Trong các báo cáo tài chính, thuật ngữ “Vốn” thường được nhắc đến rất thường xuyên Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vốn là gì và vai trò của vốn trong doanh nghiệp ra sao? Có các loại vốn nào trong doanh nghiệp hiện nay? Cùng giavang.com tháo gỡ những thắc mắc trên tại bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Vốn là gì?
Vốn (tiếng Anh là Capital) có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Trong lĩnh vực kinh doanh, vốn được hiểu là toàn bộ nguồn tiền mặt và các tài sản, quyền tài sản có thể quy đổi thành tiền mà doanh nghiệp sở hữu. Mục đích chính của vốn là phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và vận hành của doanh nghiệp.
Vốn không chỉ phản ánh tiềm lực về kinh tế mà còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, để một doanh nghiệp vận hành và phát triển tốt thì không thể thiếu vốn.
- Doanh thu là gì? 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Bao gồm những gì?
- OPEX là gì? Đặc điểm và cách tính chi phí hoạt động
- Thị trường ngách là gì? 5 bước xác định thị trường ngách
Đặc trưng cơ bản về vốn
Vốn có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Vốn thể hiện giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, thương hiệu…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích lũy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận thặng dư.
- Vốn liên tục vận động trong suốt quá trình sản xuất, biến đổi từ dạng này sang dạng khác: từ nguyên liệu, vật liệu đầu vào đến chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng chuyển hóa thành sản phẩm hoàn chỉnh và thu về dưới dạng tiền tệ.
- Vốn gắn liền với quyền sở hữu. Việc xác định và điều chỉnh cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là vấn đề quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem như một loại hàng hóa đặc biệt do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn thông qua nhiều kênh như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thương mại, vay ngân hàng… luôn được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng linh hoạt.
- Do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, cùng với sự luân chuyển phức tạp, việc quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát là yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp.
Các loại vốn cơ bản trong doanh nghiệp
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho hoạt động thành lập và vận hành. Mỗi loại vốn đều sở hữu những vai trò, ưu và nhược điểm riêng biệt, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp theo những cách thức khác nhau. Dưới đây là các loại vốn phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay:
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng số vốn mà các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi rõ trong điều lệ của công ty. Vốn điều lệ còn được gọi với tên gọi khác như vốn đầu tư hoặc vốn đăng ký.
Doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi hoàn tất thủ tục thành lập.
Các loại tài sản được phép góp làm vốn điều lệ:
- Tiền Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.
Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- Vốn điều lệ là cơ sở để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập.
- Giúp đảm bảo tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.
- Vốn điều lệ cũng là nền tảng để phân chia lợi nhuận trong kinh doanh, đồng thời làm căn cứ để chia sẻ rủi ro giữa các thành viên góp vốn.
- Ngoài ra, vốn điều lệ thể hiện tính ổn định và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó tạo sự tin tưởng cho các đối tác và chủ nợ, mở ra cơ hội kinh doanh mới.
Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là tổng số tiền vốn mà doanh nghiệp sử dụng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ khi thành lập cho đến quá trình vận hành và phát triển.
Vốn kinh doanh bao gồm toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hữu hình (vật chất, tiền, thiết bị, máy móc) và tài sản vô hình (thương hiệu, giá trị công nghệ, sáng chế…).
Đặc điểm của vốn kinh doanh:
- Vốn được sử dụng để hỗ trợ hoạt động sản xuất và kinh doanh, với mục tiêu là tạo quỹ tích lũy và sinh lời theo thời gian.
- Vốn kinh doanh cần phải được chuẩn bị trước khi doanh nghiệp bắt đầu hình thành và hoạt động.
- Sau mỗi chu kỳ hoạt động, vốn kinh doanh cần được thu hồi để tiếp tục phục vụ cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Việc mất hoặc thiếu hụt vốn kinh doanh có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng dòng tiền và có thể đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.
Nguồn vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các nguồn này cũng sẽ khác nhau.
Cụ thể:
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được tạo ra từ việc điều động vốn từ công ty mẹ vào công ty con hoặc vốn do nhà nước trực tiếp giao.
- Đối với doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần, vốn kinh doanh được hình thành từ các khoản góp cổ phần của cổ đông, việc mua cổ phiếu hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế….
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (hay còn được gọi là Owner’s Equity) là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông, được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu thường được thể hiện chi tiết trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới các hình thức sau:
- Vốn cổ đông (hoặc vốn đầu tư ban đầu)
- Thặng dư vốn cổ đông (sự chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành)
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Quỹ đầu tư phát triển
- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Các nguồn vốn chủ sở hữu tại Việt Nam
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào loại hình và mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động được cấp hoặc đầu tư bởi nhà nước và nhà nước là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên tham gia thành lập công ty và các thành viên này là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là từ các cổ đông. Do đó, các cổ đông là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty và các thành viên này là chủ sở hữu vốn.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Vốn đối ứng
Vốn đối ứng là khoản vốn mà Việt Nam đóng góp (dưới dạng hiện vật hoặc tiền) trong các chương trình và dự án sử dụng vốn ODA hoặc vốn vay ưu đãi (theo khoản 26 Điều 3 của Nghị định 16/2016/NĐ-CP).
Nguồn vốn đối ứng đến từ:
- Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước.
- Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi).
- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn cố định
Vốn cố định được định nghĩa là giá trị của toàn bộ tài sản cố định mà doanh nghiệp sở hữu. Các loại tài sản này thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài (thường trên một năm) và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
Tài sản cố định doanh nghiệp được thành 2 loại là: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
>> Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- Các TSCĐ hữu hình khác.
>> Tài sản cố định vô hình gồm:
- Những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh như là:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu, thương hiệu
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là nguồn tài sản mà nhà đầu tư tích lũy hoặc huy động nhằm mục đích phát triển và sinh lời. Nói cách khác, đây là số tiền nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện mục tiêu đầu tư và thu về lợi nhuận.
Vốn đầu tư thường gắn liền với một dự án cụ thể và được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh.
Trên thị trường, vốn đầu tư được phân thành 3 nhóm chính: vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.
Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính:
- Nguồn vốn trong nước.
- Nguồn vốn nước ngoài.
Vốn tự có
Vốn tự có (hay còn gọi là Equity bank hoặc Owner’s equity bank) là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng để chỉ nguồn tài sản mà ngân hàng sở hữu và kiểm soát trực tiếp. Nói cách khác, đây là phần vốn mà ngân hàng huy động từ các cổ đông, nhà đầu tư để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các loại vốn tự có của ngân hàng:
- Vốn điều lệ.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định.
- Các loại vốn khác: thặng dư phát hành cổ phiếu hoặc lợi nhuận.
Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng là khoản chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp (bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) và giá trị tài sản cố định cùng tài sản đầu tư dài hạn.
Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)
Trong đó:
- VLDR: Vốn lưu động ròng
- NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
- TSCD: Tài sản cố định
- TSDH: Tài sản dài hạn
Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp, cụ thể là:
- Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ.
- Vốn là cơ sở để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
- Ngoài ra, vốn còn là yếu tố quan trọng đảm bảo tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật trong suốt quá trình thành lập và hoạt động.
- Vốn là tiềm lực kinh tế, quyết định việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tái sản xuất mở rộng, sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi để đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
- Vốn cũng là nền tảng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu trọn vẹn về vấn đề vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp, từ khái niệm, đặc điểm cho đến cách phân loại về vốn và cuối cùng là vai trò của vốn trong các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi trang web giavang.com thường xuyên để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!
Xem thêm: