Vòng quay vốn lưu động là gì? Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, được ví như chiếc “chìa khóa” để đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngắn hạn. Vậy, công thức và cách tính vòng quay vốn lưu động như thế nào? Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa gì? Cùng Giavang.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động có tên tiếng Anh là Working Capital Turnover. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng, giúp phản ánh một cách rõ nét mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu.
Ví dụ minh họa:
- Đầu năm, công ty ABC bỏ ra 500 triệu đồng để nhập hàng hóa về bán => Toàn bộ số hàng nhập về đã được bán sạch chỉ trong 5 tháng sau đó.
- Công ty ABC quyết định bỏ ra thêm 800 triệu đồng để nhập hàng => Sau 7 tháng, số hàng đã được bán hết toàn bộ.
=> Trong trường hợp này, số vòng quay vốn lưu động chính là số lần mà công ty ABC chuyển đổi toàn bộ tài sản ngắn hạn thành doanh thu trong 1 năm.
- Nguồn vốn ODA là gì? Nguồn vốn ODA tại Việt Nam như thế nào?
- Lợi nhuận ròng là gì? Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
- Current Ratio là gì? Tất tần tật về Tỷ số thanh toán hiện hành trong tài chính
- Cash Ratio là gì? Chỉ số Cash Ratio cao hay thấp ảnh hưởng như thế nào?
Ý nghĩa vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi hệ số này có thể chỉ ra được doanh nghiệp có đang quản lý nguồn vốn lưu động của mình một cách hiệu quả hay là không. Cụ thể:
- Khi hệ số vòng quay cao: Doanh nghiệp có khả năng quản lý tài chính một cách hiệu quả và chuyển đổi vốn lưu động thành doanh thu nhanh chóng.
- Khi hệ số vòng quay thấp: Đây là tín hiệu cảnh báo rằng doanh nghiệp đang phải đối mặt với khá nhiều vấn đề về: hàng tồn kho nhiều, huy động tiền mặt ít, lợi nhuận kinh doanh thấp,…Căn cứ vào chỉ số này, để có thể cải thiện hoạt động kinh doanh thì buộc các chủ doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm ra được cốt lõi của vấn đề, từ đó định hướng lại toàn bộ chiến lược kinh doanh của mình.
Cách tính vòng quay vốn lưu động
Chỉ số này là tỷ lệ giữa doanh thu thuần đem chia cho vốn lưu động bình quân. Chi tiết như sau:
Công thức tính vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động | = | Doanh thu thuần |
Vốn lưu động bình quân |
Trong đó:
- Doanh thu thuần (doanh thu ròng) = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Vốn lưu động bình quân = (Vốn lưu động đầu kỳ + cuối kỳ)/2
Ví dụ tính vòng quay vốn lưu động
Giả sử, trong năm tài chính vừa qua, công ty ABC đạt doanh thu thuần là 800 tỷ đồng. Vốn lưu động đầu kỳ là 100 tỷ đồng và vốn lưu động cuối kỳ là 120 tỷ đồng. Các bước để có thể xác định được hệ số vòng quay vốn lưu động như sau:
- Xác định doanh thu thuần: Doanh thu thuần của công ty ABC trong năm là 800 tỷ đồng.
- Tính vốn lưu động bình quân: Vốn lưu động bình quân = (100 + 120)/2 = 110 tỷ đồng.
- Tính vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động = 800/110 = 110 tỷ đồng ≈ 7.27.
=> Công ty ABC có hệ số vòng quay vốn lưu động rơi vào khoảng 7.27, tức là mỗi đồng vốn lưu động của công ty ABC đã được quay vòng 7.27 lần trong năm để tạo ra doanh thu.
Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?
“Chỉ số vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là lý tưởng?” là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp. Dựa trên công thức tính vòng quay vốn lưu động, sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:
- Chỉ số vốn lưu động < 1: Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh.
- Chỉ số vốn lưu động dao động trong khoảng từ 1.5 – 2: Doanh nghiệp đang có nguồn vốn lưu động tốt để có thể xoay vòng cho các chi phí phát sinh.
- Chỉ số lớn hơn 2: Doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn không hiệu quả để sinh lời.
Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả
Dưới đây là 3 điều quan trọng mà các chủ doanh nghiệp cần nên lưu ý để có thể quản lý nhu cầu vốn lưu động một cách hiệu quả và giữ cho mức vòng quay vốn lưu động luôn ở chỉ số ổn định:
- Quản lý tiền mặt
Đối với mọi tổ chức và doanh nghiệp, dòng tiền là tài sản vô cùng quan trọng vì có dòng tiền thì mới có thể điều phối mọi hoạt động của công ty. Theo đó, doanh nghiệp phải xác định được số tiền mặt trong tài khoản là bao nhiêu? Trong đó, sử dụng tất cả hay một phần để phục vụ cho mục đích kinh doanh?.
- Quản lý hàng tồn kho
Tình trạng hàng tồn kho cứ ứ đọng sẽ khiến cho việc thu hồi vốn của doanh nghiệp bị chậm lại. Điều này sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý vốn lưu động. Do đó, để hạn chế xảy ra tình trạng này, các doanh nghiệp nên giảm việc sản xuất tràn lan, sản xuất khi không có đơn hàng.
- Quản lý nợ tồn đọng
Nợ tồn đọng có thể trở thành mối nguy tiềm ẩn, dẫn đến nợ khó đòi. Nếu không được xử lý kịp thời, nợ khó đòi trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có nguy cơ bị chuyển hóa thành nợ xấu. Điều này sẽ gây tác động nghiêm trọng đến dòng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Việc làm sao để có thể quản lý vốn lưu động một cách tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào việc thu hồi nợ. Khi các khoản nợ được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, dòng tiền sẽ trở nên ổn định hơn. Từ đó tạo điều kiện để cho doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án kinh doanh có quy mô lớn khác.
Bên trên là toàn bộ những thông tin về chỉ số vòng quay vốn lưu động. Mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển. Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Giavang.com nhé!
Tham khảo thêm: