Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện là một trong 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam sau hơn 50 năm thành lập và sự phát triển. Đồng thời, Vietcombank giữ vị trí số 1 trong Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 3 năm liên tiếp theo đánh giá của Vietnam Report. Bài viết dưới đây, hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết về ngân hàng này.
Mục Lục
Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng gì?
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 4 năm 1963. Vietcombank được Chính phủ chọn là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hoá.
VietcomBank đã tồn tại hơn 56 năm trong thị trường tài chính ngân hàng. Sau ngần ấy thời gian phát triển và thâm nhập thị trường, ngân hàng này hiện được coi là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng.
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng VCB
Để có được những thành tựu rực rỡ như ngày hôm nay, Vietcombank đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng:
- Ngân hàng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1963.
- Giai đoạn 1976 – 1990: Lớn mạnh trong gian khó
- Giai đoạn 1990 – 2000: Thời kỳ đầu đổi mới
- Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn tái cơ cấu Vietcombank
- Giai đoạn 2007 – 2013: Tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam
- Ngày 26/12/2007: VietcomBank lần đầu ra mắt công chứng cổ phiếu.
- Ngày 02/06/2008: Ngân hàng hoạt động là một ngân hàng thương mại cổ phần từ .
- Ngày 30/06/2009: Cổ phiếu VietcomBank chính thức được niêm yết trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
- Ngày 30/09/2011: Mizuho chính thức chi 567,3 triệu USD mua 15% cổ phần của Vietcombank.
- Giai đoạn 2013 – 2018: Hoạt động bứt phá, chinh phục đỉnh cao
- Năm 2022: Vietcombank đặt mục tiêu phát triển là tổng tài sản tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 15%, huy động vốn tăng 9%, lợi nhuận trước thuế tăng 12% và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1.5%.
Vietcombank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Ngân hàng Vietcombank vừa là ngân hàng nhà nước vừa là ngân hàng tư nhân bởi vốn của ngân hàng được kết hợp giữa:
- Vốn từ ngân hàng Nhà nước 74.8%
- Cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ
- Các cổ đông khác (bao gồm tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài) nắm giữ 10.2% vốn điều lệ
Logo ngân hàng Vietcombank có ý nghĩa gì?
Logo ngân hàng VCB mang đến ý nghĩa sâu sắc, cụ thể là:
- Về màu sắc Logo VietcomBank có màu xanh lá đặc trưng, điều này biểu tượng cho sức mạnh tự nhiên, hy vọng về sự phát triển bền vững, chuẩn mực.
- Chữ V viết tắt cho từ VietcomBank còn thể hiện tinh thần quyết thắng “Victory”.
- Hình dáng Logo khép kín cách điệu từ hình trái tim, biểu trưng cho sự đồng lòng, đồng tâm.
Các sản phẩm, dịch vụ Vietcombank cung cấp
Vietcombank đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho 3 nhóm khách hàng chính. Đó là: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhóm khách hàng ưu tiên.
Khách hàng cá nhân
Với khách hàng cá nhân, Vietcombank đem đến một hệ sinh thái đầy đủ các sản phẩm dịch vụ như:
- Sản phẩm thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế).
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.
- Sản phẩm vay vốn đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử nhiều tiện ích.
- Sản phẩm bảo hiểm.
Khách hàng doanh nghiệp
Với khách hàng doanh nghiệp, Vietcombank cũng triển khai nhiều dịch vụ đa dạng. Có thể kể đến là:
- Dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ séc.
- Trả lương tự động.
- Thanh toán Billing.
- Dịch vụ bảo lãnh.
- Dịch vụ cho vay.
- Thuê mua tài chính.
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài.
- Kinh doanh ngoại tệ.
Khách hàng ưu tiên
Điều kiện để trở thành khách hàng ưu tiên của Vietcombank, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổng số dư nợ tiền gửi trung bình trên 2 tỷ đồng/năm (áp dụng với cả hình thức gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn).
- Tổng dư nợ trên 3 tỷ đồng/năm.
- Là chủ thẻ Vietcombank Platinum chi tiêu thẻ trên 150 triệu đồng/năm.
Nếu trở thành khách hàng ưu tiên của Vietcombank. Bạn sẽ nhận được các ưu đãi cực kỳ tuyệt vời như sau:
- Tiền gửi Priority với lãi suất ưu đãi cực kỳ cao.
- Có cơ hội sở hữu thẻ Vietcombank Visa Signature.
- Bảo hiểm “Bảo an toàn gia”.
- Các gói dịch vụ đầu tư.
Ngân hàng Vietcombank có uy tín không?
Vietcombank có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và được khách hàng tín nhiệm. Ngoài ra, ngân hàng này còn xuất sắc nhận được nhiều giải thưởng cao quý như:
- Thuộc Top 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam năm 2021.
- Dẫn đầu các ngân hàng trong danh sách 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021.
- Dẫn đầu bảng xếp hạng top 10 ngân hàng thương mại uy tín tại Việt Nam (Vietnam Report) năm 2021.
- Thuộc Top 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam (do Tạp chí Kinh tế Việt Nam trao tặng) năm 2021.
- Dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank của ngân hàng được trao giải Sao Khuê (VINASA) năm 2021.
- Ngoài ra VCB cũng đang không ngừng thay đổi và cập nhập liên tục những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật nhằm cung cấp các sản phẩm như VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,… tốt nhất để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Hotline hỗ trợ khách hàng của VCB
Khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài của ngân hàng VCB nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch nhưng không thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng. Gọi đến đường dây chăm sóc khách hàng toàn quốc 1900 54 54 13 của VIB nếu bạn cần hỗ trợ hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì.
>>>ACB là ngân hàng gì? Tổng đài ngân hàng ACB 24/24
Thời gian làm việc Vietcombank
Để có thể thuận tiện và chủ động trong các giao dịch, khách hàng cần nắm rõ thời gian làm việc chính xác của ngân hàng VCB. Theo đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thời gian cụ thể như sau:
- Lịch làm việc tại Hà Nội
Sáng: Từ 08h00 đến 12h00, chiều: Từ 13h00 đến 17h00
- Lịch làm việc tại TP. HCM
Sở giao dịch: Sáng (7h30 – 11h30), Chiều (13h00 – 16h30)
Các phòng giao dịch: Sáng (8h00 – 11h30), Chiều (13h00 – 16h00)
- Lịch làm việc ở khu vực miền Bắc
Sở giao dịch: Sáng (từ 7h30–11h30), Chiều (từ 13h00–16h30).
Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30), Chiều (từ 13h00 – 16h00)
- Lịch làm việc ở khu vực miền Trung
Sở giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30), Chiều (từ 13h30 – 17h00).
Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30), Chiều (từ 13h30 – 16h30).
Riêng Đà Nẵng làm việc vào sáng Thứ Bảy từ 8h00 – 11h00.
- Lịch làm việc ở khu vực Tây Nguyên
Sở giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30), Chiều (từ 13h30 – 16h30).
Phòng giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30), Chiều (từ 13h00 – 16h00).
- Lịch làm việc ở khu vực miền Nam
Sở giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30), Chiều (từ 13h00 – 16h30).
Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30), Chiều (từ 13h00 – 16h00).
Một số câu hỏi thường gặp
Phí chuyển tiền Vietcombank bao nhiêu?
- Chuyển tiền đi cùng hệ thống VCB là 7.000 VND/món và 0,7 USD/món .
- Trích tài khoản chuyển đi cho người nhận bằng CMND, hộ chiếu thu bằng phí chuyển tiền tại quầy
- Chuyển tiền đi khác hệ thống VCB <500 triệu VND là tính 0,02% tối thiểu 20.000 VNĐ còn ngoại ngoại tệ là 0,015% + phí điện swift (nếu có) tối thiểu 5 USD.
- Chuyển tiền khác hệ thống VCB ≥ 500 triệu VNĐ tính phí 0,03% tối đa 1.000.000 VND
- Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua tài khoản <500 triệu VND là 0,02% tối thiểu 20.000 VNĐ còn ≥ 500 triệu VND 0,03% tối đa 1.000.000 VNĐ. Còn ngoại tệ thì theo biểu phí chuyển tiền đi khác hệ thống tại Biểu phí dịch vụ NHĐT dành cho KHTC.
Các đầu số của ngân hàng Vietcombank là gì?
Đầu số tài khoản của ngân hàng Vietcombank hiện nay khá đa dạng phụ thuộc vào loại thẻ bạn đang sử dụng cũng như địa bàn mà bạn đăng ký mở thẻ cho mình. Cụ thể phổ biến nhất tại ngân hàng là các đầu số như: “001, 002, 004, 007, 030, 044, 045, 0491,…”.
Lời kết
Trên đây là tất cả thông tin về ngân hàng Vietcombank mà giavang.com muốn gửi đến bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn tìm kiếm được ngân hàng phù hợp với nhu cầu của mình để quản lý tài chính. Chúc các bạn thành công.
>>Xem thêm