Vay tiền trả nợ bằng tiền từ lâu đã là hình thức quen thuộc với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một hình thức vay mượn trong giao dịch vô cùng tiện lợi mà ít ai biết đến là vay vàng. Vậy vay vàng là gì? Hình thức vay mượn này có hợp pháp không và khi xảy ra tranh chấp thì các nhà đầu tư phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc này.
Mục Lục
Vay vàng là gì?
Vay vàng là hình thức giao dịch cho vay với tài sản là là vàng. Đây là hình thức giao dịch phổ biến và hợp pháp hiện nay.
Tính pháp lý của vay vàng
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch cho vay là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Việc cho vay dưới hình thức vay vàng hay tài sản bằng vàng là hoàn toàn hợp pháp. Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định hiện hành về các hành vi bị cấm đối với giao dịch liên quan đến vàng như sau:
“Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Như vậy, về mặt pháp lý hình thức cho vang bằng vàng hay vay vàng không trái với quy định pháp luật và hợp pháp.
Giải quyết các vấn đề lãi suất của việc vay vàng theo pháp luật như thế nào?
Năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra quyết định công bố về lãi suất liên quan đến giao dịch cho vay vàng là 7%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2000, Thống đốc NHNN hủy bỏ quyết định năm 1992 và cũng không quy định về mức lãi suất cho vay vàng cho đên thời điểm hiện tại. Cũng từ năm 2000 đến nay không còn cơ sở để áp dụng mức lãi suất vay vàng 7%/năm để xử lý tranh chấp.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 Điều 468 về lãi suất cho vay như sau:
“Điều 468. Lãi suất
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, từ các căn cứ quy định pháp luật về mức lãi suất cho vay, ta có thể hiểu như sau: Nếu tài sản cho vay là tiền, người cho vay có thể áp dụng mức 20%/năm làm căn cứ tính lãi suất. Tuy nhiên vàng lại không phải là tiền và thuộc trường hợp “luật khác có liên quan quy định khác”. Mặc nhiên, khi tranh chấp hoặc kiện tụng phải có quy định của pháp luật thì mới có thể lấy làm căn cứ xác định lãi vay vàng. Tuy nhiên, hiện tại không có quy định nào điều chỉnh nội dung này.
Đã có nhiều vụ tranh chấp xảy ra khi vay vàng và nhiều trường hợp Tòa án đã quy giá trị vàng ra thành tiền và áp dụng mức lãi suất trên. Tuy nhiên, điều này lại phát sinh những khúc mắc lớn và khó giải quyết giá vàng tại thời điểm vay hay thời điểm giải quyết tranh chấp có thể chênh lệch nhau. Bởi trên thực tế, giá vàng dao động lên xuống hàng ngày hàng giờ. Cho nên, việc áp dụng tùy tiện này là hoàn toàn không hợp lý. Không chỉ vậy, nếu không giải quyết phần lãi suất trên khoản vay bằng vàng, lợi ích của bên vay sẽ bị xâm phạm, hơn nữa nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là “Toàn án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.”. Điều này, chắc chắn sẽ xảy ra việc không thống nhất trong cách xét xử của các Tòa án.
Chính vì vậy, cách duy nhất mà có thể làm nếu bạn tham gia giao dịch vàng như sau:
- Thỏa thuận về phương thức tính lãi suất trong hợp đồng vay ban đầu
- Ghi rõ mức lãi suất được tính dựa trên giá quy đổi của vàng tại thời điểm nào, như vậy khi phát sinh tranh chấp, cả đương sự lẫn Tòa án đều có căn cứ để giải quyết.
- Khi phát sinh tranh chấp, hãy đến ngay cơ quan pháp lý để làm sáng tỏ và bảo vệ quyền lợi của riêng mình.
Có được vay vàng giữa các cá nhân không?
Trước hết, về mặt pháp luật, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ lệnh cấm ào đối việc vay vàng giữa các cá nhân. Về cơ bản, việc cho vay là việc thảo thuận giữa hai bên cá nhân và phù hợp với pháp luật. Nhưng những giao dịch liên quan đến vàng mang tính đặc thù cao và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khung pháp lý trong việc quản lý hoạt động vay vàng, Chính phủ đã ban hành các văn bản như: Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng ban hành các văn bản quản lý như: Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng; thông tư số 24/2012/TT-NHNN ngày 23/8/2012 sửa đổi bổ sung thông tư 11/2011/TT-NHNN.
Theo ban hành mới nhất từ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã quy định rõ hơn về quyền sở hữu vàng của cá nhân. Về nguyên tắc quản lý, quyền sở hữu vàng được khẳng định tại Điều 4: “Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định này, các tổ chức, cá nhân cũng chịu một số hạn chế như:
– Việc mua bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán hợp lệ về vàng miếng (Theo Điều 10).
