhất, hệ thống giao dịch tự động tinh vi, cũng như hệ thống quản lý rủi ro đáng tin cậy.
- Thiết lập khuôn khổ hoạt động vững chắc: Cơ sở hạ tầng hợp tác với nhiều ngân hàng, pháp lý, kế toán và hối đoái.
- Linh hoạt giữa các chế độ thị trường: Bằng cách phân tích xu hướng thị trường và phát triển các hệ thống giao dịch có thể thành công trên mọi điều kiện thị trường.
Lời kết
Qua bài viết trên, giavang.com đã chia sẻ về quỹ đầu tư Alameda Research và những mục tiêu, tâm huyết của dự án. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình đầu tư. Đừng quên ghé giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức tài chính hay và thú vị nhé!
Bài viết liên quan
Ví Ledger Nano X là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Ledger Nano X
FaucetHub là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng trên FaucetHub nhanh
Ví MetaMask là gì? Hướng dẫn cài đặt ví MetaMask nhanh chóng
10 Tiêu chí chọn dự án Crypto tiềm năng không thể bỏ qua
Multi-chain là gì? Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư Multi-chain