Trích lập dự phòng là gì? Tại sao doanh nghiệp lại cần phải trích lập dự phòng? Mức trích lập dự phòng là bao nhiêu? Cùng giavang.com theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu chi tiết hơn về trích lập dự phòng nhé!
Mục Lục
- 1 Trích lập dự phòng là gì?
- 2 Trích lập dự phòng có ý nghĩa gì?
- 3 Tại sao cần trích lập dự phòng?
- 4 Một số loại trích lập dự phòng phổ biến
- 5 Công thức tính trích lập dự phòng cụ thể
- 6 Nguyên tắc chung khi trích lập dự phòng
- 7 Thời điểm trích lập các khoản dự phòng là khi nào?
- 8 Tỷ lệ trích lập dự phòng là bao nhiêu?
- 9 Lời kết
Trích lập dự phòng là gì?
Trích lập dự phòng là hành động thiết lập một khoản tiền dự phòng được sử dụng để bù đắp cho phần giá trị tài sản chênh lệch hoặc dự phòng rủi ro xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp. Khoản dự phòng này được lập tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Mỗi nhóm đối tượng sẽ tương ứng với từng khoản dự phòng khác nhau. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi, xác minh và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khi chia nhỏ các khoản dự phòng.
Trích lập dự phòng có ý nghĩa gì?
- Việc sử dụng một phần lợi nhuận để trích lập quỹ dự phòng sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp vào những khoản tổn thất, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
- Quỹ dự phòng sẽ đảm bảo rằng công ty phản ánh được chính xác giá trị của BCTC (chẳng hạn như các khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản đầu tư tài chính) thấp hơn giá trị doanh nghiệp có thể thu hồi lại.
- Việc trích lập quỹ dự phòng của một quốc gia, doanh nghiệp, gia đình hay thậm chí một cá nhân cũng sẽ tương tự nhau, và quỹ dự phòng đó là một khoản để dành, chỉ sử dụng vào đúng mục đích khắc phục rủi ro trong tương lai.
Tại sao cần trích lập dự phòng?
Có 3 lý do chính mà doanh nghiệp cần phải thiết lập khoản dự phòng:
- Doanh nghiệp chủ động trích lập quỹ để trang trải, bù đắp những tổn thất, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
- Đảm bảo tính cân đối và phản ánh đúng giá trị của các khoản mục như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, đầu tư tài chính… trên báo cáo tài chính.
- Đây là biện pháp bảo vệ vốn kinh doanh. Khoản trích lập dự phòng này sẽ bù lỗ trong trường hợp có tổn thất xảy ra. Nhờ vậy, nguồn vốn ban đầu được giữ nguyên.
Một số loại trích lập dự phòng phổ biến
Hầu hết các danh mục những khoản dự phòng đa phần tương tự nhau ở các doanh nghiệp. Đều bao gồm dự phòng hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng ngân hàng, dự phòng rủi ro… Trường hợp doanh nghiệp là ngân hàng sẽ có khoản dự phòng riêng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh tài chính.
Các khoản dự phòng của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện trích lập dự phòng cần thiết vào cuối mỗi kỳ báo cáo. Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có cách lập riêng.
Trích lập dự phòng hàng tồn kho
Đây là khoản dự phòng cho sự suy giảm giá trị thuần (giá trị thực) so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho. Đối tượng trích lập là hàng hóa, dụng cụ… có giá trị thực đang thấp hơn giá trị ghi sổ tại thời điểm lập báo cáo.
Ví dụ: hàng hóa lô cũ chưa bán hết nhập kho tại thời điểm cuối năm trước, năm sau được bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ năm trước. Phần chênh lệch giữa 2 mức giá sẽ được bù đắp bởi khoản dự phòng hàng tồn kho.
Số tiền trích lập dự phòng hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo x (giá gốc ghi sổ – giá trị thuần)
Trong đó: Giá trị thuần của hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính trừ đi chi phí bỏ ra cho việc sử dụng hàng hóa đó.
Trích lập dự phòng đầu tư tài chính
Ngoài lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đầu tư tài chính. Và khoản đầu tư này cũng cần thực hiện trích lập dự phòng. Khi tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu bị giảm giá hoặc các khoản đầu tư khác xảy ra rủi ro trong tương lai (ngoại trừ đầu tư nước ngoài) thì việc trích lập dự phòng sẽ bù đắp vào.
Dự phòng đầu tư tài chính gồm một số phần nhỏ như sau:
- Dự phòng đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: Là khoản bù đắp trong trường hợp công ty bị thua lỗ nếu báo cáo tài chính không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư này.
- Dự phòng đầu tư nắm giữ lâu dài (không thuộc chứng khoán kinh doanh và không có ảnh hưởng đến bên nhận đầu tư): Khoản dự phòng này gồm 2 mục như sau:
- Dự phòng khoản đầu tư cổ phiếu: Khoản dự phòng được lập dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu.
- Dự phòng khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo: Khoản dự phòng được xác định dựa trên khoản lỗ của bên nhận đầu tư.
