Vòng quay khoản phải thu là gì? Đây được đánh giá là một công cụ hữu ích trong việc cung cấp số liệu để các nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động thu hồi công nợ. Vậy, cách tính tỷ lệ vòng quay khoản phải thu như thế nào là chính xác nhất. Tất tần tật mọi thắc mắc sẽ được Giavang.com giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây!
Mục Lục
Vòng quay khoản phải thu là gì?
Vòng quay khoản phải thu (tiếng Anh: Receivables Turnover) là một chỉ số tài chính quan trọng mà dựa vào đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá được tính hiệu quả trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng của mình.
- Vòng quay tổng tài sản là gì? Công thức tính tỷ lệ vòng quay tổng tài sản
- Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách tính toán và ứng dụng trong doanh nghiệp
Công thức tính vòng quay khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu được xác định bằng công thức như sau:
Hệ số vòng quay khoản phải thu | = | Doanh thu bán chịu ròng |
Giá trị trung bình khoản phải thu |
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng là doanh thu bán hàng mà tiền mặt được thu vào một ngày sau đó. Công thức tính doanh thu bán chịu ròng như sau:
Doanh thu bán chịu ròng | = | Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ | – | Khoản doanh thu bán chịu mà khách hàng đã thanh toán trong kỳ |
- Khoản phải thu bình quân là trung bình các khoản phải thu bắt đầu và kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý năm). Công thức tính khoản phải thu bình quân như sau:
Giá trị trị trung bình khoản phải thu | = | Số dư phải thu khách hàng tại đầu kỳ | + | Số dư phải thu khách hàng tại cuối kỳ |
2 |
=> Cách tính hệ số vòng quay khoản phải thu chính xác nhất sẽ là:
Vòng quay khoản phải thu | = | Doanh số bán hàng tín dụng – Doanh thu bán hàng trả lại – Phụ cấp bán hàng |
(Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ) / 2 |
Ví dụ minh họa:
Năm 2023, công ty ABC kinh doanh trong lĩnh vực điện tử có tổng doanh số bán hàng tín dụng là 300 triệu đồng, trong đó lợi nhuận là 70 triệu đồng. Khoản phải thu đầu kỳ của công ty ABC là 120 triệu đồng, đến hết năm 2023 khoản phải thu cuối kỳ là 80 triệu đồng. Hãy xác định số vòng quay khoản phải thu trong năm 2023 của công ty ABC.
Lời giải:
- Doanh số tín dụng ròng của công ty ABC trong năm 2023: 300 – 70 = 230 triệu đồng
- Giá trị trung bình các khoản phải thu trong năm 2023: (120 + 80) / 2 = 100 triệu đồng
- Số vòng quay khoản phải thu của công ty ABC trong năm 2023: 230 / 100 = 2,3 lần
Như vậy, công ty ABC có số vòng quay khoản phải thu trong năm 2023 là 2,3 lần/năm.
Ý nghĩa vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu giảm có nghĩa là gì?
Khi số vòng quay khoản phải thu giảm, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, dẫn đến số lần các khoản phải thu mà được chuyển đổi thành tiền mặt giảm sút và dòng tiền không được quản lý hiệu quả. Điều này có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây:
- Chính sách tín dụng lỏng lẻo, chưa có điều khoản, quy định rõ ràng với khách hàng chậm thanh toán
- Chất lượng khách hàng không tốt, nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu tăng có nghĩa là gì?
Khi số vòng quay khoản phải thu tăng, đây là tín hiệu tích cực cho thấy tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp đã được cải thiện lên đáng kể, có thể là do một số nguyên nhân như:
- Doanh nghiệp tăng cường công tác thu hồi công nợ.
- Áp dụng các chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, giảm thời hạn thanh toán, yêu cầu khách hàng đặt cọc trước,…
- Chất lượng khách hàng được cải thiện, có nhiều khách hàng có khả năng thanh toán tốt.
Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu có thể biến đổi rất nhiều tùy thuộc vào từng ngành. Do đó, sẽ không có một con số cụ thể nào mà có thể được coi là “tốt” cho mọi công ty.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán Mỹ (AICPA), đa phần các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ thường có số vòng quay các khoản phải thu trung bình là 7,1 lần. Tuy nhiên, còn tùy vào từng ngành nghề mà con số này sẽ chênh lệch đáng kể. Ví dụ: Các doanh nghiệp bán lẻ thường có số vòng quay các khoản phải thu cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Hạn chế của vòng quay khoản phải thu
Dưới đây là một số mặt hạn chế của hệ số vòng quay khoản phải thu mà các nhà đầu tư cần nên xem xét kỹ càng:
Thứ nhất, trong công thức tính vòng quay khoản phải thu, một số doanh nghiệp sẽ sử dụng tổng doanh thu thay vì doanh thu thuần. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ vòng quay khoản phải thu, dẫn đến sự thiếu khách quan trong quá trình đánh giá.
Thứ hai, đối với các công ty thời vụ thì các khoản phải thu thường thay đổi liên tục trong năm. Do đó, để tỷ lệ này có thể phản ánh một cách chính xác nhất tính hiệu quả của công ty trong việc phát hành và thu thập tín dụng, bắt buộc các nhà đầu tư phải lựa chọn các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ khi tính giá trị trung bình thật cẩn thận.
Bên trên là toàn bộ thông tin về vòng quay khoản phải thu mà Giavang.com muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng thông qua những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho các quý doanh nghiệp có thể đưa ra được những tính toán và chính sách hợp lý để đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của chúng tôi tại đây nhé!
Tìm hiểu thêm: