Vùng giá tích lũy là một điều kiện thị trường gây khó khăn và lấy đi rất nhiều tài khoản của trader. Bài viết dưới đây sẽ đề cập về những gì liên quan đến vùng giá tích lũy, cung cấp những kiến thức về điều kiện thị trường cho các trader được nắm rõ.
Mục Lục
Vùng giá tích lũy là gì?
Vùng giá tích lũy là một điều kiện thị trường gây khó khăn và lấy đi rất nhiều tài khoản của trader. Sau những xu hướng thì vùng giá tích lũy này sẽ xuất hiện. Trader giao dịch theo trend thường hay vứt bỏ toàn bộ lợi nhuận đã kiếm được ở con trend trước đó vào giai đoạn này bởi liên tục gặp phải những false signal.
Khi sử dụng chỉ báo là những đường trung bình, đến kháng cự – hỗ trợ, cung cầu thì tất cả đều sập bẫy và chịu những thua lỗ đáng kể.
Nguyên nhân hình thành nên vùng giá tích lũy
Vùng giá tích lũy được gây ra bởi những trader chuyên nghiệp khi họ chốt lời. Việc chốt lời của họ đã gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của xu hướng do đã tiêu thụ hết những lệnh mới được mở theo xu hướng của những trader nhỏ lẻ, những người tham dự vào thị trường khi chúng đạt đỉnh – đáy.
Hành động chốt lời này đã tạo ra những cú fullback sâu đồng thời đánh dấu giai đoạn đầu tiên của vùng giá tích lũy. Khi cấu trúc xu hướng bị phá vỡ với cú fullback này, trader nên đánh dấu mức giá đỉnh (đối với trend giảm) hoặc đáy (đối với trend tăng) vừa được tạo (first structure) như một mức kháng cự – hỗ trợ tiềm năng. Nếu thị trường tạo ra một vùng tích lũy thật sự thì khả năng rất cao là giá sẽ bật lại ở mức này.
Ở ví dụ phía trên, những hành động giá đã cho thấy rất rõ những điều mô tả. Đợt chốt lời thứ nhất tại đỉnh đầu tiên lực mua ở thị trường vẫn còn dồi dào nên đà sụt giảm bị chặn lại, tiếp đó ở đỉnh thứ hai đã bị sụp rất nhanh phe mua tại vùng này đã mất lợi thế rõ rệt, giá không thể tạo một higher – high thay vào đó là một lower – low, phá vỡ cấu trúc xu hướng của thị trường. Giá sau đó đã bật lại tại mức hỗ trợ này hai lần và hình thành nên một vùng giá tích lũy thật sự.
Hai bờ kênh của vùng giá tích lũy
Vùng giá tích lũy nào cũng vậy, cũng có 2 bờ kênh chúng đại diện cho mức kháng cự – hỗ trợ mà giá sẽ dao động bên trong đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Bờ kênh trên là nơi mà phe bán chờ đợi đẩy giá xuống mỗi khi giá tiếp cận vùng này. Còn đối với bờ kênh dưới là nơi tập hợp những lệnh chờ mua sẵn sàng phản công lại.
Cách thức giao dịch trong vùng giá tích lũy
Những chiến lược giao dịch đảo chiều như supply – demand sẽ rất bất lợi trong những điều kiện thị trường này. Ví dụ, trader giao dịch dạng này thường xem những vùng cầu như một nơi mà thị trường có khả năng quay đầu, họ chỉ chú ý đến vùng cầu này mà bỏ qua việc giá có thể bật lại tại vùng kháng cự phía trên. Tóm lại, họ thường giao dịch tại khoảng giữa của vùng giá tích lũy chứ không phải những vùng cực, và điều này hoàn toàn không có lợi cho tài khoản của họ.
Nâng cao xác suất khi giao dịch vùng giá tích lũy
Việc cần làm đầu tiên đó là đánh dấu cách mức giá kháng cự – hỗ trợ tiềm năng của vùng giá tích lũy. Bởi vì đây là những vùng mà trader chú ý và giá có khả năng bật lại cao nhất trong những vùng này.
Vùng giá tích lũy được chia thành ba khu vực: vùng giữa và hai vùng biên. khi giá di chuyển lên khu vực trên, bạn chỉ nên cân nhắc những lệnh bán và ngược lại.
Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để đảm bảo được đây là vùng tích lũy mà áp dụng các quy tắc này? Tất nhiên, không có một sự chắc chắn nào cả. Mặc dù vậy, nếu dùng những kỹ thuật hành động giá để xác định điều kiện thị trường đồng thời giao dịch cùng với hướng của xu hướng trước đó có thể giúp bạn tự tin hơn.
Việc cần lưu ý ở đây chính là vùng giá tích lũy nhỏ này và độ khó của chúng cũng thường tăng lên do những mức kháng cự – hỗ trợ bên trong có thể dễ dàng bị phá để tiếp cận vùng kháng cự – hỗ trợ bên ngoài, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những kiến thức cơ bản về vùng giá tích lũy, cách thức làm sao để giao dịch trong vùng này, hy vọng những kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn. Chúc mọi người thành công trên thị trường.