Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh theo diễn biến của đồng USD, nhưng xu hướng chung là hồi phục trở lại.
Chỉ số DXY – đo lường biến động đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt – giảm từ mức 102,8 điểm về 102,2 điểm.
Vàng tăng giá còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu duy trì ở mức cao: quanh ngưỡng 120 USD/thùng.
Vàng tăng sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống 2,9% từ mức dự báo 4,1% đưa ra hồi tháng 1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo quanh mức đó trong giai đoạn 2023-2024, trong khi lạm phát vẫn dao động trên mức mục tiêu ở hầu hết nền kinh tế vì rủi ro lạm phát đình đốn.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo nhiều quốc gia có thể rơi vào suy thoái khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation) giống như thời thập niên 70.
Theo WB, cuộc chiến Nga-Ukraine và đà tăng giá hàng hóa kéo theo đó đã giáng đòn vào một nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, những quyết định phong tỏa ở Trung Quốc đã khiến tình gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng.
Dù vậy, giá vàng vẫn bị tắc ở ngưỡng 1.850 USD/ounce.
Dự báo tiềm năng
Vàng trong xu hướng giá xuống. Tuy nhiên, lực bắt đáy vàng và sức cầu từ ngân hàng trung ương các nước đã hỗ trợ kim loại quý không bị giảm sâu trong thời gian qua. Bên cạnh đó, vàng được hỗ trợ khá mạnh ở mức 1.830 USD/ounce.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ngân hàng trung ương nhiều nước đẩy mạnh vàng trong thời gian qua khi giá xuống và lạm phát lên cao.
Nhiều dự báo gần đây cho thấy, nền kinh tế nhiều nước đối mặt với rủi ro suy thoái. Bất ổn khiến vàng tiếp tục là một lựa chọn an toàn.