Tự do tài chính là mục tiêu chung mà nhiều người phấn đấu đạt được, bất kể người mới đi làm hay người có công việc ổn định. Vậy tự do tài chính là gì? Làm sao để có thể đạt tự do tài chính? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục Lục
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính là trạng thái có đủ tiền để trang trải các chi phí hàng ngày bao gồm thức ăn, chỗ ở, giải trí, sở thích cá nhân. Tiền không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến những quyết định tài chính mà bạn đưa ra.
Đặc điểm của một cá nhân tự do về tài chính dễ nhận biết nhất là dòng thu nhập ổn định, được sống cuộc sống họ mong muốn, không lo lắng về thanh toán hóa đơn và khoản vay. Muốn đạt được tự do về tài chính, bạn cần có nguồn thu lớn hơn khoản chi.
Cụm từ “ tự do tài chính” hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt là giới trẻ bởi đây là mục đích cuối cùng hướng đến của nhiều người.
Xem thêm
- Có 1 tỷ nên làm gì 2023? Chia sẻ các cách đầu tư sinh lời hiệu quả hiện nay
- Tháp tài sản là gì? Kinh nghiệm xây dựng tài sản bền vững
- Thu nhập thụ động là gì? Các bước xây dựng cơ bản nguồn thu nhập thụ động
- Kim Tứ Đồ là gì? Cách tự do tài chính bằng Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki
Có bao nhiêu tiền sẽ đạt tự do tài chính?
Tự do tài chính là sự cân bằng giữa chi tiêu và thu nhập luôn nằm trong ngưỡng an toàn (thu nhập lớn hơn chi tiêu) chứ không nhất thiết phải là người giàu có, sở hữu biệt thự nghìn tỷ đô la, hay lái xe hơi sang trọng. Nhưng muốn đạt được tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?
Tự do tài chính không được đo bằng một con số duy nhất áp dụng cho mọi trường hợp. Bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau, người có nhu cầu rất lớn nhưng cũng có không ít người chẳng chi tiêu gì. Để tạo một kế hoạch tài chính, trước tiên bạn phải xác định nhu cầu cá nhân của mình. Sau đó, bạn phải đánh giá các nguồn thu nhập của mình và số tiền tiết kiệm mà bạn sẽ cần để có cuộc sống thoải mái.
Một số chi phí cần đáp ứng có thể kể đến như:
- Chi tiêu bắt buộc cần thiết cho sinh hoạt mỗi ngày gồm có nhà ở, ăn uống, điện nước, di chuyển,…
- Chi phí không bắt buộc cho việc giải trí, duy trì các mối quan hệ: Tiền hiếu hỷ (cưới hỏi, ma chay), du lịch, cafe với bạn bè, thăm bệnh, thiện nguyện,…
- Quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) dùng cho các sự cố ốm đau, bệnh tật, trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai.
- Quỹ dự phòng cho các dự định tương lai như mua xe, mua nhà, du lịch,…
- Chi phí cho học tập, phát triển bản thân,…
Quy tắc 4% là một trong những quy tắc giúp bạn nhận ra khi nào bạn đạt được tự do về tài chính. Quy tắc này được hiểu như sau:
Số tiền cần để tự do tài chính = Chi phí chi tiêu 1 năm của bạn x 25 năm
Ví dụ: Giả sử trung bình mỗi tháng bạn chi tiêu 15 triệu.
Áp dụng công thức, ta có 15 triệu x 12 tháng / 4% = 4,5 tỷ.
Hoặc 15 triệu x 12 tháng x 25 = 4,5 tỷ.
Đây là số tiền bạn cần tích lũy để mỗi năm có thể rút 4% mà không ảnh hưởng đến vốn gốc ban đầu. Khi tích lũy đến đây bạn có thể tự do tài chính nghỉ hưu sớm.
Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo bởi nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát và khủng hoảng tài chính không lường trước được. Do đó, bạn có thể điều chỉnh mức rút ra là 3% tổng giá trị tài sản mỗi năm để đảm bảo an toàn.
8 cấp độ của tự do tài chính
Hiện nay, có thể phân chia tự do về tài chính thành 8 cấp độ khác nhau. Hãy tìm hiểu xem bạn đang ở cấp độ nào nhé!
Cấp 1: Có tiền dự phòng
Tự do tài chính ở cấp độ 1 là khi bạn ngừng quan tâm đến việc chậm lương hàng tháng vì bạn có đủ tiền mặt trong tay chi trả sinh hoạt từ ba đến sáu tháng.
Cấp 2: Đủ tiền cho những kỳ nghỉ
Ngoài khoản dự phòng, bạn có đủ khả năng chi tiêu khi bạn dừng công việc trong thời gian ngắn và có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng bạn bè, người thân.
Cấp 3: Chi tiêu thoải mái
Ở cấp độ này, bạn có thể chi tiêu vào những thứ bạn muốn mà không phải băn khoăn về tiền bạc.
Cấp 4: Tự do làm việc mình muốn
Ở cấp độ này, bạn có đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi đam mê của mình thay vì làm việc chỉ để kiếm sống. Đây cũng là điều nhiều người mong ước khi có thể tự do làm điều mình thích.
Cấp 5: Có thể nghỉ hưu
Không phụ thuộc vào bạn ở độ tuổi nào, bạn có một khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một số tiền chi tiêu ở mức cơ bản, cố định hàng tháng đến hết đời.
Giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới cũng đang hướng đến cấp độ này vì vậy họ tìm mọi cách tối giản chi tiêu, tích lũy tài sản và tạo ra các nguồn thu nhập thụ động.
