Đêm qua, vào lúc 21h ngày 8/9, trên sàn giao dịch Kitco, giá vàng thế giới trên đà giảm và đang giao dịch ở mức 1.786,8 – 1.787,8 USD/ounce. Các nhà quan sát thị trường cũng nhấn mạnh vàng có thể tăng nếu trở lại và trụ vững ngưỡng mức 1.800 USD.
Theo trang Kitco, sự tăng mạnh của đồng USD cùng lợi suất kho bạc Mỹ là nguyên nhân gây áp lực lên kim loại quý. Không chỉ thế, chỉ số USD Index của đồng bạc xanh cũng tăng 0,19% lên 92,69 so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác và làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA nhận định: “Giá vàng giảm khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn với kỳ vọng. Đồng thời sự phục hồi bị trì hoãn sẽ cho phép Fed chịu đựng lạm phát cao hơn trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích tại Zaner cho biết, giá vàng bị “thổi bay” mất 35 USD, tương ứng gần 2%. So với mức tăng 22 USD trong phiên cuối cùng tuần trước, đà giảm này là quá mức. Mặc dù báo cáo việc làm Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Còn ông Ross J. Burland của trang FxStreet thì nhận thấy, các chuyên gia đã nhầm lẫn khi đặt cược vàng tăng do dữ liệu việc làm suy yếu của Mỹ. Trong khi, tình trạng bất ổn của kim loại quý xuất phát từ sự phục hồi của đồng USD.
Nhưng cần lưu ý, tâm lý giảm giá hiện tại chỉ là tạm thời. Tương lai, giá vàng có thể giảm xuống mức 1.755 USD/ounce. Khi mức đó dễ dàng bị phá vỡ có thể đẩy giá vàng xuống thấp hơn. Cuối vàng sẽ giảm đến mức mục tiêu 1.700 USD. Sau đó, các nhà đầu tư sẽ lại tiếp tục mua vàng”.
Đối với thị trường vàng đầy biến động, các nhà phân tích không hề ngạc nhiên về sự thay đổi đột ngột này. Vì cách đây 13 tháng, vàng từng vượt đỉnh 2.000 USD/ounce, sau đó giảm gần 200 USD/ounce.
Hiện giới đầu tư đang theo dõi cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thứ Năm (9/9). Dự kiến, cuộc họp sẽ xảy ra các cuộc tranh luận về việc thu hồi biện pháp kích thích. Bởi nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro được dự báo sẽ sôi động trở lại.
Dự báo kim loại quý có xu hướng đi lên khi nhập khẩu vàng của các nước vẫn mạnh. Khi bước vào mùa cao điểm tiêu thụ, nhu cầu đối với mặt hàng kim loại quý này gia tăng. Đặc biệt, vàng được mua nhiều ở cả mùa Giáng sinh và Tết âm lịch truyền thống ở một số nước châu Á.
Theo Reuters, nhập khẩu vàng của Ấn Độ đã tăng vọt so với năm trước và đang ở mức cao nhất trong 5 tháng. Ấn Độ đã nhập khẩu 121 tấn vàng trong tháng 8/2021, so với 63 tấn một năm trước đó. Điều này có nghĩa, Ấn Độ chi ra 6,7 tỷ USD trong tháng 8/2021, so với mức 3,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước..
Dự đoán, nhập khẩu vàng của Ấn Độ trong tháng 9/2021 có thể tăng trên 80 tấn so với 12 tấn cùng kỳ năm trước. Đây là một yếu tố có thể là một yếu thúc đẩy giá vàng trên thế giới đi lên.
Ông Sunil Kumar Dixit tại SK Charting tại Kolkata, Ấn Độ nhận định về hướng đi của kim loại quý như sau: “Từ đây, vàng sẽ phụ thuộc vào cách đồng USD hoạt động. Vàng hiện đang bị mắc kẹt trong khoảng từ 1.797-1.803 USD/ounce. Phạm vi 6 USD này sẽ quyết định vàng sẽ hoạt động như thế nào thời gian tới.
Nếu vàng trượt xuống dưới 1.797 USD, kim loại quý có thể sẽ hướng về 1.770 USD. Nếu vàng duy trì trên 1.797 USD và vượt qua 1.803 USD, thị trường có thể lại leo lên 1.825 USD”.
Các nhà quan sát thị trường cũng nhấn mạnh vàng có thể tăng nếu trở lại và trụ vững ngưỡng mức 1.800 USD.