– Cấm và xử phạt mọi hành vi mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp với từng cá nhân.
– Không được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
Nhìn chung, hai nghị định Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 202/2004/NĐ-CP đều đưa ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đồng thời, chỉ ra những vi phạm liên quan đến cho vay vi phạm hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hoặc cho vay trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật,…. Về hình thức giao dịch vay vàng giữa cá nhân thì cũng chỉ những có quy định như: Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật; Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật mà thôi. Đến thời điểm tại, vẫn có bất kỳ văn bản nào cấm việc vay vàng giữa các cá nhân.
Vay vàng có được trả bằng tiền không?
Như đã đề cập, thực tiễn có rất nhiều cuộc tranh chấp vay vàng quy ra bằng tiền. Nhưng trên thực tế, điều này có có phần không hợp lý, bởi thời điểm vàng cho vay, và thời điểm xảy ra tranh chấp giá của vàng sẽ chênh lệch với nhau rất nhiều. Điều này, ít nhiều xảy ra không ít tranh chấp.
Theo quy định pháp luật tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc cho vay, và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi được cho vay như sau:
- Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ khi các bên có thoả thuận khác.
- Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật tại thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý.
Căn cứ theo quy định này, khi vay mượn bằng vàng thì người vay phải có trách nhiệm trả bằng vàng, đúng số lượng, chất lượng đã vay. Trong trường hợpcác bên có thoả thuận trả nợ bằng tiền. Trường hợp bên vay không thể trả vàng thì có thể trả tiền nhưng theo đúng giá vàng tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, khi vay vàng thì người vay có thể dùng tiền để trả nợ trong hai trường hợp:
- Bên vay và bên cho vay có thoả thuận thì thực hiện trả nợ bằng tiền theo thoả thuận của các bên.
- Nếu bên vay không thể trả được bằng vàng, bên cho vay đồng ý thì bên vay có thể dùng tiền tương đương với trị giá của vàng tại thời điểm trả nợ để trả nợ cho bên vay.
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp vay vàng
Mặc dù đã được pháp luật quy định, nhưng việc tranh chấp khi vay vàng là vấn đề xảy ra hàng ngày hàng giờ. Việc tranh chấp vay vàng phát sinh khi đến hạn nhưng bên vay không trả nợ và không thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời, một lý do thường thấy nhất, đó là giá vàng hiện nay đang có sự biến động và tăng cao, số lượng các vụ tranh chấp vay nợ bằng vàng vì thế lại càng mang tính phức tạp cao hơn. Như cây, khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng khi vay vàng, ta có thể tham khảo các điều sau:
Quy định về hợp đồng vay tài sản (xem lại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu ở trên)
Quyền và nghĩa vụ của các bên giao dịch vay vàng
Bên cho vay vàng
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích sử dụng của tài sản vay thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản vay nếu bên vay vi phạm mục đích sử dụng.
Bên vay vàng
- Tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;
- Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Sử dụng tài sản vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Trả lãi và các khoản lãi phát sinh theo hợp đồng.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp vay nợ tài sản bằng vàng
- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Các bên có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, quyền đưa ra các yêu cầu với cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nguyên tắc xét xử tranh chấp hợp đồng dựa trên chứng cứ hợp pháp, quy định pháp luật và án lệ được Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Thủ tục giải quyết tranh chấp vay vàng
- một là, kkiểm tra hiệu lực của hợp đồng, giấy tờ vay tài sản.
- Đánh giá các chứng cứ tài liệu liên quan ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng và nghĩa vụ phải làm của các bên theo thỏa thuận hợp đồng
- Kiện toàn cơ sở pháp lý, gồm các việc như: tra cứu nguồn án lệ để xác định đúng, xác định đủ các yêu cầu buộc đối tác thực hiện. Đây cũng là cơ sở quan trọng để giúp khách hàng thắng kiện khi giải quyết tranh chấp.
- Vận dụng linh hoạt khả năng đối đáp, ứng biến của Luật sư để giải quyết nhanh, chốt nhanh các điểm có lợi trong bước đàm phán, thương lượng tranh chấp hợp đồng trước khởi kiện. Các thỏa thuận mới được các bên thừa nhận là căn cứ hợp pháp và có giá trị tương đương với các tài liệu, chứng cứ hiện có.
- Luật sư luôn triển khai công việc tận tâm, nên luôn đóng vai trò là điểm tựa pháp lý và người đưa ra các phương án hạn chế các mâu thuẫn phát sinh về mặt xã hội cho khách hàng trong toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Kết luận
Ngày nay, vay vàng có thể xem hình thức phổ biến. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch này cần phải chú ý những vấn đề liên quan đến pháp lý, tranh chấp và lãi suất nhé! Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hay về vay vàng. Chúc các bạn giao dịch thành công.