ADA coin (Cardano) kể từ khi được ra mắt vào năm 2017 cho đến nay đã được các chuyên gia trong ngành liệt kê vào trong top 10 bảng xếp hạng các đồng coin có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường. Vậy ADA coin là gì? Dự án Cardano là gì? Liệu đồng coin này có thực sự tiềm năng trong tương lai? Cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây!
Mục Lục
- 1 ADA coin (Cardano) là gì?
- 2 Thông tin chi tiết về ADA coin
- 3 Đặc điểm nổi bật của ADA coin (Cardano)
- 4 So sánh ADA coin (Cardano) và Ethereum
- 5 Ví lưu trữ & sàn giao dịch ADA coin
- 6 Đội ngũ phát triển dự án
- 7 Lộ trình phát triển của ADA coin (Cardano)
- 8 Tương lai của hệ sinh thái Carnado
- 9 Có nên đầu tư vào ADA coin không?
- 10 Lời kết
ADA coin (Cardano) là gì?
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem “Cardano” có nghĩa là gì? Cardano là một dự án blockchain phi tập trung được xây dựng vào năm 2015 bởi ông Charles Hoskinson. Đây cũng là người sáng lập nên nền tảng blockchain phi tập trung Ethereum.
Năm 2017, dự án Cardano chính thức được trình làng và đã thành công trong việc gọi vốn lên đến 60 triệu đô thông qua hình thức ICO.
“ADA Coin” là đồng tiền điện tử chính thức của mạng lưới blockchain Cardano được tung ra thị trường vào năm 2017. Đồng coin này được đặt theo tên của Ada Lovelace – một nhà toán học ở thế kỷ 19. Ông được công nhận là một trong những lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới và là con gái của nhà thơ Lord Byron. Ngay từ những ngày đầu tiên, ADA coin được xây dựng với đơn vị nhỏ nhất là lovelace (1 ADA = 105 lovelace).
Xem thêm:
- Blockchain là gì? Tìm hiểu ứng dụng của nó trong thực tiễn
- Ethereum là gì? Bật mí 3 cách sở hữu coin Ethereum cực dễ
- DeFi là gì? Cơ hội cho các nhà đầu tư
- ICO là gì?
Thông tin chi tiết về ADA coin
Key Metrics ADA
- Ticker: ADA.
- Blockchain: Cardano.
- Consensus: Proof of Stake (PoS).
- Algorithm: Ouroboros.
- Token Type: Coin.
- Contract: 0x3EE2200Efb3400fAbB9AacF31297cBdD1d435D47
- Block time: 20 giây.
- Smallest unit: 10^-5 ADA.
- Transaction Time: 250 TPS.
- Total Supply: 45,000,000,000 ADA.
- Circulating Supply: 32,140,000,000 ADA.
ADA Token Allocation
ADA coin có tổng cung cố định là 45 tỷ và được đội ngũ phát triển phân bổ thành 3 phần với tỷ lệ cụ thể như sau:
- 25,927,070,538 ADA ( tương đương 57,6%) được bán ra thị trường qua ICO.
- 5,185,414,108 ADA (tương đương 11,5%) do IOHK, Cardano Foundation và Emurgo nắm giữ.
- 13,887,515,354 ADA (tương đương 30,9%) dành cho staking rewards.
ADA Token Sale
Viện bán đồng ADA coin được bắt đầu kể từ tháng 9/2015 và kết thúc vào tháng 1/2017. Trải 5 vòng bán, gần 26 tỷ ADA đã được bán ra, nâng tổng số tiền gọi vốn lên đến xấp xỉ gần 63 triệu đô. Trong đó:
- 94.45% được mua bởi nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
- 2.56% được mua bởi nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.
- 2.39% được mua bởi nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Bảng dưới đây là thông tin chi tiết của từng vòng gọi vốn:
ADA Token Release Schedule
Vì Cardano vẫn chưa hoàn thành việc kích hoạt chức năng này ở phiên bản testnet Shelly nên cho đến thời điểm hiện tại thì chỉ còn phần Staking Rewards là vẫn chưa được mở khoá.
ADA Token Use Case
Tương tự như ETH trong mạng Ethereum, ADA trong mạng Cardano cũng có 5 mục đích sử dụng như sau:
- Phần thưởng: Khi Cardano bắt đầu kích hoạt chức năng này ở testnet Shelly thông qua Staking thì ADA coin được sử dụng làm phần thưởng khối cho các node trong mạng lưới.
