Để hạn chế tình trạng hàng hóa bị tồn đọng trong kho quá lâu thì các doanh nghiệp đều phải xác định hệ số vòng quay hàng tồn kho. Vậy cụ thể vòng quay hàng tồn kho là gì? Mức bình quân hàng tồn kho bao nhiêu là tốt và làm cách nào để tối ưu hiệu quả được hệ số này? Mọi thắc mắc sẽ được Giavang.com giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Tìm hiểu về vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là gì?
Hệ số vòng quay hàng tồn kho (tên tiếng Anh: Inventory Turnover) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp/tổ chức trong việc quản lý hàng tồn kho. Nó cho biết số lần mà lượng hàng tồn kho được bán và thay thế trong một khoảng thời gian nhất định (năm, quý, tháng).
- Vòng quay tổng tài sản là gì? Công thức tính tỷ lệ vòng quay tổng tài sản
- Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách tính toán và ứng dụng trong doanh nghiệp
- Vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức tính và ví dụ chi tiết
Ý nghĩa vòng quay hàng tồn kho
Thông qua hệ số vòng quay hàng tồn kho, các nhà quản trị có thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc kinh doanh sản phẩm, nhận diện được tốc độ bán hàng đang nhanh hay chậm để mà đưa ra những quyết định điều chỉnh nếu cần thiết.
- Nếu hệ số này cao, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý tốt lượng hàng tồn kho, tình hình kinh doanh ổn định và hàng hóa được bán ra đều đặn.
- Trái lại, nếu hệ số này thấp, đây là dấu hiệu cho thấy lượng hàng hóa trong doanh nghiệp đang được luân chuyển chậm, ít được bán ra trên thị trường => chi phí tồn kho cao hơn.
Ai sẽ quan tâm đến vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp?
- Ngân hàng tài trợ vốn: Họ muốn biết về khả năng sinh lời, rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc cho vay vốn.
- Cổ đông/Thành viên góp vốn/Hội đồng quản trị: Những đối tượng này sẽ chú trọng đến việc liệu số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay có bị ứ đọng vốn ở hàng tồn kho không?
- Ban kiểm soát/Ban giám đốc/Phòng kinh doanh: Họ cần phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Nhà đầu tư tương lai: Những đối tượng này muốn đánh giá giá trị của công ty thông qua các chỉ số tài chính trước khi quyết định có đầu tư hay không.
Cách tính vòng quay hàng tồn kho chính xác
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho
Thông thường, hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách chia giá trị bán hàng trong một thời gian nhất định cho giá trị trung bình hàng tồn kho trong cùng khoảng thời gian đó. Chi tiết công thức tính như sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Giá trị trung bình của hàng tồn kho
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán chính là tổng doanh thu trong kỳ kế toán.
- Giá trị hàng tồn kho trung bình được tính theo công thức như sau: (Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị tồn kho cuối kỳ) / 2
Ví dụ cách tính vòng quay hàng tồn kho
Công ty ABC sản xuất sản phẩm may mặc có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán cuối kỳ năm 2023 như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2023 (đơn vị: triệu đồng) | |
1. Doanh thu bán hàng | 20.000 |
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 5.000 |
3. Doanh thu thuần bán hàng | 18.500 |
4. Giá vốn hàng bán | 16.000 |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2023 | ||
Số cuối kỳ | Số đầu kỳ (CK) | |
Hàng tồn kho | 5360 | 2622 |
Từ hai bảng thông tin trên có thể tính toán được như sau:
- Giá trị hàng tồn kho bình quân = (536 + 2622) / 2 = 3991
- Hệ số vòng quay của hàng tồn kho = 16000 / 3991 = 4,01 vòng/năm
=> Kết quả trên cho biết hàng tồn kho của công ty ABC năm 2023 luân chuyển 4,01 vòng mỗi năm. Để biết được bao nhiêu ngày quay vòng hàng tồn kho một lần, hãy lấy 365 / 1,81 = 91,02 ngày. Như vậy, trung bình cứ 91,02 ngày thì công ty ABC sẽ hoàn thành một vòng quay hàng tồn kho.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho mà các chủ doanh nghiệp cần nên lưu ý:
Yếu tố | Ảnh hưởng |
Nhu cầu khách hàng | Nhu cầu sản phẩm cao sẽ tăng tỷ lệ quay vòng tồn kho. Do doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu bằng việc bán nhiều sản phẩm, giảm lượng tồn kho và ngược lại. |
Loại hình sản phẩm | Sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm cần có tỷ lệ quay vòng tồn kho cao để tránh tình trạng chất lượng giảm hoặc lỗi thời. |
Phương pháp quản trị kho bãi | Hệ thống quản lý kho bãi không hiệu quả có thể dẫn đến tồn kho dư thừa và tỷ lệ quay vòng tồn kho thấp. |
Chiến lược giá | Doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm với mức giá thấp hơn có thể tăng tỷ lệ quay vòng tồn kho. |
Chiến lược tiếp thị và bán hàng | Hoạt động tiếp thị, bán hàng hiệu quả cũng có thể tăng tỷ lệ quay vòng tồn kho. |
Điều kiện kinh tế | Sự suy giảm kinh tế có thể làm giảm nhu cầu và giảm tỷ lệ quay vòng tồn hàng trong kho. |
Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?
Theo các chuyên gia tài chính, để đánh giá một hệ số vòng quay hàng tồn kho là “tốt hay xấu” sẽ còn tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh cụ thể cũng như mục tiêu chiến lược của từng doanh nghiệp ra sao. Theo đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình ở một số ngành hàng thông dụng hiện nay trích xuất từ các thống kê gần nhất như sau:
- Thời trang: 4 – 6 vòng/năm.
- Tạp hóa: 13 – 15 vòng/năm.
- Linh kiện phụ tùng xe hơi: 20 – 40 vòng/năm.
Làm thế nào để tối ưu được vòng quay hàng tồn kho?
Sau đây là một số cách mà các bạn có thể cân nhắc để tối ưu hóa hệ số vòng quay hàng tồn kho cho doanh nghiệp của mình:
- Tối ưu hóa chi phí nhập hàng và nguyên vật liệu đầu vào bằng cách thương lượng để có được mức giá hợp lý hơn từ các nhà cung cấp.
- Xây dựng một bản kế hoạch dự đoán nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, điều này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường và chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết.
- Áp dụng chiến lược kích cầu bằng cách đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo, các chương trình ưu đãi khuyến mãi, giảm giá…
- Phân nhóm hàng hóa bán nhanh, bán chậm, giá cao, giá thấp để dễ cho việc quản lý hơn.
- Điều chỉnh chu kỳ theo dõi để phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua từng giai đoạn. Ví dụ, ở giai đoạn startup thì nên áp dụng chu kỳ theo dõi ngắn (tuần hoặc tháng). Còn khi đã kinh doanh lâu năm và ổn định thì có thể chọn chu kỳ dài hơn (quý hoặc năm).
Bên trên là toàn bộ thông tin về vòng quay hàng tồn kho. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp cho các quý doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của mình một cách tốt nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Giavang.com nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Mô hình Capm là gì? Nhược điểm của mô hình Capm
- Due diligence là gì? Tầm quan trọng của thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
- Bao thanh toán là gì? Phân loại và cho ví dụ từng loại bao thanh toán
- Định giá doanh nghiệp là gì? Các phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến