Vitalik Buterin chính là một trong những cái tên nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong thế giới tiền điện tử. Vậy Vitalik Buterin là ai? Vitalik Buterin đã có những sáng tạo trong thế giới Crypto? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
- 1 Vitalik Buterin là ai?
- 2 Vitalik Buterin và hành trình tạo dựng nền tảng Ethereum
- 3 Sự cố lịch sử: DAO Ethereum bị hack 150 triệu USD (04 – 07/2016)
- 4 Liên minh doanh nghiệp của Ethereum
- 5 Sức ảnh hưởng của Vitalik Buterin tại Nga và Trung Quốc
- 6 Tin tức thất thiệt về cái chết của Vitalik Buterin
- 7 Kết luận
Vitalik Buterin là ai?
Vitalik Buterin là một lập trình viên người Nga. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền tảng Ethereum. Đây cũng là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp tiền số trên toàn cầu.
Năm 2011, Vitalik Buterin tham gia vào cộng đồng Bitcoin. Tại đây, ông đã trở thành người đồng sáng lập tạp chí Bitcoin và cũng là cây bút chính cho tờ báo này.
Ngày nay, cái tên Vitalik Buterin luôn được đông đảo anh em trade Coin biết đến là người đứng sau thành lập đế chế Ethereum. Mặc dù chưa đầy 30 tuổi, nhưng Buterin đã có một sự nghiệp và một khối gia tài đồ sộ lên đến cả tỷ USD. Chính vì vậy, anh còn là một trong những người dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới.
Vitalik Buterin và hành trình tạo dựng nền tảng Ethereum
Thời thơ ấu
Vitalik Buterin được sinh ra tại thị trấn Kolomna, thủ đô Moscow, Liên Bang Nga vào ngày 31/1/1994. Khi lên Buterin lên 6 tuổi, gia đình anh đã chuyển đến Canada để sinh sống nhằm tìm kiếm môi trường tốt hơn.
Vitalik Buterin là một thiên tài bẩm sinh về toán học. Ngay khi còn học lớp 3, cậu bé gốc Nga này đã có thể thực hiện các phép cộng với ba chữ số số nhanh nhất so với các bạn cùng trang lứa. Mặc dù vậy, anh rất khó hòa đồng với bạn bè trong lớp bởi chưa quen phong tục và văn hóa vùng đất mới. Chính vì vậy, phần lớn thời gian của anh đều tập trung cho việc học.
Có thể nói, Vitalik Buterin không thuộc tuýp người hướng ngoại. Anh dường như ít tham gia và lãnh tránh các hoạt động ngoại khóa của trường lớp. Thay vào đó, anh dành phần lớn thời gian của mình vào những con số và máy tính.
Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, Vitalik Buterin đã theo học 4 năm tại trường trung học Abelard ở thành phố Toronto. Anh luôn là một trong những học sinh giỏi và có điểm số đứng đầu top. Không chỉ vậy, tại đây Vitalik Buterin còn có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến và các kiến thức vượt bật giúp anh khám phá năng lực bản thân và đam mê thực sự của mình.
Cũng như bao thiếu niên khác, Vitalik Buterin cũng bắt đầu bị thu hút bởi game. World of Warcraft chính là một trong những trò chơi mà anh yêu thích lúc bấy giờ. Thậm chí, Buterin còn có thể dành cả ngày để chơi game này. Tuy vậy niềm hứng thú của Buterin sớm sụp đổ khi nhà phát triển World of Warcraft tung ra bản cập nhật mới, khiến một số chức năng trong trò chơi bị thay đổi. Buterin cho biết anh từng khóc ròng, uất ức cả đêm trước sự thay đổi này.
Cũng kể từ đây, Buterin bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về một thế giới phân quyền, nơi mọi người đều có tiếng nói riêng. Bởi anh nhận ra rằng, một thế giới ảo như World of Warcraft mà mọi quyết định đều nằm trong tay một thực thể là quá bất công.
>>Satoshi Nakamoto là ai? Bí ẩn về cha đẻ Bitcoin
>>Changpeng Zhao là ai? Sức ảnh hưởng của CZ đến thị trường tiền số
Thời sinh viên
Đây là giai đoạn Vitalik Buterin ấp ủ ý tưởng tạo ra một thế giới phi tập trung phân quyền, nơi quyền không bị tập trung vào một thực thể. Mặc dù không mấy hứng thú với đồng Bitcoin mà cha anh từng có khởi nghiệp liên quan, song Buterin bị thu hút bởi đặc điểm phân quyền, không thể kiểm soát của Bitcoin. Và cứ như thế Buterin bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Bitcoin.
Buterin bắt đầu tham gia hàng loạt các diễn đàn liên quan đến Bitcoin. Khi tiếp xúc và tìm hiểu nhiều hơn, anh càng nhận thấy tiềm năng to lớn của công nghệ đứng sau đồng tiền kỹ thuật số này.
Ý tưởng trong đầu Vitalik Buterin lúc này chính là tạo ra một loại token mới. Tuy nhiên, anh vẫn chưa có đủ năng lực cần thiết. Sau đó, để có nhiều kiến thức hơn, anh đã tham gia công viết blog về Bitcoin và được trả 5 Bitcoin cho mỗi bài.
Quá trình viết blog giúp Buterin tích lũy khá nhiều kiến thức về nền kinh tế blockchain và đồng tiền ảo Bitcoin. Các bài viết của anh đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng trong đó có Mihai Alisie – một người cũng có niềm đam mê với đồng Bitcoin. Ngay sau đó, cả hai đã đưa ra quyết định thành lập tạp chí Bitcoin.
Vào cuối năm 2011, tạp chí Bitcoin chính thức ra đời. Tại đây, Vitalik Buterin vừa đảm nhiệm hai vai trò vừa là biên tập chính, vừa làm công việc bán thời gian cho chuyên gia nghiên cứu mật mã Goldberg. Cũng trong thời gian này, Buterin theo học tại đại học Waterloo.
Tháng 5/2013, Buterin tham gia hội nghị Bitcoin tại California với tư cách đại diện cho tập chi Bitcoin. Sau lần tham gia hội nghị tại Bitcoin, Buterin quyết định không tiếp tục theo học đại học nữa. Anh bắt đầu chu du khắp thế giới bằng số Bitcoin tích lũy của mình. Anh đến những nơi đồng Bitcoin được chấp nhận để khám phá tính ứng dụng và tìm cách cải thiện đồng tiền này.
Tháng 10/2013, Vitalik Buterin đến Israel. Nơi đây, anh đã có cơ hội gặp gỡ với nhóm phát triển dự án CovertCoins và MasterCoin. Sau khi đánh giá giao thức mà các dự án đang ứng dụng, Buterin nhận ra rằng hoàn toàn có thể thống nhất tất cả các giao tiếp trên bằng ngôn ngữ lập trình Turing. Theo đó, Turing có khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến thực toán, dung lượng và thời gian. Ngay sau đó, anh đã nhanh chóng lên ý tưởng về dự án và thuyết phục mọi người cùng tham gia nhưng có vẻ không được nhiều sự hưởng ứng. Cuối cùng Buterin quyết định tự triển khai dự án.
Sự ra đời của Ethereum
Cũng chính vào năm 2013, Vitalik Buterin đã viết sách trắng cho Ethereum. Sau khi hoàn tất, Buterin đã gửi công trình của mình đến một vài người bạn. Không lâu sau, có khoảng 30 người liên lạc lại để thảo luận về dự án này. Những người liên lạc lại với Buterin đa phần đều là nhân vật quyền lực và có tiếng trong ngành Crypto, chẳng hạn:
- Gavin Wood: Lập trình viên từng sáng tạo ra Solidity. Về sau, ông cũng trở thành một thành viên tham gia ra sáng lập Ethereum.
- Anthony Di Iorio: Một trong những người đầu tiên nhận ra tiềm năng và đầu tư vào Bitcoin. Sau này, ông cũng là người đồng sáng lập nên tảng Ethereum.
- Charles Hoskinson: Nhà đồng sáng lập mạng Ethereum. Tuy nhiên, do không cùng quan điểm, Hoskinson đã tách ra và tạo ra mạng Cardano hiện đang cạnh tranh trực tiếp với Ethereum.
Vào năm 2014, tại hội nghị Bitcoin Mani, Buterin đã có bài phát biểu quan trọng thuyết trình cho dự án Ethereum. Ngay sau đó, dự án Ethereum đã nhanh chóng thu hút thêm nhiều thành viên tham gia hơn nữa.
Và cũng chỉ sau đó vài tháng, đội ngũ sáng lập hệ sinh thái Ethereum đã quyết định mở đợt crowdsale cho đồng Ether, mã thông báo quản trị của Ethereum. Trong khoảng thời gian này, Vitalik Buterin còn nhận được khoản tài trợ lên đến 100.000 USD.
Sau đợt mở bán đầu tiên, nhóm của Vitalik Buterin nhanh chóng huy động được số vốn hơn 31.000 BTC, tương đương 18 triệu USD. Tuy nhiên sau đó BTC bất ngờ giảm mạnh, điều này khiến nhóm phát triển của Ethereum đã chịu lỗ hàng triệu USD.
Một nhóm Ethereum Foundation vì thế cũng được chính thức thành lập tại Thụy Sỹ. Nhiệm vụ chính của nhóm là giám sát, điều phối hoạt động của mã nguồn mới là Ethereum.
Vào ngày 30/7/2015, phiên bản Ethereum hoàn thiện đầu tiên chính thức được phát hành. Mặc dù vậy, giới chuyên gia vẫn xem đây thì đây là bản thử nghiệm. Đợi đến khi phía nhà phát triển và bên kiểm toán xác nhận, hệ thống mới chính thức chuyển sang mạng chính.
Đến ngày nay 16/3/2016, Ethereum phát hành bản mainnet, đánh dấu sự ra đời của thế hệ blockchain mới. Từ đây, thị trường Crypto xuất hiện thêm nhiều lựa chọn mới. Nền tảng Ethereum được xem như thế hệ blockchain tiên phong và nhanh chóng đạt con số lượng nút là 5.100, đây là con số gần ngang bằng với mạng Bitcoin (6.000 nút).
Từ đây, đồng Ethereum (ETH) ngày càng trở nên phổ biến và nhanh chóng xếp vị trí thứ hai sau BTC. Không chỉ vậy, ETH còn được sự chú ý của nhiều công ty lớn như như Microsoft, IBM,…
Năm 2017, Ethereum có kế hoạch tung ra bản cập nhật tiếp theo mang tên Metropolis. Thế nhưng phiên bản này phải lùi đến vài năm sau. Hiện nay, cộng đồng ETH vẫn đang chờ đợi phiên bản Ethereum 2.0 trình làng. Bởi thời điểm hiện tại, mạng Ethereum thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn, tốc độ không còn nhanh và ổn định như trước đây.
Sự cố lịch sử: DAO Ethereum bị hack 150 triệu USD (04 – 07/2016)
Mạng lưới Ethereum cho phép người dùng tổ chức tự trị (DAO) và xây dựng các ứng dụng (DApps) một cách phi tập trung. Tuy nhiên, vào 2016, một chấn động nhất lịch sử đã đến với Vitalik Buterin khi DAO của Ethereum bị hack lên đến 150 USD. Nhưng hacker chưa thể “tẩu tán” số tiền này ngay, vì hợp đồng thông minh của DAO quy định tiền phải bị khóa trong ví 28 ngày.
Trước tình thế này, Vitalik Buterin dự định dùng nâng cấp phần mềm và chỉ cho blockchain gốc tồn tại bằng soft fork để đưa hacker vào danh sách đen và ngăn số tiền đánh cắp bị chuyển đi. Tuy nhiên, hacker tuyên bố rằng số tiền mà hắn có được là hợp pháp. Bởi, về cơ bản đây là lỗi do lỗ hổng kỹ thuật trong DAO. Chính vì vậy, mọi sự cố gắng lấy lại sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý.
Điều này đã dấy lên không ít cuộc tranh luận sôi nổi ngay sau đó trên các diễn đàn. Vào ngày 20/7/2016, tại khối 192.000, Ethereum hard fork (bản nâng cấp phần mềm cho phép blockchain cũ và mới tồn tại song song với nhau) được thực hiện để khôi phục số tiền bị đánh cắp. Kết quả của quá trình khiến Ethereum bị phân tách thành 2 blockchain riêng biệt: Ethereum/ ETH (blockchain mới) và Ethereum Classic/ ETC (blockchain gốc).
Điều này đã khiến cộng đồng crypto một lần nữa tranh cãi gay gắt vì các blockchain vốn được thiết kế để không thể thay đổi và chống lại kiểm duyệt. Không ít lời chê bai đã gửi đến nhóm phát triển dự án Ethereum. Thế nhưng, Vitalik Buterin đã chấp nhận tất cả chỉ trích để bảo toàn tài sản cho mọi người.
Liên minh doanh nghiệp của Ethereum
Dự án Ethereum đã đề xuất khởi xướng liên minh doanh nghiệp EEA Vào tháng 3/2017. Mục đích chính ra đời của liên minh EEA kết nối các chuyên gia của Ethereum với phía doanh nghiệp. Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động của doanh nghiệp.
Ở giai đoạn đầu, chỉ có 30 doanh nghiệp tham gia, về sau số doanh nghiệp liên minh ngày một tăng. Một số doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn như như Microsoft, Intel, MasterCard,..
Sức ảnh hưởng của Ethereum vẫn không ngừng lớn mạnh. Dự kiến nếu Ethereum 2.0 đi vào giai đoạn hoàn thiện, các ngân hàng lớn trên toàn cầu cũng có thể chuyển sang sử dụng nền tảng này. Vì khi đó tốc độ xử lý giao dịch sẽ nhanh hơn, không còn tình trạng tắc nghẽn và giảm phí gas cho người sử dụng.
Sức ảnh hưởng của Vitalik Buterin tại Nga và Trung Quốc
“Vị thần V” của Trung Quốc
Từ lâu, Trung Quốc nổi tiếng là một trong những quốc gia có chính sách vô cùng khắc khe với thế giới tiền điện tử. Tuy nhiên, quốc gia này đặc biệt quan tâm đến Ethereum. Thậm chí, họ còn nghiên cứu nền tảng một cách nghiêm túc.
Vào 2015, sau khi ra mắt Ethereum, Vitalik Buterin dường như rơi vào hoàn cảnh cạn kiệt kinh tế. Lúc này, anh đã tìm gặp Feng Xiao, Giám đốc Điều hành của Wanxiang Blockchain và là người có tầm ảnh hưởng lớn cả trong giới đầu tư lẫn chính trị. Nhìn thấy tiềm năng của Ethereum, ông chấp nhận mua 500,000 USD ETH và giúp cứu Ethereum khỏi “cái chết non”.
Vitalik chia sẻ: “Khi Ethereum đang cần nguồn vốn, Wanxiang đã mua 500,000 USD Ethereum. Đây chính là cứu tinh của dự án.”.
Ngoài ra, Vitalik Buterin còn được Xiao còn giới thiệu và thành lập cộng đồng Ethereum đầu tiên trên thế giới. Từ đây, thiên tài Crypto 1994 này có cơ hội giao lưu với nhiều nhà crypto hàng đầu Trung Quốc. Để phục vụ công việc, anh bắt đầu tự học tiếng Trung trên điện thoại và thông thạo nó chỉ sau vài tháng. Anh thường xuyên tổ chức các buổi AMA (Ask Me Anything), trả lời các câu hỏi kỹ thuật bằng tiếng Trung. Thậm chí, “cha đẻ” Ethereum còn sửa lỗi dịch thuật tiếng Trung.
Vitalik cũng đóng vai trò cố vấn cho Liên minh China Ledger và cộng sự của Fenbushi Venture Capital. Tất cả điều này đã giúp anh trở nên nổi tiếng và được mệnh danh là một “vị thần” ở Trung Quốc.
Người con vĩ đại của nước Nga
Mặc dù đặt sự tập trung lên tiền điện tử, song Vitalik Buterin cũng đã nhiều cống hiến cho nước Nga thân yêu của mình. Vào tháng 8/2017, Vitalik đã có bài phát biểu tại Trung tâm Sáng tạo Skolkovo, Moscow và hơn 5,000 người tập trung để nghe. Tại đây, Vitalik Buterin tuyên bố rằng Nga là một trong những quốc gia hàng đầu về nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ Blockchain. Trong đó, Moscow có một trong những cụm node lớn nhất trên mạng Ethereum.
Tin tức thất thiệt về cái chết của Vitalik Buterin
Vào tháng 6 năm 2017, cộng đồng tiền ảo vô cùng sốc trước tin tức Vitalik Buterin đã mất mạng trong một vụ tai nạn xe hơi. Tin tức này nhanh chonhs khiến Ethereum bốc hơi 4 tỷ USD vốn hóa. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn thất thiệt thất thiệt mà thôi. Để bình ổn cộng đồng trước tin tức này, Vitalik Buterin đính chính về sự an toàn của bản thân trên chính trang Twitter của anh. Nhờ đó, vốn hóa của Ethereum mới dần phục hồi. Sự kiện này một lần nữa khẳng định có sức ảnh hưởng và tầm quan trọng nhà sáng lập trẻ tuổi của Ethereum.
Kết luận
Nói tóm lại Vitalik Buterin là một trong những nhà lãnh đạo và sáng tạo tài ba trong lĩnh vực Crypto. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng hiện nay anh là một trong những tỷ phú trẻ tuổi. Đây là một trong nhà sáng lập nền tảng Ethereum. Sự thành công của Ethereum có một phần công lớn của Buterin. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về Vitalik Buterin. Chúc các bạn một ngày an lành.