- Staking: Thông qua các pool staking, người dùng có thể lấy các đồng ADA coin để đi stake. Những đồng coin này sẽ được chia thưởng khi node tạo ra block mới.
- Thanh toán: Trong tương lai, khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên nền tảng của Cardano, đồng ADA coin có thể được sử dụng để thanh toán.
- Tiền tệ: ADA còn được dùng như một loại tiền tệ (medium of exchange).
- Phí giao dịch trên Cardano: Phí giao dịch trênCardano blockchain được thanh toán bằng đồng ADA coin theo công thức tính phí sau:
Transaction Fee = a + b × size
Trong đó:
- a: hằng số chống DDoS với mức hiện tại là 0,155381 ADA.
- b: hằng số chi phí giao dịch với mức hiện là 0,0000393946 ADA/byte.
- size: kích thước của giao dịch tính bằng byte.
Đặc điểm nổi bật của ADA coin (Cardano)
ADA coin (Cardano) được tạo ra nhằm khắc phục những nhược điểm của Bitcoin và Ethereum vốn đã tồn tại từ rất lâu, gồm:
- Scalability (khả năng mở rộng).
- Interoperability (khả năng tương tác).
- Sustainability (tính bền vững).
Scalability – Khả năng mở rộng
Với Cardano, khả năng mở rộng (Scalability) sẽ gồm có 3 yếu tố:
- Transaction Per Second (TPS): Cardano sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros, thuộc nhóm Proof of Stake.
- Network: Cardano sử dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture) để chia nhỏ mạng lưới thành nhiều subnetwork. Khi đó, các subnetwork này có thể tương tác với nhau (nếu cần). Mục đích là để nâng băng thông (bandwidth) của mạng lưới.
- Data Scaling: Cardano đang tập trung vào 2 giải pháp. Đó là: Subscriptions (chia vùng) và Sidechains để giảm dung lượng data của mỗi transaction.
Interoperability – Khả năng tương tác
Hiện có rất nhiều blockchain nền tảng nhưng chúng không thể nào tương tác hoặc giao tiếp được với nhau. Theo như roadmap, Cardano sẽ có giải pháp về khả năng tương tác (Interoperability) giữa các blockchain khác nhau sau giai đoạn Goguen.
Sustainability – Tính bền vững
Tính bền vững của một dự án blockchain là vô cùng quan trọng. Do đó, Cardano dự định sẽ tạo một quỹ dự trữ theo như cách của Dash. Đó chính là: khi có một block mới được tạo ra, nó sẽ nhận được một phần ADA.
So sánh ADA coin (Cardano) và Ethereum
Tuy cả Cardano lẫn Ethereum đều được phát hành vào năm 2015 nhưng thực tế có thể thấy được rằng Ethereum có tốc độ phát triển về lượng dapps nhanh hơn so với Cardano.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể là do Cardano phải mất đến 2 năm để chứng minh lý thuyết của mình và đang chuẩn bị thêm smart contract vào mạng lưới khi đến giai đoạn Goguen. Tuy nhiên, nhờ sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros mà Cardano lại có tốc độ giao dịch nhanh hơn Ethereum gấp 10 lần.
Ví lưu trữ & sàn giao dịch ADA coin
Ví lưu trữ của ADA coin
Hiện nay, có rất nhiều loại ví có thể tích trữ an toàn đồng ADA coin, từ ví offline cho đến ví online đều có.
Một số loại ví lưu trữ ADA coin phổ biến như:
- Ví Cardano – The Daedalus Wallet
- Ví Cardano – Yoroi Wallet
- Ví Cardano – Sàn giao dịch Binance
- Ví Cardano – Infinito Wallet
- Ví Cardano – Atomic Wallet
- Ví Cardano – Guarda
- Ví Cardano – AdaLite
>>Xem thêm: Ví Cardano là gì? Các ví Cardano phổ biến hiện nay
Sàn giao dịch ADA coin
Bạn có thể mua – bán, giao dịch ADA coin trên một số sàn giao dịch lớn như: Binance, Bittrex, Bitmex, Upbit, Mxc…Trong đó, Binance là sàn có khối lượng giao dịch ADA Coin cao nhất.
Trong tương lai, cộng đồng người dùng tại Nhật Bản có thể mua ADA coin thông qua một mạng lưới máy ATM ngay tại xứ sở hoa anh đào.
Đội ngũ phát triển dự án
Hiện tại, 3 tổ chức chính là Cardano Foundation, Emurgo và IOHK đang chịu trách nhiệm vận hành và quản lý Cardano. Đồng thời, các hoạt động đóng góp của mỗi tổ chức với Cardano thì không được Cardano công bố cụ thể.