Ví dụ: Năm 2019 công ty A mua 1 triệu cổ phiếu X với giá 80.000đ/cổ phiếu. Năm 2020, do dịch bệnh cổ phiếu X giảm còn 70.000đ/cổ phiếu. Như vậy, công ty A bị thiệt hại 10 tỷ đồng. Khoản dự phòng tài chính trích lập cuối năm 2019 sẽ được dùng để bù đắp cho số thiệt hại này.
Không chỉ có những khoản dự phòng trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện trích lập các khoản dự phòng khác như:
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Được sử dụng trong trường hợp bù đắp vào các khoản nợ phải thu đã quá hạn và các khoản nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không thể thu hồi đúng hạn.
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: Sử dụng để bù đắp cho khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có thể phát sinh sau bán theo cam kết trong hợp đồng với khách hàng.
Dự phòng trợ cấp thôi việc
Người lao động nghỉ việc hoặc bị sa thải phải được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc. Khoản dự phòng này được gọi là dự phòng trợ cấp thôi việc. Tùy theo quỹ tiền lương đóng BHXH của doanh nghiệp mà mức trích dao động từ 1 % đến 3% . Nếu không sử dụng hết, khoản dự phòng này sẽ được cộng dồn vào khoản dự phòng trợ cấp thôi việc cho năm tiếp theo.
Các khoản trích lập dự phòng ngân hàng
Ngoài những khoản dự phòng giống với doanh nghiệp thông thường, ngân hàng với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt có những khoản dự phòng và mức trích lập được quy định riêng. Những khoản dự phòng của ngân hàng bao gồm quỹ dự phòng rủi ro và các quỹ dự trữ khác.
Trích lập dự phòng rủi ro
Dựa theo Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng được sử dụng để bù đắp cho các rủi ro trong hoạt động có thể xảy ra trong tương lai. Khoản dự phòng này được hạch toán vào mục chi phí hoạt động trong báo cáo tài chính. Trường hợp ngân hàng thu hồi được vốn (không xảy ra rủi ro) thì khoản thu hồi này được ghi nhận là doanh thu.
Trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng gồm 2 mục, dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản dự phòng rủi ro đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là dự phòng rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định cụ thể.
Trích lập dự phòng cụ thể
Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập dựa trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện, và được quy định rõ hơn theo Quyết định 493.
Trích lập dự phòng chung
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ các khoản dưới đây:
- Tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
- Khoản vay hoặc khoản mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Khoản mua kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành tại Việt Nam.
- Khoản mua bán lại Trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật.
Quỹ dự trữ và các quỹ khác
Theo điều Điều 139 Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng còn cần trích lập một số quỹ dự trữ khác dưới đây:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Được sử dụng để bù đắp bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. Mức trích quỹ hàng năm là 5% lợi nhuận sau thuế và không vượt quá số vốn điều lệ được cấp.
- Quỹ dự phòng tài chính: Được sử dụng để chi trả cho những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình kinh doanh còn lại sau khi đã được đền bù bởi người gây hại hoặc chi trả bảo hiểm và các mục đích khác theo quy định pháp luật. Mức trích lập thường là 10% số lợi nhuận còn lại sau khi đã phân chia lợi nhuận cho các bên góp vốn và bù đắp khoản lỗ năm trước đã hết hạn.
Công thức tính trích lập dự phòng cụ thể
Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể như sau:
Công thức tính dự phòng cụ thể là:
Trong đó:
- R là tổng số tiền cần trích lập dự phòng cụ thể.
- Tổng i=1 – n là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến số dư nợ thứ n.
- Ri = (Ai – Ci) x r là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng với số dư nợ gốc thứ i. Trong đó, Ai là số dư nợ gốc thứ i, Ci là phần giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i, r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
Đến đây, giá trị của r phụ thuộc vào kết quả phân loại nợ. Có 5 nhóm nợ tương ứng với 5 giá trị r như sau:
- Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (các khoản nợ có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn): r = 0%.
- Nhóm 2 – Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày): r = 5%.
- Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, bao gồm khoản nợ được miễn giảm lãi): r = 20%.
- Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ (các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày): r = 50%.
- Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn (các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày): r = 100%.
Nguyên tắc chung khi trích lập dự phòng
Khi trích lập các khoản dự phòng, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Những khoản dự phòng được tính vào chi phí sẽ được trừ đi khi xác định khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản dự phòng vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Doanh nghiệp cần xem xét, quyết định việc xây dựng bộ quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, công nợ để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nhờ đó, xác định và phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
- Với những khoản đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp không trích lập dự phòng.
Thời điểm trích lập các khoản dự phòng là khi nào?
Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Tỷ lệ trích lập dự phòng là bao nhiêu?
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung là bao nhiêu?
Số tiền dự phòng chung phải trích bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
- Nhóm 4: 50%
- Nhóm 5: 100%
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về trích lập dự phòng. Việc trích lập dự phòng đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Do đó, chủ động lên kế hoạch thiết lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp có thể bù đắp những tổn thất trong tương lai.
Đừng quên theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn trên nhiều lĩnh vực nhé!
Bài viết liên quan:
Room tín dụng là gì? 18 ngân hàng được nới room tín dụng
Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng ngân hàng nào ưu đãi tốt?