Cấp 6: Sống dư dả
Nếu ở cấp độ 5, bạn có đủ tiền sống tiết kiệm đến cuối đời thì ở cấp độ 6, tài sản của bạn đủ để bạn sống dư dả, tương đối thoải mái đến cuối đời.
Cấp 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ
Đó là khi khoản tiền thụ động của bạn thoải mái cho bạn chi tiêu bất cứ thứ gì bạn muốn như đi du lịch nước ngoài, mua sắm theo sở thích…
Cấp 8: Không thể tiêu hết tiền của mình
Ở mức độ này, bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời bởi nguồn tiền thụ động của bạn nhiều hơn số tiền bạn có thể tiêu
Vậy bạn đã biết mình đang ở cấp độ mấy và muốn đặt mục tiêu tự do tài chính ở mức độ nào chưa? Nhiều bạn băn khoăn để có tự do tài chính cá nhân cần bao nhiêu tiền. Chắc chắn là không có thước đo chung cũng như một dấu mốc cụ thể cho tất cả mọi người bởi nhu cầu của mỗi người mỗi khác.
Vì thế, bạn cần xác định mức chi tiêu của bản thân và lên kế hoạch tài chính, tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm đủ để có cuộc sống dư dả, thoải mái.
Các nguyên tắc để tự do về tài chính
Để sớm có thể đạt tự do về tài chính, bạn cần nghiêm túc thực hiện 4 nguyên tắc dưới đây:
Tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập
Tự do tài chính nghĩa là thu nhập sẽ lớn hơn chi tiêu. Vì vậy, tăng nguồn thu có ý nghĩa quan trọng để củng cố quỹ tài chính, hỗ trợ chi tiêu vô hạn, đảm bảo một mức sống nhất định. Bạn phải mở rộng nguồn thu nhập chủ động và thụ động của mình trước khi bạn có thể đạt được tự do về tài chính.
Bạn sẽ nhanh chóng chạm tới ngưỡng tự do về tài chính khi bạn có nguồn thu nhập càng lớn. Để kiếm được nhiều tiền hơn, bạn phải làm việc nhiều hơn và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ công việc của mình. Đồng thời bạn nên đa dạng hóa các nguồn thu nhập không chỉ giới hạn ở một nguồn thu nhập duy nhất.
Tiết kiệm tiền
Để trở nên tự do về tài chính, việc trước tiên bạn cần là tích lũy tiền bạc. Để trang trải các chi phí của bạn trong suốt thời gian chưa có việc làm kéo dài, bạn nên thiết lập một khoản dự phòng cho chính mình.
Làm chủ tài chính cá nhân bắt đầu từ việc tích lũy và tiết kiệm. Bạn sẽ không bao giờ trở nên dư dả và đạt tự do về tài chính nếu bạn không biết tiết kiệm.
Hạn chế nhu cầu vật chất không cần thiết
Nhiều người tăng chi tiêu, lạm phát thu nhập và không tiết kiệm tiền có thể là do nhu cầu vật chất. Nhiều người chi tiêu quá mức, dẫn đến nợ nần và thiếu tiền. Nếu bạn không biết kiềm chế đối với những nhu cầu không cần thiết bạn sẽ thâm hụt ngân sách, nhanh chóng cạn kiệt tiền tiết kiệm. Hậu quả tệ hơn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tự do tài chính và nghỉ hưu non.
Quy tắc 4%
Quy tắc 4% là nguyên tắc căn bản mà những người có kế hoạch nghỉ hưu sớm cần tuân thủ. Hiểu đơn giản, mỗi năm sẽ trích 4% số tiền mình có (tích lũy hoặc thu nhập thụ động sau lạm phát) để phục vụ chi tiêu. Tuy nhiên với tình trạng lạm phát và khủng hoảng tài chính, bạn có thể điều chỉnh mức rút ra là 3% tổng giá trị tài sản mỗi năm, để đảm bảo an toàn.
Các cách tạo nguồn thu nhập thụ động để đạt tự do tài chính
Dưới đây là 3 cách phổ biến tạo nên thu nhập thụ động hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm:
Đầu tư cổ phiếu, chứng khoán
Thị trường cổ phiếu mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động. Bạn có thể sử dụng tiền tích lũy để mua các cổ phiếu của doanh nghiệp để sinh lời. Đầu tư chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận kếch xù nhưng bạn cần phải có kiến thức chuyên môn vững chắc để có thể sinh lời bền vững.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng tồn tại nhiều rủi ro bởi biến động thị trường không lường trước được.
Đầu tư quỹ mở
Trái ngược với thị trường chứng khoán, các khoản đầu tư mở mang đến cơ hội tạo ra thu nhập ổn định và an toàn. Người chơi mua chứng chỉ quỹ, như một hình thức góp vốn để quỹ sử dụng dòng tiền đi đầu tư và mang lại lợi nhuận cho người tham gia.
Mặc dù các quỹ mở không mang lại lợi nhuận cao nhưng chúng an toàn và đáng tin cậy hơn. Đầu tư vào quỹ mở phù hợp với những người mới có ít kinh nghiệm đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro thấp.
Đầu tư vàng
Vàng là kênh trú ẩn tài chính an toàn cho những ai muốn ăn chắc mặc bền. Đầu tư vàng sẽ cần nhiều thời gian để sinh lời nhưng ít nhất vàng là công cụ chống lạm phát hiệu quả, bạn sẽ không lo vàng bị mất giá như tiền mặt.
Lời kết
Tự do tài chính là mục tiêu đặt ra của rất nhiều người nhưng không phải dễ dàng đạt được. Để nhanh chóng đạt được tự do tài chính và sống theo cách mình muốn, bạn phải hiểu đúng bản chất, có kế hoạch chính xác, chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ các quy tắc và thỉnh thoảng cắt giảm đến chi tiêu không cần thiết.