Lộ trình phát triển của ADA coin (Cardano)
Cardano chia lộ trình phát triển của họ thành 5 giai đoạn khác nhau, gồm:
- Byron: Đây là giai đoạn đầu của Cardano tập trung vào việc phát triển cộng đồng và phát hành đồng ADA Coin. Trong mạng lưới, nó sẽ hoạt động bởi các node được chỉ định và phần thưởng khối bị đốt.
- Shelly: Đây là giao đoạn Cardano triển khai phần staking và trở nên phi tập trung hơn.
- Goguen: Ở giai đoạn này, Cardano tập triển triển khai sidechain và smart contract, cho phép các nhà phát triển có thể phát triển các Dapps trên Cardano.
- Basho: Cardano tiến hành tối ưu khả năng mở rộng và tương tác giữa các blockchain khác.
- Voltaire: Đây là giai đoạn cuối cùng giúp Cardano trở thành một mạng lưới tự vận hành bởi cộng đồng. Người dùng sẽ có khả năng tác động đến sự phát triển của mạng lưới thông qua việc biểu quyết và bỏ phiếu.
Tương lai của hệ sinh thái Carnado
– Về Stake Pool và ADA token
Để các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng điện tử trên Cardano, chức năng staking và smart contract sẽ được thêm vào mạng lưới trong tương lai gần. Khi đó, lạm phát do staking sẽ khiến cho lượng cung ADA tăng lên. Do đó, để staking, bạn phải trở thành node và giữ tiền ADA trong ví.
Ngoài việc staking, Cardano còn cho phép xây dựng Dapps. Điều này sẽ dẫn đến việc mạng lưới sẽ có nhiều giao dịch hơn và lượng ADA thu được từ các phí giao dịch sẽ tăng lên đáng kể. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng nguồn cung cấp ADA sẽ giảm đi khi nhiều người staking ADA coin để nhận thưởng.
Hiệu quả của việc làm trên đã được chứng minh bằng cách cho đến nay, 70% cung lưu thông ADA đã được đặt vào các pool và có giá trị hơn 50 tỷ USD. Ngoài ra, điều này giúp Cardano đứng vững ở vị trí thứ 3 về vốn hóa, chỉ xếp sau Bitcoin và Ethereum.
– Về hệ sinh thái Cardano
Hiện tại, Cardano dự định tung ra Smart Contract vào tháng 8/2021. Tuy nhiên, họ chỉ cung cấp cho các nhà phát triển thử nghiệm bản Testnet được gọi là Plutus cho đến hiện tại mà không có bản Mainnet.
Mặt khác, Cardano cũng đã thành lập chương trình Project Catalyst (còn được gọi là Hackathon) để hỗ trợ các developer phát triển và thu hút vốn để. Đây là một dấu hiệu tốt cho cộng đồng của Cardano.
Số lượng dự án có tầm nhìn phát triển trên Cardano đã tăng lên đáng kể kể từ đầu năm 2021 đến nay. Thế nhưng do thiết smart contract nên tất cả vẫn chưa thể áp dụng chính thức trên Cardano.
Có nên đầu tư vào ADA coin không?
Cardano là một dự án blockchain được đánh giá là có nhiều tiềm năng được xây dựng để khắc phục các vấn đề mà một số blockchain khác đang gặp phải. Tuy nhiên, Cardano có thể cũng sẽ đối mặt với những rủi ro không lường trước được vì đây là một nền tảng còn khá mới và vẫn đang trong quá trình được phát triển.
Việc đặt ra câu hỏi rằng “Liệu có nên đầu tư vào ADA Coin không?” còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Khả năng chấp nhận những rủi ro của bạn khi gặp phải ở mức độ nào,…Do đó, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, hãy luôn tìm hiểu thật kỹ về dự án mà mình muốn đầu tư thông qua các kênh thông tin chính thống. Và đừng quên rằng, chỉ nên đầu tư tối đa số tiền bạn có thể mất.
Lời kết
Như vậy, tất tần tật các thông tin về ADA coin và những đánh giá chi tiết của giavang.com về tiềm năng của đồng coin này đã được chia sẻ rất chi tiết trong bài viết trên. Nhìn chung, nếu đem so với các đồng tiền điện tử các thì ADA coin là khoản đầu tư có mức độ rủi ro khá thấp. Do đó, đồng coin này xứng đứng được bạn xem xét lại và thêm nó vào danh mục đầu tư của mình. Chúc các trader thành công nhé.