Vay nặng lãi là hành vi cho vay vốn với lãi suất cao gấp nhiều lần so với mức lãi suất quy định. Đây là hành động có tác động tiêu cực đến đời sống người dân và trật tự xã hội về nhiều mặt. Vậy cụ thể, vay nặng lãi là gì? Những dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh của hành vi vay nặng lãi? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Vay nặng lãi là gì?
Khoản 1, Điều 468 của Bộ luật Dân sự đã có quy định về hành vi vay nặng lãi như sau:
“Vay nặng lãi là hành động nâng lãi suất lên gấp 5 lần so với mức lãi suất quy định hiện hành của bên cho vay áp dụng với bên đi vay.”
Bộ luật hình sự quy định mức lãi suất cho vay cao nhất được phép là 20%/năm giá trị khoản tiền vay. Khoản vay của bạn sẽ được liệt kê vào cho vay nặng lãi khi vượt mức lãi suất này.
Nhiều người vay với lãi suất cao nhưng họ không biết làm thế nào để tính toán số tiền họ sẽ phải tất toán dẫn đến rủi ro về tài chính. Trên thực tế, cho vay nặng lãi không thể được xác định bằng một công thức. Tất cả các hoạt động cho vay lãi suất cao đều được bên cho vay tự quyết định. Tuy nhiên, bạn có thể xác định số tiền lãi ngày của hoạt động cho vay nặng lãi bằng công thức sau:
Số tiền lãi/ ngày = số dư thực tế * lãi suất tính lãi/365
Hoặc công thức:
Số tiền lãi trên ngày = lãi suất/1.000.000
Ví dụ: Bên A cho Bên B với số tiền 10 triệu đồng, với lãi suất 5 nghìn/1 triệu/1 ngày. Thì số tiền lãi phải trả hàng ngày sẽ là 5*10= 50 nghìn/ngày.
Những quy định mới nhất về vay nặng lãi
Bộ luật hình sự đưa ra những quy định khắt khe về hoạt động cho vay lãi suất cao này. Hiểu các quy định về hoạt động vay nặng lãi sẽ giúp bạn tránh được các vi phạm hoặc rủi ro đáng tiếc.
Mức lãi suất cho vay nặng lãi là bao nhiêu?
Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau, hành vi cho vay được liệt kê vào vay nặng lãi khi mức lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới trong nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì, mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm.
Như vậy, mức lãi suất 20%/năm là giới hạn. Nếu vượt qua mức lãi suất này, sẽ được quy vào tội cho vay nặng lãi và bị xử phạt theo quy định.
Cho vay với lãi suất cao có vi phạm pháp luật không?
Các hành vi cho vay với lãi suất cao sẽ bị coi là bất hợp pháp và có thể dẫn đến các cáo buộc hình sự. Nếu hoạt động cho vay nặng lãi đi kèm với các hành vi sau:
- Ước tính khoảng 30 triệu đồng trở lên thu lợi bất chính từ hoạt động cho vay nặng lãi
- Trường hợp thực hiện nhiều lần hành vi cho vay với lãi suất cao
- Trường hợp cho vay nặng lãi nhiều lần, nhưng mỗi lần dưới 30 triệu, tổng các lần trên 30 triệu thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp người cho vay thực hiện các hành động đòi nợ: Dùng vũ lực, đe dọa, bôi nhọ, gây thương tích… Với người vay sẽ được coi là phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp cho vay nặng lãi nhưng chưa kịp thu lợi bất chính, số tiền trên 30 triệu đồng cũng bị quy kết trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng.
Vay với lãi suất cao bị xử phạt như thế nào?
Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức được áp dụng xử phạt các hành vi cho vay với lãi suất cao kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Ngoài ra, việc xử phạt tội cho vay nặng lãi có thể căn cứ vào điều 201 Bộ luật hình sự, với mức phạt tiền tối thiểu từ 50 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù.
Những tác động tiêu cực của vay nặng lãi đến xã hội
Hoạt động của các đối tượng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy.
- Hoạt động cho vay với lãi suất cao, tín dụng đen gây rối trật tự an toàn xã hội, gia tăng các hành vi gây hấn, đe dọa, sử dụng vũ lực, chiếm đoạt tiền của khách hàng, người thân trong gia đình.
- Người vay và gia đình họ chịu gánh nặng tài chính do hoạt động cho vay tín dụng lãi suất cao. Lãi suất cao, số tiền thu lợi bất chính sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của nhiều người.
- Cho vay nặng lãi khiến nhiều gia đình tan cửa, nát nhà, mất đi người thân. Do số tiền lãi và tiền nợ quá lớn, cộng dồn không thể trả, khiến nhiều người có những suy nghĩ tiêu cực.
Hoạt động cho vay nặng lãi gần đây đã lan rộng ra cả vùng nông thôn và khu dân cư. Tín dụng đen có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến người cho vay, hộ gia đình và toàn xã hội.
Cho vay nặng lãi và bị ép viết giấy vay nợ có phải trả không?
Hành động cho vay nặng lãi và ép viết giấy vay nợ khá phổ biến. Nhiều người băn khoăn khi rơi vào trường hợp này có phải trả nợ không?
Nếu bị ép viết giấy vay nợ thì nạn nhân nên nhanh chóng gọi điện và trình báo với cơ quan có thẩm quyền xử lý và bảo vệ. Bởi số tiền viết giấy nợ là thu lợi bất chính của đối tượng nên không được bảo vệ trước pháp luật. Đồng thời, đối tượng sẽ bị xử phạt theo quy định trong Luật Hình sự về tội cho vay nặng lãi và các hành vi liên quan.
Cách đối phó khi bị đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp dùng vũ lực đòi nợ
Khi bị uy hiếp dùng vũ lực đòi nợ, người dân hết sức bình tĩnh thực hiện theo các cách sau đây:
- Nhanh chóng đến trình báo với cơ quan chức năng, công an khu vực gần nhất để được bảo vệ. Mặc dù cơ quan chức năng không ngừng truy quét các đối tượng cho vay nặng lãi nhưng vẫn chưa xóa sạch hoàn toàn. Chúng vẫn còn ẩn nấp, len lỏi vào đời sống người dân.
- Người dân không nên viết giấy nợ liên quan đến số tiền vay nặng lãi. Liên hệ với cảnh sát khi có bị các đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp, đòi nợ.
- Tuyệt đối không được chọn các giải pháp như: Tự tử, bán nhà, bán đất để trả nợ cho đối tượng.
Trên đây là những chia sẻ về hành vi cho vay nặng lãi và những tác động của chúng đến xã hội. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên có thể giúp bạn hiểu rõ và tránh xa hành vi trái pháp luật này.
Xem thêm