Vỡ nợ là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng tiêu cực đến cả cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nợ nần chồng chất khiến con người chìm trong lo âu, tuyệt vọng, thậm chí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy vỡ nợ là gì? Khi một cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ vỡ nợ sẽ như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết này của Giavang.com để được giải đáp nhé.
Mục Lục
Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ (Tiếng anh là Default) dùng để chỉ tình trạng mà cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia không thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Nói một cách dễ hiểu, vỡ nợ xảy ra khi người vay không có khả năng trả cả số tiền gốc lẫn tiền lãi cho người cho vay.
- Tài chính công là gì? Cập nhật thông tin cần biết từ A-Z
- Wealth management là gì? Công việc của quản lý tài sản bao gồm những gì?
Đặc điểm của vỡ nợ
- Vỡ nợ có thể xảy ra với cả khoản vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Khi đến hạn thanh toán mà người vay không thực hiện được nghĩa vụ thì có khả năng vỡ nợ.
- Hơn nữa, vỡ nợ còn gây ra ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng và khả năng vay vốn trong tương lai của người vay.
- Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, vỡ nợ cũng có thể xảy ra. Ví dụ, nếu một công ty phát hành trái phiếu nhưng không có khả năng thanh toán khi đến hạn, công ty đó sẽ bị xem là đã vỡ nợ.
Các loại vỡ nợ phổ biến hiện nay
Mất khả năng thanh toán thường xảy ra dưới nhiều hình thức và chủ thể. Dưới đây là một số loại vỡ nợ thường xảy ra nhất:
Vỡ nợ khoản vay có bảo đảm
Là khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, như nhà đất, xe cộ,… Khi vỡ nợ, chủ nợ có thể thu hồi khoản vay bằng cách bán tài sản thế chấp.
Vỡ nợ khoản vay không bảo đảm
Các khoản vay tín chấp hoặc thẻ tín dụng có nguy cơ cao không thể thanh toán. Người cho vay có quyền yêu cầu bên đi vay thực hiện pháp lý khi xảy ra vỡ nợ. Theo quyết định của tòa án, bên đi vay sẽ phải trả và đền bù. Nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên
Nhiều trường hợp không có tài sản bảo đảm cho các khoản vay nợ sinh viên. Do đó, các khoản vay này có rủi ro tương tự như các khoản vay không đảm bảo. Tuy nhiên, do lãi suất thường ưu đãi, khả năng mất khả năng trên khoản vay sinh viên thấp hơn nhiều.
Cá nhân, công ty hoặc chính phủ vỡ nợ sẽ như thế nào?
Các bên liên quan phải đối mặt với nhiều hậu quả tiêu cực do mất khả năng thanh toán. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Cụ thể:
Vỡ nợ cá nhân
Vỡ nợ cá nhân xảy ra khi một người không thể thanh toán các khoản tín dụng, vay, hoặc thế chấp đúng hạn. Điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho chính người vay, bao gồm:
- Uy tín và danh dự bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng tín dụng trong tương lai.
- Khó khăn trong việc vay thêm để cải thiện tình hình tài chính do phải giải quyết hậu quả của lần vay trước.
- Bị áp dụng lãi suất cho vay cao hơn do lịch sử tín dụng kém.
- Nguy cơ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý và hình sự nếu bị bên cho vay khởi kiện.
Vỡ nợ doanh nghiệp
Vỡ nợ doanh nghiệp xảy ra khi một công ty gặp khó khăn trong kinh doanh và không thể tạo ra đủ dòng tiền để trả nợ và lãi suất cho các nhà đầu tư. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể gây nên những tác động tiêu cực đến một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế.
- Ảnh hưởng đến tín dụng và tính thanh khoản của thị trường tài chính quốc gia.
Vỡ nợ chính phủ
Vỡ nợ chính phủ xảy ra khi chi tiêu trong nước vượt quá khả năng thu ngân sách từ các nguồn như thuế,… Khi đó, chính phủ sẽ phải vay nợ từ các quốc gia khác. Nếu đến hạn mà chính phủ không thể trả nợ, tình trạng vỡ nợ quốc gia sẽ diễn ra.
- Đồng nội tệ mất giá: Khi một quốc gia mất khả năng thanh toán, người dân thường rút tiền khỏi ngân hàng và chuyển ra nước ngoài, khiến đồng nội tệ bị giảm giá nghiêm trọng.
- Khó tiếp cận vốn quốc tế: Các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sẽ trở nên thận trọng hơn khi cho các quốc gia từng vỡ nợ vay tiền, lo ngại về khả năng thu hồi vốn và lãi suất. Ngay cả khi được vay, những quốc gia này thường phải chấp nhận lãi suất cao hơn.
- Hạn chế nguồn đầu tư: Mặc dù quốc gia có tiềm năng phát triển, vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm do các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro tiếp tục vỡ nợ và khả năng không thu hồi được vốn đầu tư.
Cách khắc phục khi vỡ nợ
Đối với doanh nghiệp vỡ nợ không có tài sản bảo đảm, việc xử lý rất khó khăn. Doanh nghiệp phải xin bảo hộ phá sản và đàm phán tái cấu trúc nợ, bao gồm gia hạn trả nợ, giảm lãi suất, hoán đổi nợ thành cổ phần hoặc tài sản, hoặc tìm nhà đầu tư mua lại công ty để “gánh nợ”.
Đối với quốc gia vỡ nợ, tình hình phức tạp hơn nhiều. Khi quốc gia không thể trả nợ đúng hạn, họ phải tái cấu trúc nợ và thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng để thoát khỏi tình trạng nợ nần.
Lời kết
Vỡ nợ không chỉ là một vấn đề tài chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình xã hội của mỗi người. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục vấn đề là bước đầu tiên quan trọng trong việc đối phó với tình trạng vỡ nợ. Hãy nhớ rằng sự kiên nhẫn và sự quyết tâm sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn này.